Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

FM974 Úc Châu :Ba Tư: Chuyện Áo Chùng Khăn Phủ Trùm Đầu - Bắt Giữ Và Thú Tội

                  FM 974 Úc Châu 

                     CM.Blog

Một cuộc tuần hành biểu tình khá đông trong tuần rồi, lên án việc cô gái Ba Tư, người bị bắt vì chống lại một sắc luật mới về áo chùng khăn trùm đầu, xuất hiện trên đài truyền hình Ba Tư, mà những người quan sát thời sự cho rằng, cô đã  bị cưỡng bức thú tội do kết quả của tra tấn.

    Sepideh Rashno, 28 tuổi, bị bắt trong tháng bảy sau khi có đoạn phim cô bị khiêu khích trên xe buýt vì không mặc quần áo đúng theo luật, lan truyền trên nhiều trang mạng xã hội. Rashno, một nhà văn và họa sĩ, là một trong những người phụ nữ bị bắt từ sắc luật “Hijab and Chastify Day” được ban hành ngày 12 tháng bảy. Theo nhóm tranh đấu nhân quyền Hrana, thì cô được chở vào bệnh viện vì xuất máu bên trong cơ thể, không lâu sau khi bị bắt và trước khi cô xuất hiện trên đài truyền hình.

   Chính quyền Ba Tư yêu cầu phụ nữ mang khăn trùm kín đầu ngoài nơi công cộng kể từ ngày có cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 nhưng, tổng thống Ba Tư Ebrahim Raisi vừa ký sắc luật ngày 15 tháng tám, bắt buộc thi hành luật về quần áo với một số điều hạn chế mới. Theo Hrana, việc cưỡng bức thú tội hiện đang trên đường tăng cao ở Ba Tư, năm người phụ nữ đã bị bắt vì không tuân lệnh và bốn buộc phải thú tội trong những ngày trước và sau 12 tháng bảy. Cũng có tin tường thuật ba người phụ nữ bị bắt vì nhảy đầm chỗ công cộng, 33 tiệm uốn tóc bị đóng cửa và 1,700 người khác tới trình diện sở cảnh sát vì có liên quan tới cái khăn trùm phủ đầu.

    Sau khi bị bắt, Rashno xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia ngày 30 tháng ba, mang cái khăn choàng qua đầu, nói lời xin lỗi, nhưng trông cô xanh xao, mệt mõi và vết quầng thâm được thấy rõ quanh đôi mắt. Có dấu hiệu rõ ràng việc cô bị đánh vào mặt, chắc chắn cho thấy bên cạnh tinh thần bị tra tấn để tự thú tội, cô còn bị hành hung về thể xác. Rashno vẫn còn bị giam giữ. Việc thú tội đã gây nên sự căm giận và báo dộng trong những trang mạng xã hội người Ba Tư, tuần này, một nhóm đông phụ nữ tranh đấu cho nhân quyền đã tâp họp ở Tehran, thủ đô Ba Tư, cầm những tấm biểu ngữ giấy lớn có hàng chữ “Sepideh Rashno ở đâu?” và đoạn phim ghi hình một cô gái đọc bài thơ có tên “The Confession”.

    Masih Alinejad, ký giả và người bất đồng chính kiến, miêu tả việc bắt bớ này là môt “hành động khủng bố”, cô là người chủ xướng phong trào “Thứ Tư Trắng” bắt đầu năm 2014, khuyến khích phụ nữ mặc đồ trắng và quăng bỏ khăn che đầu. Giáo sư Ali Ansari, một chuyên gia của khoa chính trị Trung đông của trường đại học St Andrew nói rằng, việc xiết chặt luật mới này là một phần của mô thức áp chế có hệ thống bên trong Ba Tư, vốn đã tồi tệ hơn trong năm, kể từ khi Raisi được bầu lên làm tổng thống tháng tám năm 2021.

     Raisi, bảo thủ cực đoan hơn người tiền nhiệm Hassan Rouhani, nhậm chức trong thời gian khủng hoảng kinh tế, sau khi bị Hoa Kỳ tái áp dụng việc chế tài và nhiều cuộc biểu tình chống lại mức lạm phát không ngừng. Năm đầu của ông ta đánh dấu bởi một loạt chương trình “Hồi giáo hóa” từ cội rể mà người ta xem đó là những chỉ dẩn kiểm soát dân chúng qua cái gọi là “cảnh sát luân lý” và lùng diệt bất cứ ảnh hưởng nào được xem là của phương Tây thâm nhập vào xã hội Ba Tư.

    Tara Sepehri Far, từ tổ chức Theo dỏi Nhân quyền nói rằng, hành dộng ép buộc thú tội có ý định làm người dân nhút nhát và lan truyền sợ hãi nhưng trong trường hợp của cô Rashno không chắc có hiệu quả bởi vì, cô xanh xao và mệt mõi thấy rõ, nhân viên thi hành việc này không chứng tỏ cần tô vẻ hình ảnh xinh đẹp, mà cố tình coi đó là chuyện tự nhiên, không thêm bớt. Tara cũng nói thêm, việc đưa ra đạo luật dân số tháng 11 năm 2021, hạn chế dịch vụ phá thai và thuốc ngừa thai, nhằm cố gắng muốn tăng con số sinh đẻ sụt giảm như là một ý định chính trị buộc phụ nữ phải ở trong nhà. Trong năm vừa qua, người dân Ba Tư đã chứng kiến việc tăng cường dẹp bỏ một cách mạnh mẽ chống lại phụ nữ mà nó đã không xảy ra từ trước.

Melika Gharaguzlu

    Sự việc này đến cùng lúc phụ nữ trên khắp nước bắt đầu một chiến dịch vận động biểu tinh chống lại luật khăn trùm phủ đầu của chính quyền, nhiều người đã chia xẻ những hình ảnh và đoạn phim hình của họ không đội khăn trên đầu ở nơi công cộng, họ dùng trang mạng đặc biệt như #No 2Hijab hay #ImAgainstMadotoryHijab, nhiều người đã bị bắt vì cho phổ biến chuyện này trên trang mạng. Alinejad viết trên trang Twitter, hàng chục người phụ nữ đã bị bắt từ ngày 12 tháng bảy vì chống lại luật mới nhưng hành động khủng bố này không làm phụ nữ khiếp sợ, chiến dịch vận động của nhóm cô sẽ tiếp tục.

   Luật khăn trùm phủ đầu Ba tư được kiểm soát và thi hành bởi cảnh sát luân lý, những người này thường xuyên tuần tra tại những nơi bận rộn, đông đúc ở các thành phố và bắt giam phụ nữ trên đường phố nếu không tuân theo đạo luật quần áo truyền thống Hồi giáo. Cảnh sát luân lý xem các hoạt động vận động loại này cần theo dỏi nghiêm nhặt hơn và những ai bị bắt vì bất tuân luật khăn trùm phủ đầu sẽ đối mặt với bản án nặng nề, vì quan tòa Ba Tư xem chiến dịch vận dộng này là một tập thể hành động, làm theo lời phương Tây, mưu toan chống lại giá trị truyền thống của người phụ nữ Ba Tư.

    Melika Gharaguzlu, một sinh viên học ngành báo chí, phổ biến trên trang mạng Twitter ngày 12 tháng bảy chuyện này đã bị bắt vài ngày sau, Mohammad Ali, một luật sư cho biết, cảnh sát và nhân viên tòa án đã tống cô vào tù giam. Saeid Dehghan, luật sư và hội viên của hội luật sư đoàn quốc tế nói rằng, chính quyền Ba Tư cho bắt giữ là nhắm vào các phong trào trên các trang mạng phụ nữ nói trên. Nhiều gia đình có những người bị bắt đã lên tiếng phủ nhận những người này không có tham gia chiến dịch chống chính quyền đó.

   Vài ngày sau khi cô Alinejad cho đăng chuyện cô Rashno bị cưỡng bức thú tội trên trang mạng, một người đàn ông với súng tiểu liên đã bị bắt gần nhà cô ở Brooklyn. Tin cho biết người đàn ông này ngồi rình trong xe hơi nhiều tiếng đồng hồ, trên đoạn phim của cô Alinejad phổ biến cho thấy có người đàn ông đi tới cửa nhà, có cầm súng, mưu toan giết cô, cảnh sát cho biết, Khalid Mehdiyev, đã nạp đạn trong khẩu súng AK 47, bị kết tội mang súng có con số đăng bộ không đủ trên súng, cảnh sát cũng không nói thêm là cái gì họ tin rằng, Khalid có ý định bắn người hay lý do nào khác để buộc tội.

    Ravari, một người trong tổ chức tranh đấu nhân quyền Ba Tư nói rằng, người dân, đặc biệt là phụ nữ đã đi một bước trước chính quyền, nhất là thế hệ trẻ, hiện nay, những cô gái trẻ đang đứng trước một sự lựa chọn cho những gì họ muốn và chấp nhận mọi hậu quả xãy ra.

Thuyên Huy

* Thông tin đăng lại bài viết của KANGAROO VIET Úc Châu.

Mời Xem :

Á Phú Hản: Cấm Con Gái Đến Trường Học – Taliban Chống Taliban

 

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận : NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2) (Đỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :            NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2)                                                                      ...