Podcast không phải điều gì mới lạ. Đây là một phương tiện truyền thông ra đời cách nay đã 2 thập niên, nhưng đối với nhiều người Việt Nam trong đó có nhiều bạn đồng niên với tôi thì nó có vẻ như một thứ gì đó lạ lẫm, không thông dụng.
Đúng là như vậy, nhất là ở Việt Nam. Nhiều người sẽ nói: Có TV rồi thì ai thèm nghe radio nữa? Tương tự như vậy, bây giờ có YouTube và nhiều kênh video khác rồi, còn nghe podcast làm chi? Bởi vậy suốt một thời gian dài podcast hầu như không được quan tâm tại Việt Nam. Nhưng đây là sự khác biệt giữa NGHE và NHÌN. Ta biết rằng có những nội dung mà ta không nhất thiết phải xem, mà chỉ cần nghe thôi. Có những tình huống ta không thể xem mà chỉ nghe, như đang quét nhà, tập thể dục hay... nằm lim dim ngủ (chỗ này quan trọng vì podcast giúp giấc ngủ ngon). Chưa kể có nhiều khi chỉ nghe giọng đọc ta có thể cảm nhận và tưởng tượng tốt hơn là xem hình. Nên chỉ với một chiếc smartphone đơn giản, ta có thể vừa nghe podcast vừa làm việc, dọn dẹp nhà cửa hoặc tập thể dục, vừa không tiêu hao nhiều dung lượng kết nối và ít hao tốn pin (vì podcast có thể nghe khi tắt màn hình), vừa đem lại nhiều giá trị đáng tham khảo về những nội dung mà ta quan tâm.
Podcasts là một dạng phát âm thanh trên web, ta có thể nghe nó khi đang di chuyển, khi đi đến văn phòng hoặc thậm chí khi đang làm việc. Đó là một phương tiện nội dung không yêu cầu ta phải đặt hết tất cả sự chú ý của mình như xem video hoặc đọc một bài đăng trên blog.
Chừng một vài năm gần đây, podcast bắt đầu thịnh hành tại Việt Nam. Nhiều báo điện tử, bên cạnh phần tin, phần truyền hình, đã có thêm phần podcast. Một cách tổng quát, tôi xin giới thiệu với các bạn tóm tắt về podcast và cách sử dụng:
1.Podcast là gì?
Podcast tạm hiểu là những file âm thanh kỹ thuật số có sẵn trên internet, người dùng có thể nghe và tải về trên nhiều thiết bị kết nối internet khác nhau như điện thoại (iPhone hoặc điện thoại Android), máy tính bảng (iPad hoặc Android tablet), laptop (Windows hoặc Macbook)… Nếu so sánh thì việc xem video clip trên máy tính như xem TV, còn nghe podcast như nghe radio.
Podcast có rất nhiều chủ đề khác nhau, từ các chương trình radio, phỏng vấn người nổi tiếng, cho đến ký sự, tin tức. Ta có thể tìm kiếm và lựa chọn chủ đề phù hợp với sở thích để nghe.
2.Lịch sử ra đời của Podcast và Podcasting
Podcast được xuất hiện lần đầu tiên tại một sự kiện tên BloggerCon được tổ chức vào năm 2003. Tại đây, một phần mềm có tên gọi RSS-to-iPod được phát hành nhằm mục đích cho phép người dùng iPod tải các tệp âm thanh từ trên Internet về.Cho đến năm 2004, thuật ngữ “podcasting” xuất hiện và được đặt bởi một nhà báo người Anh tên Ben Hammersley. Podcast là sự ghép nối giữa hai từ “iPod” (một thương hiệu máy phát nhạc của Apple) và “broadcast” (phát sóng). Một thời gian ngắn sau đó, Dannie Gregoire đã sử dụng thuật ngữ “podcaster” ám chỉ một người ta ra Podcast và từ ấy thuật ngữ Podcast dần trở nên phổ biến.
3.Ứng dụng để nghe podcast nhưng phổ biến nhất sẽ có 4 nền tảng sau đấy:
3.1. Trên các thiết bị Apple: iPhone, iPad, Apple TV, Apple Watch ta dùng Apple Podcast
Podcast là dịch vụ của công ty Apple, cũng chính là công ty sử hữu thiết bị iPod. Nơi đã thay đổi toàn bộ dịch vụ nghe nhạc trực tuyến và cũng là khởi nguồn cho sự ra đời của Podcast.
Nếu bạn dùng máy tính Macbook của Apple thì việc nghe podcast sẽ dễ dàng hơn nhiều chỉ bằng cách mở iTunes lên. Tại đây bạn sẽ có thể tìm kiếm kênh, chủ đề podcast, nghe, đánh giá, viết review…Trên điện thoại iPhone hoặc iPad bạn có thể tìm và nghe ngay trên ứng dụng podcast. Ứng dụng Podcast đã được mặc định tích hợp trên các thiết bị của Apple như iPhone, iPod hay iPad vì vậy ta không cần phải tải ứng dụng ở bất kì đâu về.
Mở ứng dụng Podcast trên thiết bị Apple (iPhone, iPad, iPod)Ấn vào Mục lục/Browse để hiển thị các Podcast nổi bật và tác giả. Để tìm Podcast, ấn vào công cụ Tìm kiếm/SearchSau khi tìm được Podcast yêu thích, ấn vào Podcast đó để hiển thị nội dung và mục lục. Để tải một tập bất kì của Podcast đó, ấn vào nút “+” và ấn biểu tượng Tải về/Download
3. 2. Google Podcast
Mặc dù Podcast là ứng dụng được tích hợp sẵn cho các thiết bị Apple nhưng với những người dùng Android vẫn có thể thưởng thức các Podcast thông qua rất nhiều ứng dụng Trong đó Google Podcast là ứng dựng phổ biến nhất vì nó miễn phí. Bạn có thể tải ứng dụng này qua CH Play của Google. Sau khi tải về và cài đặt, ta đăng nhập vào tài khoản Google của mình rồi sử dụng.
3.3. Podcast trên máy tính Windows
Vào trang Google Podcast: https://podcasts.google.com/. Trên Google Podcast bạn cũng có thể tìm kiếm bất cứ chủ đề, từ khoá liên quan. Ngay sau đó Google sẽ trả về cho bạn những kênh, tập podcast theo ý định tìm kiếm của bạn. Kết quả trả về khá chính xác
3. 4. Podcast Spotify
Dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Spotify không còn xa lạ với chúng ta. Bên cạnh những dịch vụ âm nhạc thì Spotify dành riêng một mục quan trọng cho podcast với rất nhiều chủ đề, lĩnh vực khác nhau.Trên các thiết bị di động bạn cũng có thể tải, cài đặt ứng dụng Spotify sau đó tìm tên kênh, chủ đề podcast để nghe, theo dõi các kênh podcast.
Có lẽ đọc tới đây, các bạn đã có thể tự hiểu được Podcast là gì rồi phải không nào? Với những tính năng hữu ích mà Podcast đem lại, hy vọng các bạn sẽ mở rộng thêm được nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết cho bản thân.
Trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay, Podcast đã chứng tỏ được mình là một trong những công cụ hữu ích và phổ biến nhất trên thế giới trong việc rèn luyện và phát triển kỹ năng cá nhân.
Lê Trung Ngân
Mời Xem :
1/
Thư Gửi Có Bé Ngày Xưa - Lê Trung Ngân
2/
rất bổ ích
Trả lờiXóa