Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022

FM974 Úc Châu :Ba Tư: Mahsa Amini - Cô Gái Người Kurdish Chết Dưới Tay Cảnh Sát Tehran

Hơn 30 người đã bị thương, môt số khá nặng, khi tham gia xuống đường biểu tình phản đối chính quyền Ba Tư, sau khi một cô gái người gốc Kurdish, 22 tuổi, chết không rõ nguyên nhân, ba ngày sau khi bị “cảnh sát luân lý” bắt vào tù và có tin tường thuật cô bị nhóm cảnh sát này đánh đập ở thủ đô Tehran.  

    Cái chết của Mahsa Amini hôm thứ sáu đã tạo ra một làn sóng phẩn nô và đề tài nóng bỏng trên cả nước, nhưng gia đình của Amini phủ nhận báo cáo từ chính quyền là, con họ bị đứng tim mà chết, chứ không phải do bị cảnh sát đánh đập.  Cô đến từ tỉnh Kurdistan, vùng phía tây Ba Tư, đang đi chơi quanh thành phố Tehran với ông anh khi bị cảnh sát chận hỏi trước nhà ga xe lửa và đẩy vào trong xe cảnh sát, bị buộc tội là đã vi phạm lệnh “khăn trùm phủ đầu” do chính quyền mới ban hành không lâu trước đây. Sụ bàn tán của công chúng hiện tại, không phải chỉ là việc thi hành luât lệ tại các thành phố mà đáng nói là, trách nhiệm việc hành xử của “cảnh sát luân lý” và mất niềm tin về việc nhân viên công lực phủ nhận hành động sai trái của họ. Theo lời nhiều nhân chứng có mặt đã nói cô bị cảnh sát đánh bên trong xe cảnh sát, cảnh sát bác bỏ lời chứng này.


                   Cái chết của Mahsa Amini

    Cái chết đau đớn này, đăng tràn ngập trên trang đầu của nhiều tờ báo trong nước, gây tác động bất lợi cho tổng thống Ba Tư, Ebrahim Raisi trong chuyến đi tham dự kỳ họp đại hội đồng LHQ ở Nữu Ước. Chuyến đi của ông ta, vừa bị những nhóm tranh đấu nhân quyền biểu tình phản đối và thêm vào đó, chính trị gia đảng Cộng hòa Hoa Kỳ chống lại việc tổng thống Joe Biden định tái mở lại việc thương thuyết về nguyên tử với Ba Tư. Raisi đã chính thức yêu cầu chính quyền nộp báo cáo, tường trình về cái chết của cô Amini.

    Người biểu tình, mới đầu tụ họp bên ngoài bệnh viện Kasra ở Tehran nơi cô Amini chết, sau khi cô quỵ sụp xuống trong khu tạm giam, xác cô sau đó được chở về quê nhà cô, làng Saqqez, ở tỉnh của người dân Kurdiah sinh sống, phía tây bắc Ba Tư bằng phi cơ, ở đây gia đình sẽ chôn cất hôm thứ bảy. Cảnh sát cố chận bớt số người đến đi đám tang, nhưng tin báo chí cho biết đã có hơn 1 ngàn người chung quanh huyệt mộ. Người biểu tình sau đó kéo về văn phòng chính quyền địa phương Saqqez, nơi này bạo động bắt đầu xảy ra, nhóm tranh đấu nhân quyền Kurdish tường thuật, cảnh sát đã dùng súng bắn hơi cay xịt vào người biểu tình làm cho 30 người bị thương.

   Cũng có một cuộc biểu tình ôn hòa khác tại phân khoa nghê thuật ở trường đại học Tehran, nơi một nhóm khoảng 100 sinh viên, chấp nhận trừng phạt mang các tấm bảng giấy với hàng chữ “phụ nữ, đời sống, tự do”, những chữ này đã được nghe người đi đám tang cô Amini hô to lúc chôn cất. Sự phản đối chính quyền về việc này xem ra, càng lên mức cao độ, một phần vì cách thức hành xử mạnh bạo của nhân viên công lực và lời phủ nhận trách nhiệm của những người có thẩm quyền, khi cho trình chiếu đọan phim ngắn, cắt bỏ chỗ cô Amini bị ngất xỉu tại trạm cảnh sát, bác bỏ tin cho là cô bị đánh đập. Bộ nội vụ Ba Tư nói rằng, cô quỵ ngã vì cơn đứng tim nhưng hình tại bệnh viện cho thấy rõ quanh tai cô có nhiều vết bầm, xem ra đã bị chấn động bởi sức mạnh tay chân. Gia đình cô Amini chính thức đòi hỏi nhà cầm quyền công khai phổ biến nguyên vẹn đoạn phim thâu từ máy CCTV thay vì chỉ có một phần như đã nói trên, bệnh viện nói rằng, nảo bộ cô Amni đã chết khi cô được đưa tới đó.

   Phương pháp hồi sinh được bác sĩ dùng để cấp cứu, nhịp tim cô bắt đầu đập trở lại, cô được đưa vào phòng hồi sinh nhưng đáng tiếc, 48 tiếng đồng hồ sau đó, ngày thứ sáu, tim ngừng đập vì nảo bộ chết, bất chấp mọi cố gắng cứu chửa, họ thất bại và cô Amini đã chết.

   Đã có dấu hiệu chính thức từ chính quyền lo ngại về sự việc và phản ứng của công chúng, bộ trưởng bộ Nội vụ, Ahmad Vahidi nói rằng, họ đang cho tiến hành cuộc điều tra nhưng ông vẫn nhất quyết cho là, cô Amini có tiền sử bệnh trạng về tim ngay từ lúc 5 tuổi. Ensieh Khazali, phó tổng thống, đặc trách về phụ nữ viết trên trang Twitter, bà đã nói chuyện trực tiếp với gia đình cô Amini, bày tỏ sự chia buồn và thúc giục chính quyền mau làm sáng tỏ vụ này. Jalil Jahanabadi, ủy viên trong hội đồng an ninh quốc gia của quốc hội Ba Tư cũng kêu gọi các vị dân biểu nhập cuộc điều tra, một số chính trị gia bảo thủ như Ali Motahari đã lên tiếng yêu cầu giới chức của y tế mở cuôc điều tra, xem có phải cô Amini chết vì bị đứng tim hay không, từ khi giảo nghiệm tử thi được làm trước khi chôn cất, hai giáo sĩ cao cấp cũng chỉ trích phương cách hành xử của cảnh sát khá mạnh mẽ.

           Tổng thống Ba Tư Ebrahim Raisi

   Báo chí Ba Tư hiện bàn cải khá sôi nổi về  trách nhiệm của “cảnh sát luân lý” và liệu phương pháp bạo lực của họ chỉ đơn giản là làm sợ hãi hơn là bảo vệ phụ nữ. Điều 638 của đạo luật hình sự hồi giáo nói rằng, là một tội phạm nếu phụ nữ xuất hiện trên đường phố hay các nơi công cộng mà không có đội khăn trùm phủ đầu, nhiều luận cứ chỉ trích điều không rõ ràng là cảnh sát có cái quyền đương nhiên bắt giữ công dân theo đạo luật này không cần phải có trát tòa. Tổ chức Ân xá thế giới kêu gọi cần có một cuộc điều tra đúng nghĩa ,về cái chết của cô Amini vì họ cho là có nhiều yếu tố đáng nghi ngờ về hành động của cảnh sát, trong đó bao gồm những cáo buộc tra tấn và điều kiện đối xử tù nhân không thích hợp, cần một cuộc điều tra hình sự. Tin tức về những vụ xảy ra như tin này có khá nhiềuvài tuần sau tổng thống bảo thủ cực đoan, Ebrahim Raisi, ra lệnh dập tắt quyền hạn phụ nữ và thi hành nghiêm khắc, đạo luật ăn mặc của quốc gia, trong đó bắt buộc tất cả phụ nữ phải mang khăn trùm phủ đầu, vốn đã có từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979.

    Theo tổ chức Hrana, một tổ chức nhân quyền ở Ba Tư, gia đình cô Amini được báo trong suốt thời gian cô bị giam giữ, là cô sẽ được thả ra sau khi xong giờ học “cải tạo”. Chuyện về nằm bệnh viện và cái chết của Amini cũng đã làm cho một số văn nghệ sĩ và chính trị gia Ba Tư lên tiếng chỉ trích chính quyển thậm tệ, Mahmoud Sadeghi, cựu dân biểu và một chính trị gia cải cách, yêu cầu ông giáo chủ lảnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khameni phải lên tiếng về trường hợp cô Amini, khi ông viết trên trang Twitter là “giáo chủ tối cao công khai lên tiếng đả đảo cảnh sát Hoa Kỳ về cái chết của người da đen tên George Floyd, vậy thì trường hợp “cảnh sát luân lý” của ông đối xử cô Amini, tại sao ông lại im lặng”. Các nhóm tranh đấu nhân quyền tường thuật rằng, hiện cảnh sát đã cho tăng cường thêm nhiều người bên ngoài bệnh viện Kasra, nơi cô Amini chết.

     Hiện đã có hơn 50 người biểu tình chết và các cuộc biểu tình của dân chúng vẫn tiếp tục và càng ngày càng đông, lan rộng khắp 80 thành phố trong nước, không chỉ có phụ nữ mà có cả thanh niên, tại Tehran bạo động đã xảy ra, các cô gái tràn ra đường, nổi lửa đốt khặn trùm phủ đầu, chính quyền ra lệnh cảnh sát phải dập tắt bằng mọi giá. Người chỉ huy trưởng nghĩa quân ở vùng Basij, một nhóm quân ngoại vi của sư đoàn Vệ Binh Cách mạng Hồi giáo, chịu trách nhiệm việc trừ dẹp những người bất đồng chính kiến, đã bị đâm chết tại phía đông bắc thành phố Mashhad và một thành viên khác của nghĩa quân Basij, Abdolhossein Mojaddami cũng bị bắn chết.

Thuyên Huy

* Thông tin đăng lại bài viết của KANGAROO VIET Úc Châu.

 

 

 

Mời Xem :

FM974 Úc Châu :Ukraine: Mừng Trong Nước Mắt - Izyum Đón Đoàn Quân Trở Lại

1 nhận xét: