Triết lý “THỊ PHI HỢP NHẤT”, mâu thuẫn nghịch lý luôn luôn tiềm tàng nội tại, nằm trong những chữ sau đây:
• Trong chữ “Nhẹ” vẫn có dấu “Nặng”
• Trong chữ “Vững” vẫn có dấu “Ngã”
• Trong chữ “Hiểu” vẫn có dấu “Hỏi”
• Chữ “Ngắn” vẫn dài hơn chữ “Dài”.
• Trước khi học được chữ KHÔN, ta
phải đánh vần qua vần KHỜ. (Khờ ôn
khôn).
Triết lý “bất nhị”, “vạn sự tương dung, tương tức”, “thuận tức là nghịch” nằm trong những chữ sau đây:
• Sung sướng có 9 chữ
thì Gian truân cũng 9 chữ.
• Hạnh
phúc có 8 chữ thì Bi thương
cũng 8 chữ!
• Tình
yêu có 7 chữ thì Phản bội
cũng 7 chữ!
• Sự
thật có 6 chữ thì Giả dối
cũng 6 chữ!
• Bạn
bè có 5 chữ thì Kẻ thù
cũng 5 chữ!
• Cười
có 4 chữ thì Khóc
cũng thế!
• Yêu
có 3 chữ thì Hận cũng
thế
• Ta
có 2 chữ thì Nó cũng
chỉ 2 chữ!
• Ứ có 1 chữ
thì Ừ cũng chỉ 1 chữ!
Đôi khi “NHÂN QUẢ TRÙNG TRÙNG” khó lường được:
• Trong “Friend” (bạn bè)
vẫn có “End” (có lúc chấm hết).
• Trong “Believe” (tin tưởng) vẫn có
“Lie” (có tiềm
ẩn sự lừa dối).
• Trong “Lover” (người thương, người yêu) vẫn có “over” (sẽ
có lúc kết thúc).
Còn “CHÂN LÝ THƯỜNG HẰNG BẤT BIẾN”, có thể tìm thấy trong hai chữ sau đây, không bao giờ thay đổi:
• DAD dẫu viết ngược lại vẫn là DAD.
• MOM viết ngược vẫn là MOM.
Mới thấy, dù MOM, DAD trẻ hay
già, giàu hay nghèo, trí huệ hay u tối, khỏe
hay bệnh, có thành công hay thất bại,
xuôi ngược dòng đời cuối
cùng MOM và DAD mãi mãi vẫn
là MOM và DAD, không
bao giờ thay đổi.
Thấm thía thay, ngôn ngữ và cuộc đời!
Tài liệu do Hồ Xưa sưu tầm___________________________
Quá hấp dẫn
Trả lờiXóa