Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 91 : RUỔI RUỘNG RÚT RỪNG RƯỢU

 

THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 91 : 

                             RUỔI, RUỘNG, RÚT, RỪNG, RƯỢU.
                                           Nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàng,
                                                 Dưới cờ một lệnh vội vàng RUỔI SAO.
                                    
      RUỔI SAO là sao đổi ngôi xẹt ngang bầu trời; chữ Nho gọi là Tinh Trì 星馳. Có xuất xứ từ bài Đằng Vương Các Tự 滕王阁序 của người đứng đầu trong Sơ Đường Tứ Kiệt là Vương Bột 王勃, trong bài tự đó có câu :

               ... 雄州雾列,俊采星驰   Hùng châu vụ liệt, Tuấn thái TINH TRÌ.
Có nghĩa :
        Châu quận phồn vinh, nên người tuấn kiệt nhiều như "Sao Xẹt Trên Trời".
     
      Ngoài nghĩa chỉ "Nhiều như sao xẹt trên trời" ra TINH TRÌ còn có nghĩa Nhanh nhẹn, cấp tốc, khẩn trương, như trong bài thơ Hiểu Qúa Hoài Âm 曉過淮陰 của Trương Vũ 张羽 đời Minh được mở đầu bằng hai câu :

             軍城鐵鎖曉開關,   Quân thành thiết tỏa hiểu khai quan,
             使節星馳未敢閒。   Sứ tiết TINH TRÌ vị cảm nhàn.
Có nghĩa :
          Sáng sớm khi mở khóa sắt cửa ải của thành đóng quân ra, Cờ tiết của sứ giả CẤP TỐC lên đường không dám chần chừ...
      
                     Quân thành khóa sắt mở ra,
                 RUỔI SAO sứ giả bôn ba lên đường.

       Trong Truyện Kiều, khi nghe Thúy Kiều kể lể về những tai nạn ân oán đã qua, Từ Hải đã "Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang", cho nên mới :

                   Nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàng,
                  Dưới cờ một lệnh vội vàng RUỔI SAO !

       CẤP TỐC bắt hết những người bạc ác khi xưa đối với Thúy Kiều về trị tội.

  RUỘNG TÌNH, chữ Nho là TÌNH ĐIỀN 情田. Theo chương Lễ Vận trong sách Lễ Ký 《禮記.禮運》có câu :...Cố nhân tình giả thánh vương chi điền dã, tu lễ dĩ canh chi, trần nghĩa dĩ chủng chi, giảng học dĩ nậu chi, bổn nân dĩ tụ chi, bá lạc dĩ an chi 故人情者聖王之田也,修禮以耕之,陳義以種之,講學以耨之,
        1. Chỉ tâm địa lòng dạ của con người, về nghĩa phát sinh thì...
        2. Chỉ nơi gieo mầm ái tình, là thửa ruộng của tình yêu.

     Trong truyện thơ Nôm HOA TIÊN KÝ của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thiện có câu :

                      Mảnh tiên từng thấy nơi nao,
                RUỘNG TÌNH dễ thắm nên hao bể lòng !
本仁以聚之,播樂以安之". Có nghĩa :... cho nên, tình cảm của con người như là một thửa ruộng của bậc đế vương; phải cày xới bằng lễ độ, phải gieo trồng bằng nghĩa khí, phải làm sạch cỏ bằng học hành, phải lấy nhân từ làm gốc, phải gieo mầm vui sống để an phận". Vì câu nói trên nên TÌNH ĐIỀN có nghĩa:
      1. Chỉ tâm địa lòng dạ của con người, về nghĩa phát sinh thì...
        2. Chỉ nơi gieo mầm ái tình, là thửa ruộng của tình yêu.

     Trong truyện thơ Nôm HOA TIÊN KÝ của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thiện có câu :

                      Mảnh tiên từng thấy nơi nao,
                RUỘNG TÌNH dễ thắm nên hao bể lòng !
 
 RÚT DÂY, đúng ra là "Rút Dây Đỏ", chữ Nho gọi là KHIÊN HỒNG TUYẾN 牽紅線. Theo Tiểu Thuyết Truyền Kỳ đời Đường : Quách Nguyên Chấn 郭元振(656~713)người đất Hà Bắc, lúc trẻ nổi tiếng đẹp trai lại học giỏi, 18 tuổi đã đậu Tiến sĩ, nên Tễ Tướng Trương Gia Trinh muốn nạp làm rể đông sàng, nhưng ông ta có đến 5 cô con gái nên không biết phải gả cô nào, bèn cho 5 cô gái đứng ở trong màn, tay mỗi cô được buộc một sợi dây (chỉ) đỏ dẫn ra bên ngoài cho Quách Nguyên Chấn tùy ý chọn lựa. Chàng đã chọn trúng cô thứ 3 là cô tài sắc song toàn nhất trong 5 cô. Sau nầy trong văn học từ RÚT DÂY dùng để chỉ tình duyên hay duyên nợ vợ chồng với nhau, như trong bài Ai Tư Vãn của Ngọc Hân Công Chúa có vế thơ như sau :

                    Từ cờ thắm trỏ vời cõi Bắc,
                    Nghĩa tôn phù vằng vặc bóng dương.
                    RÚT DÂY vâng mệnh phụ hoàng,
                    Thuyền lan chèo quế thuận đường vu quy.

     RÚT DÂY còn là từ nói tắt của thành ngữ "RÚT DÂY ĐỘNG RỪNG" hay " Rút Mây Động Rừng"; Ý chỉ : Làm một việc gì đó có ảnh hưởng đến nhiều việc hay nhiều người khác có liên quan. Như trong Truyện Kiều, khi Thúy Kiều khuyên Thúc Sinh về thăm vợ cả là Hoạn Thư và hãy thú thật hết về chuyện nạp Thúy Kiều làm thiếp ở Lâm Truy. Nhưng khi về đến nhà thấy "Trong ngoài kín mít như bưng" nên chàng Thúc đã "Nghĩ đà bưng kín miệng bình, Nào ai có khảo mà mình lại xưng?" nên mới...

                                 Những là e ấp dùng dằng,
                         RÚT DÂY sợ nữa ĐỘNG RỪNG lại thôi !
        
      RỪNG chữ Nho là LÂM 林, mà chữ LÂM được ghép bởi 2 chữ MỘC 木 là Cây; nên RỪNG là nơi có nhiều cây, dùng rộng ra thì có nghĩa là NHIỀU thật NHIỀU, NHIỀU vô kể ! Trong văn học cổ ta thường gặp các RỪNG sau đây :

     1. RỪNG NHO : Chữ Nho là NHO LÂM 儒林; Ý nói đạo nghĩa của Nho Giáo rất rộng lớn bao gồm tất cả các mặt của đời sống của con người. Nhớ hồi nhỏ lúc mới đi học vỡ lòng với quyển "Vần Con Gà Con Chó" của lớp Đồng Ấu, khi đã qua phần vần ngược thì có bài học thuộc lòng như sau :

                   RỪNG NHO BỂ THÁNH khôn dò,
                   Khuyên trò ráng học học cho thành tài.
                   Siêng năng ôn cố ngày ngày,
                   Mỗi khoa mỗi học mỗi bài mỗi nhanh.
                   Chữ rằng Hữu Chí Cánh Thành,
                   Gắng công thì sẽ nên danh có ngày !
 
 
(Nếu đọc theo dân Nam Bộ thì là :

                    RỪNG NHO BIỂN THÁNH khôn dò,)


2. RỪNG NHAN KHỔNG : Vì Đạo Nho do Đức Khổng Phu Tử thời Chiến quốc sáng lập; và người học trò giỏi nhất của ông là Nhan Hồi, nên RỪNG NHAN KHỔNG là nhóm từ tiêu biểu cho Đạo Nho và là tiêu biểu chủ đạo cho việc học hành ngày xưa, như câu "RỪNG NHO ĐỂ THÁNH khôn dò" đã nêu ở trên. Trong bài "Tài Tử Đa Cùng Phú" của Cao Bá Quát, ông đã bày tỏ ý chí của mình như sau :

            Nghiêng cánh nhạn tếch mái RỪNG NHAN, KHỔNG, 
                                                      chí xông pha nào quản chông gai!
            Cựa đuôi kình toan vượt bể Trình, Chu,
                                                      tài bay nhy ngại gì lao khổ!

    3. RỪNG PHẠN : Chữ Nho là PHẠN LÂM 梵林, chỉ cảnh nhà chùa. PHẠN 梵 là tiếng Phạn, chữ Phạn, một loại chữ cổ của n Độ dùng để chép kinh Phật. PHẠN là phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lý tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật Giáo. Hình dung từ PHẠN là thanh tịnh , tĩnh lặng. Nên PHẠN CUNG 梵宮 hay PHẠN LÂM 梵林 gì đều dùng để chỉ cảnh chùa yên tĩnh cả. Như trong truyện thơ Nôm "Bích Câu Kỳ Ngộ" có câu :

                    Mảng xem RỪNG PHẠN thú màu,
                    Vầng kim ô đã gác đầu non tây!

  Tương tự như RỪNG PHẠN, ta có...

    4. RỪNG THIỀN là THIỀN LÂM 禪林 hay THIỀN MÔN 禪門 đều là những từ dùng để chỉ các cảnh chùa. Phiên âm của tiếng Phạn : THIỀN là Dhyana tức Thiền Na 禪那, chỉ sự yên lặng tuyệt đối, hoặc yên lặng và nghĩ ngợi. Chỉ đạo Phật, hoặc giáo lý nhà Phật. Trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều gọi là Cơ Thiền : 

                    Cái gương nhân sự chiền chiền,
                Liệu thân này với CƠ THIỀN phải nao. 

       Trong Hoa Tiên Ký của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thiện thì RỪNG THIỀN là chỉ nơi tu hành, chùa chiền :

                   RỪNG THIỀN cõi tĩnh là nhiều,
                Sạch mình chi lọ phải cầu đến ai ?!
        
       Trong văn học cổ hễ nói đến rượu là mọi người đều nghĩ ngay đến Rượu Cúc (Cúc tửu) , rượu Bồ Đào (Bồ Đào mỹ tửu), rượu Quỳnh Tương... Rất ít khi nghe nhắc đến Rượu Kim Tương là KIM TƯƠNG TỬU 金漿酒. Nói cho đủ bộ thành ngữ đó chính là KIM TƯƠNG NGỌC LỄ 金漿玉醴, tên của một loại thuốc tiên uống vào sẽ khoẻ mạnh và trường sanh bất tử. Có xuất xứ như sau :
       Theo "Nội thiên. Bão Phác Tử của Các Hồng đời Tấn" 晉·葛洪《抱朴子·內篇》 có ghi : Có một loài Chu thảo 朱草 mọc trong các nham thạch của những danh sơn, ngâm trong nước sẽ cho sắc đỏ như máu, cho vàng ngọc vào sẽ nhũn ra như bùn, có thể vò thành viên; Ngâm lâu ngày vàng ngọc sẽ tan cả vào trong nước. Nếu ngâm toàn bằng vàng thì gọi là KIM TƯƠNG 金漿; còn nếu ngâm toàn bằng ngọc (đá qúy) thì gọi là NGỌC LỄ 玉醴. Uống hai loại KIM TƯƠNG NGỌC LỄ nầy sẽ được khoẻ mạnh, sống lâu trường thọ. Nên...

 KIM TƯƠNG NGỌC LỄ vốn dĩ là tiên dược, một loại thuốc tiên; sau dùng rộng ra để chỉ rượu ngon, rượu qúy. Trong bài "Văn Tế Nguyễn Biểu" của ông vua Trần Trùng Quang, nhà vua đã dùng RƯỢU KIM TƯƠNG để tế lễ cho vị danh tướng nầy như sau :

                  Lấy chi báo chưng hậu đức, RƯỢU KIM TƯƠNG một lọ, 
                                                                  vơi vơi mượn chúc ba tuần;
                 Lấy chi uỷ thửa phương hồn, văn dụ tế mấy câu, 
                                                                  thẳm thẳm ngõ thông chín suối.

       Nói tóm lại cho dễ hiểu :

          * KIM TƯƠNG NGỌC LỄ là một loại dược thảo màu đỏ được ngâm làm rượu. Còn...
          * QUỲNH TƯƠNG là một loại rượu được ủ bằng các loại trái cây, là rượu cocktail của ngày nay đó vậy !    

       Hẹn bài viết tới !

                                                                                                     杜紹德
                                                                                    Đỗ Chiêu Đức
 


 Mời Xem :
1/
 
 
2/ 
 

1 nhận xét:

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...