Các truyện dài khoảng ba, bốn trang được kể là truyện ngắn Chẳng hạn: “Bức Thư Gửi Cho Thượng Ðế” (A Letter To God) của nhà văn Mễ Tây Cơ Gregorio Lopez Y Fuentes đăng trong ‘Great Short Story of The World’ – 1974.
Truyện kể về anh nông dân Lencho, quá nghèo, năm nọ bị nạn hạn hán, gia đình sắp chết đói, viết thư gởi lên Thượng Ðế xin được cứu giúp. Một nhân viên bưu điện thấy thơ, xúc động bàn với các đồng sự cứu giúp bằng cách cùng nhau góp tiền. Ác thay họ chỉ góp được có bảy chục pesos thay vì một trăm như Lencho xin. Nhận được tiền, Lencho tức giận viết thêm một bức thơ nữa: ‘Thưa Thượng Ðế, về chuyện tiền con xin Ngài giúp đỡ, con chỉ nhận được có bảy chục pesos. Xin Ngài gửi đến con số còn lại, con rất cần. Xin Ngài chớ gởi qua đường bưu điện vì nhân viên bưu điện là một bọn ăn chận.
Truyện chấm dứt ở đó. Tác giả bỏ lửng làm cho truyện mở ra nhiều chiều hướng… mà ta vẫn không hiểu được chính ý của tác giả. Vậy thì viết ngắn, bỏ lửng, không nói hết cũng có cái lợi của nó! Cái lợi ở chỗ gợi lên những gì tác giả khỏi mất công đi sâu.
Trích (Vài suy nghĩ về truyện ngắn – Nguyễn Văn Sâm)
bài rất hay
Trả lờiXóa