Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

CHUYỆN DÀI Nông Lâm Súc - Blao Bùi: ĐỪNG TRÁCH TÔI

 


ĐỪNG TRÁCH TÔI.
 
Tôi xem NLS là một đạo
Trường Nông Lâm Súc Bảo lộc là một thánh địa.
Nói ra thì quá cường điệu phải không các bạn. Bởi ngành học và ngôi trường nó không phải chỉ riêng tôi được học, mà nhiều, rất nhiều. Dĩ nhiên mỗi người là mỗi hoàn cảnh, mỗi tình huống khác nhau . Ngoài cái riêng tư đó thì cái chung vẫn là ăn ở học hành vui đùa … sẽ có những kỷ niệm, những dấu ấn khó quên trên vùng đất của xứ rừng thiêng nước độc này, để bây giờ các bạn nhớ lại, tiếc nuối cái thời vàng son ấy, đã có những người rời trường đem cái sở học của mình phục vụ cho đời, đã có những người rời trường phải khoác chiến y, để rồi sau một cuộc chiến bao người đã nằm xuống. một số người đang dung thân ở phương trời lạ. Có điều dù ở phương trời nào, hoàn cảnh nào anh chị em cũng thể hiện cái chất tính gắn bó thương yêu nhau mà chúng ta đã thấy. Chắc không ai chối cải là từ ngành học ây, ngôi trường âý đã cho ta cái thân thương quí báu này phải không ?.
Và hãy nhớ lại đi, các bạn có ba hoặc năm năm sống trên vùng đất hứa đó, còn tôi là cả một đời.
Nhớ được ở cái tuổi tôi bắt đầu đi học, đi học trễ vì Blao thời ấy đâu có trường , chúng tôi được học tại trường Trí Đức thuộc chùa Bảo Lộc, từ đó chúng tôi có bạn và như thế tụm năm tụm ba, vào những ngày nghỉ rong chơi đấu làng cuối xóm và cái địa danh Sở Mới cũng không thể thiếu trong chương trình “thám hiểm tuổi thơ “ của bọn trẻ chúng tôi ngày ấy. ở lớp ba lớp tư, đã len lỏi vào thảm rừng trước nhà Cercle nay là khách sạn du lịch Bảo lộc, nhặt những quả Cắt, quả Cóc rừng chua chua ngọt ngọt ăn nghiều khé cổ. rồi len lỏi vào quanh các nhà giáo sư mới xây dựng hái lan hoặc leo trèo đùa giỡn trên những đống cát đá xây dựng Đại Thính Đường .Thấy anh chị sinh viên , và những hoạt động của trường nghĩ rằng làm sao mà mình được vào học nơi đó.
Thế rồi xong tiểu học, theo học tại trung học Lê Lợi Di Linh, lãnh được bằng Thành Chung ( trung học Đệ Nhất Cấp ) Năm 1963., theo gợi ý của giáo sư Trần Ngọc Dần một số anh em chúng tôi được ba mẹ cho lên Đà lạt học luyện thi tú tài, vì lúc đó đã quá tuổi. Chỉ học được mấy tháng thì ba tôi lên gọi về thi vào trung học Nông Lâm Súc Bảo Lôc, đó là trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao đổi tên. Chính ba tôi đã làm đơn cho cả Lai Minh và Văn Xuân Trường. Chúng tôi gấp rút ôn thi theo chương trình thi đã ấn định : Toán , Lý hóa, Vạn vật và một bài luận văn về nông nghiệp. Tham dự kỳ tuyển sinh đó tại hội đồng bảo lộc có 92 thí sinh , theo tin hành lang cho biết là Bảo lộc là trường sở tại sẽ lấy 50% thí sinh, cho nên trong tâm tưởng ai cũng nghĩ là có thể đậu vì 1 chọi 2.
Nào ngờ …
Xin phép được nhắc lại đi thi và khi trúng tuyển. “ ngày thi buổi sáng là môn toán, tôi hoàn thành tương đối tôt. Trưa về lại ngủ quên nên vội vàng chạy đến trường, khi đến cổng nghe một tiếng chuông nữa, tôi vôi chạy nước rút vì thấy một người thấp bé kéo của sắt của Đai Thính Đường, chạy tới nơi cánh của sắt thứ 2 sắp khép lại tôi thọc cánh tay vào và hổn hễn nói không nên lời, thì người kéo cửa lên tiếng gắt gỏng “mầy làm gì mà không cho tao đóng cửa ? – Dạ con đi thi - Bên trong đã làm bài rồi – Dạ thưa thầy nhà con xa, con chạy bộ, xin thầy thương con . Ông nhìn suốt người tôi nhễ nhại mồ hôi và thở hổn hển, rồi mở cửa cho tôi vào. Hú hồn ! ( ai từng học TH NLS bảo lộc thì rỏ Đai Thính Đường cửa chính vào gồm bên ngoài cửa sắt khung , của bên trong bằng gỗ bản , hai cánh của đó được đóng lại thì coi như là chấm hết . Sau này tôi mới biết người kéo cửa sắt chính là giáo sư lý hóa Huỳnh Ngọc Quang, người nam bộ rất khó tính )
Đến khi xem kết quả, khi vừa bước vào cửa văn phòng thì bên trong có người lên tiếng “ này chú kia đi đâu đó ? – dạ con đi coi kết quả ? –kết quả gì mà coi rớt hết rồi ? Tôi như đổ sụp xuống vì câu nói đó thì trong phòng có một bác lên tiếng “ con tên gì ? – dạ Bùi văn Tho – số báo danh – dạ 4080 tên cha, tên mẹ… Ông xô cửa chạy ra ôm tôi đưa lên vai , vừa đi vừa la “ thằng nầy đây ! bà con ơi… con ơi là con, không có con còn gì Bảo Lộc nữa… con ơi là con…” Ông cõng tôi vừa chạy vừa la quanh sân văn phòng rồi thả tôi xuống trước cánh cửa có dán bảng kết quả thi tuyển. Tôi thấy rất nhanh vì có 1 ô kẻ màu đỏ bằng bút chì xanh đỏ : Vị thứ 39 SBD 4080 BÙI VĂN THO …cuối ô là chữ Bảo Lộc được viết xéo lên ( Tôi luông nhớ mãi cái khung ô chữ ấy ! )
Khi nhập học thì các anh Vũ Huy Tuấn Văn Xuân Trường, Nguyễn văn Tú, Trần thanh Giang, Từ văn Trường, Lai Minh, Nguyễn Đình Cường, Lê Thu Mai, Lê thị Mỹ được gọi nhập học
Gần hết năm học, vào buổi chiều chúng tôi đang thực hành nông trại ở con đường rừng sau chuồng bò với thầy Lê Thiệp, thì một nguời từ văn phòng xuống báo “ học viên Bùi văn Tho về sớm, ngày mai trình diện nhập ngũ “ nghe tin đó, cả lớp bàng hoang, thầy hướng dẫn đã cho chúng tôi về sớm, anh em Thủy lâm chúng tôi rủ nhau đánh bóng chuyền, ăn kem gọi là để chia tay.
Lần đó , tại tiểu khu lâm đồng đi 5 người, tại trường có tôi và văn Xuân Trường ban mục súc cùng nhập ngũ .
Trong thời gian làm tân binh tại trung tâm huấn luyện Quang Trung, tôi được một lần thăm nuôi của bạn học Trần văn Lâu, nhà ở gần trại huấn luyện và chưa hết giai đoạn 1 thì tôi trả về lại trừờng. ( khi theo học khóa HSQ gồm 2 giai đoạn :giai đoạn 1 Quang Trung 3 tháng, giai đoạn 2 Đồng Đế Nha Trang 3 tháng ) Được biết trong thời gian tôi nhập ngũ nhà trường, nha học vụ làm việc cật lực để cho tôi được về đi học lại, Bởi lẽ ngành học còn non trẻ, mới mở đang thu hút học sinh vào học với chuẩn là được thêm một tuổi so với trường phổ thông, nếu trường hợp của tôi không giải quyết được thì rất khó để thu hút học sinh vào học ngành Nông Lâm Súc, Tôi được biết trong một văn thư gửi đi của ông hiệu trưởng Đỗ cao Thọ có viết “ nếu học viên Bùi văn Tho không được trở về đi học, buộc lòng tôi phải đóng cửa trường “
Làm sao có thể quên được những sự việc như thế mà ngành giáo dục NLS và trường trung học NLS Bảo lộc dành cho tôi !
Thực sự chúng tôi chỉ học tại trường Bảo Lộc có 2 năm, hai năm đó chúng tôi còn được gọi là học viên.
Vì lý do anh ninh lớp đệ nhât của chúng tôi chuyển về Sài gòn, rối kiểm sự, đến Cao Đẳng sư phạm..
Sau 2 năm giảng dạy ở NLS Tây Ninh . Năm 1970 chuyển về Bảo lộc và chính thức rời trường năm 2002
như vậy là gần 40 năm gắn bó với trường.
Nếu kể khoảng đời tuổi thơ và cả ngày tháng đang sống trên phần thịt da của nó hôm nay. Thì nói cả đời chắc các bạn cũng đồng tình phải không ?
 
🌹🌹🌹🌹🌹🌸
 
Xin được cảm ơn,
ngành học và ngôi trường đã cho tôi  cuộc sống và sự nghiệp
 
 
 

1 nhận xét: