Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2022

FM 974 Úc Châu :Nga Sô: Người Do Thái Bỏ Chạy – Môt Lần Nữa Lịch Sử Lập Lại

                                       FM 974 Úc Châu - CM. Blog

Không phải đây là lần đầu mà người Do Thái cảm thấy cần phải rời bỏ đất Nga, nhưng việc Nga xâm lăng Ukraine đã là kết quả của lần tìm về đất hứa thứ tư trong hàng trăm năm qua của họ.

Russian President Vladimir Putin events to mark Victory Day in Sevastopol May 9, 2014. REUTERS/Maxim Shemetov

    Kể từ ngày Vladimir Putin lên làm tổng thống Nga, lần thứ hai năm 2012, chính quyền của Putin đã bắt đầu cho tăng cường chủ trương áp chế các nhóm dân tộc thiểu số, cùng lúc với chính sách loại trừ tự do phát ngôn và bất cứ những ai gọi là bọn chống đối nhưng khi Putin cho quân xâm lăng Ukraine, thì việc này được xem là “lá thăm cuối cùng” của nhiều người gốc Do Thái. Với việc xua đuổi người Do Thái của phong trào“bài Do Thái” ở Nga giữa những năm 1880 và 1906, có khoảng 2 triệu người đã rời bỏ đế quốc Nga đến Hoa Kỳ, phần lớn là người Do Thái, từ năm 1970 – 1988 khoảng 291,000 rời liên bang Sô viết và trong những năm 1990 có 128,000 người nữa tới Đức quốc.

   Chuyện tìm về đất hứa của người Do Thái đã được người ta nói lại, và rất nhiều người Do Thái vẫn còn đang cố rời đất Nga, trong số 165,000 người Do Thái ở Nga lúc bắt đầu cuộc chiến Ukraine, tin tức tường thuật ước tính khoảng 20,500 đã rời khỏi Nga trong vòng sáu tháng qua. Kể từ ngày cuộc chiến bắt đầu tháng hai năm 2022, chính quyền Nga đã cho tăng gấp đôi chính sách áp chế toàn bộ thay vì chỉ nhắm vào các nhóm thiểu số như Do Thái, thí dụ như việc bắt trẻ con đặt hoa bên ngoài tòa đại sứ Ukrainian ở Mạc Tư Khoa hồi tháng ba. Có nhiều thứ mà chính quyền Nga đã không làm trước đây, ngay cùng một lúc, kinh tế xem ra đáng lo ngại, vượt khỏi mức độ kiểm soát của chính quyền, theo lịch sử khi có chính sách kinh tế mới cần làm, thì chính quyền thường nhắm vào các nhóm sắc tộc thiểu số mà đổ lỗi và người Do Thái đang sống ở Nga biết rằng, đây là thời điểm mà tình huống đó sẽ xảy ra lần nữa.

    Theo dữ kiện từ Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) trong đầu tháng tám năm 2022, nền kinh tế Nga chỉ nhúc nhích khoảng 6% trong năm 2022 hơn là con số 8.5% mà họ dự đoán. Mặc dù kinh tế Nga không sụp đổ như nhiều chuyên gia kinh tế phương Tây, doanh gia, thương gia đang rời nước hay đóng cửa hoạt động ở Nga và sự chế tài đang thật sự bắt đầu làm què quặc nền kinh tế Nga. Mặc dù dân số người Do Thái rất nhỏ 165,000 so với 145,2 triệu người Nga nhưng nó đã chiếm một con số đông, bất tương xứng của giai cấp trung lưu so với dân Nga. Có khoảng 200,000 người gia cấp trung lưu Nga đã ra khỏi nước trong thời gian xảy ra cuộc chiến Ukraine đến Georgia, Thỗ nhĩ Kỳ, Armenia và một số nước láng giềng xa hơn. Đáng kể là, trưởng giáo sĩ Do Thái giáo Pinchas Goldschmidt ở Mạc Tư Khoa đã rời khỏi Nga tháng bảy, sau khi chính quyền Putin tạo áp lực buộc ông phải ủng hộ cuộc xâm lăng Ukraine.

   Cuối tháng bảy, bộ Tư pháp Liên bang Nga loan báo họ sẽ đóng cửa văn phòng đại diện Do Thái ở Mạc Tư Khoa, nơi lo việc di dân tới Do Thái sau khi thủ tướng Do Thái, Yair Lapid lên án cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Nga sô. Hai sự việc này đã đặt nhiều người Nga gốc Do Thái trong tình trạng báo động, trong buổi phỏng vấn sau khi rời khỏi Nga, giáo sĩ Goldschmidt nói rằng, những sự chế tài và áp lực ủng hộ chiến tranh đã thay đổi nước Nga, từ một quốc gia hiện đại lùi lại một nước Nga của thời liên bang Sô Viết kinh hoàng. Đáng buồn, chủ thuyết “bài Do Thái” đã là một chuỗi dài lịch sử đau thương và thống khổ ở Nga, sự bành trướng của Muscovy, tên gọi sự tiếp nối của thời Grand Duchy of Moscow (1263 – 1547) và Tsardom of Russia (1547 – 1721) tới phương đông và tây, khi có tuyên bố sự thành hình đế quốc Nga năm 1721, đã có con số dân số khá lớn người Do Thái.  

Israel & Russia

   Việc chia cắt đất Ba Lan giữa năm 1772 và chiến thắng đế chế Ottomans trong thế kỷ 17, tại Nga đã có một thiểu số sắc tộc người Do Thái lớn. Chương trình “định cư Pale”, tên một vùng mà người Do Thái bắt buộc tới đó sinh sống, được thành lập năm 1791, giữ hầu hết người Do Thái tại đây và tách rời họ, sống biệt lập khỏi vùng người Nga sinh sống. Suốt thời kỳ đế quốc Nga sô (1721 – 1917), dân số người Do Thái bị nạn “numerous pogroms” (tàn sát có tổ chức), cuối thời Tsarist (1905 – 1917), nạn đói cộng với sự hậu thuẩn của các nhóm quốc gia chủ nghĩa Nga, như Black Hundreds, đưa đến kết quả là Nga cần phải tìm ra “một kẻ thù” để đổ tội. Và người Do Thái là nạn nhân của chủ trương này, như vụ tàn sát tại vùng Kishinev năm 1903 (hiện tại nơi này là Chisinau, thủ đô của nước Moldova), xảy ra rộng rãi trên khắp đất Nga.

    Triều đại Tsarist chủ trương “bài Do Thái” mạnh mẽ, dùng bản tin chuyên đăng tin tức giả tạo về người Do Thái, tên gọi “the Elders of Zion”, bản tin này do cảnh sát chìm của chế độ – Okhrana – làm ra, nhằm biện minh cho chủ nghĩa “bài Do Thái” và tạo ra cũng như loan truyền âm mưu người Do Thái đang mưu toan kiểm soát và khống chế thế giới. Chủ trương “bài Do Thái’ tiếp tục sang tới thời Liên Bang Sô Viết, trường học và các cơ sở văn hóa Do Thái bị đóng cửa, lảnh tụ Do Thái bị giết và bài chống âm mưu Do Thái được sáng tạo bởi chính quyền nhằm biện minh cho việc tiêu diệt người Do Thái. “Âm mưu Bác sĩ 1953”, bác sĩ người Do Thái bị buộc tội giết Stalin, là một trong những thí dụ cho loại tin giả do chế độ Sô viết dựng lên.

    Sự áp bức này cộng với việc xem người Do Thái là đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc “chiến tranh lạnh”, đã đặt người Do Thái vào một tinh trạng khó khăn. Đối mặt với sự kỳ thị ở trường học, chỗ làm, làm cho nhiều người quyết định lựa chọn phải rời khỏi Sô viết, việc này đưa đến kết quả thêm từ ngữ “refusenik” được ra đời theo chính sách của chính quyền, từ đó, có nhiều người Do Thái nhận hai chữ “từ chối” trên đơn xin xuất cảnh của họ.

   Hiện giờ, Nga không còn là Liên bang Sô viết nữa, nhưng chế độ Putin ngày càng toàn trị độc quyền hơn, người ta gọi là “chế độ Phác -xít”. Chế độ toàn trị nào cũng giống nhau, nói chung là cần một kẻ thù để lôi kéo dân chúng về phía nó và chứng tỏ là chế độ đang chiến đấu bảo vệ sự ổn định, an toàn cho dân chúng. Câu có từ ngữ này được gợi lại mấy lúc gần đây, trong suốt buổi tụ họp dân chúng do chính quyền hổ trợ tại sân vận động Luzhiniki ở Mạc Tư Khoa tháng ba năm 2022, khi Putin nói về cái gọi là “cột thứ năm”, ám chỉ người Do Thái và những kẻ phản bội tổ quốc. Các người lảnh đạo chế độ toàn trị thường đưa ra lời lẻ về kẻ thù nội bộ cũng như kẻ thù bên ngoài.

    Nổi sợ hãi lịch sử Nga sô sẽ lập lại lần nữa xem ra không phai mờ đi, chế độ Nga sô quá khứ và hiện tại luôn luôn buộc tội người Do Thái là vấn nạn của họ. Nhiều người Nga gốc Do Thái hiện không cần phảichờ lâu, để tìm ra, nếu chế độ Nga sô sẽ dẫm lên con đường lịch sử đen tối này một lần nữa.

Thuyên Huy

* Thông tin đăng lại bài viết của KANGAROO VIET Úc Châu


Mời Xem :

FM974 Úc Châu :Ba Tư: Chuyện Áo Chùng Khăn Phủ Trùm Đầu - Bắt Giữ Và Thú Tội  

1 nhận xét: