Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

Đôi đũa trong văn hóa Á Đông

Đôi đũa là vật dụng phổ biến tại các nước Á Đông, hình dạng của nó cũng rất phù hợp với thói quen ẩm thực tại xứ sở này. Do ảnh hưởng qua lại lẫn nhau về văn hoá, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên đều dùng đũa trong bữa ăn, nhưng mỗi nơi lại có những thay đổi nhất định.


Về mặt khảo cổ học, người ta từng tìm thấy một đôi đũa bằng ngà voi được chế tác rất tinh xảo tại Trung Quốc, ước tính vào khoảng 3.000 năm trước. Điều đó cho thấy đũa đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại.

Khi dùng đũa, nói chung, người ta rất coi trọng về mặt lễ nghi và những điều kỵ huý. Từ nhỏ cha mẹ đã giáo dục con cái rất nhiều điều xung quanh đôi đũa này, ví dụ: không được ngậm đũa bằng miệng, không được dùng đũa chỉ vào mặt người khác, không được cắm đũa giữa bát cơm, v.v.. Đây cũng được coi là phép lịch sử cơ bản nhất.

Những điều kỵ huý khi dùng đũa trong dân gian cũng khá nhiều. Ví như không dùng đũa lệch, không dùng đũa gõ vào mâm vào bát, bởi như vậy thì ứng vào câu “gõ bát gõ đũa, xin ăn một đời”, ngụ ý rằng người này sẽ nghèo đói.

Đũa của người Việt thân tròn để mộc, đầu đũa không quá nhọn. Đũa của Trung Quốc dài và thẳng, đầu đũa tròn.

Người Nhật dùng đũa ngắn, đầu đũa tròn và nhọn. Người Nhật đa phần đều ăn “cơm suất”, nên không cần dùng đũa dài. Đầu đũa thường được vót nhọn cho dễ gỡ xương vì người Nhật thích ăn cá.
Những điều kiêng kỵ khi dùng đũa của người Nhật nhiều vô cùng, bởi vì phép tắc trong văn hoá Nhật Bản cũng quá nhiều. Có chừng 25 điều kiêng kỵ liên quan tới đôi đũa tại Nhật Bản, hễ không để tâm rất có thể sẽ phạm vào điều kỵ huý.
Đũa của người Nhật chủ yếu là đũa mộc, họ có thói quen dùng đũa một lần. Loại đũa này đa phần được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc các nước Đông Nam Á, vì người Nhật rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường trên hòn đảo của mình.
Người Nhật có thói quen dùng đũa một lần là bắt nguồn từ thời đại Azuchi-Momoyama, vào cuối thời Chiến quốc ở Nhật Bản. Yamanoue Soji, một bậc thầy trà đạo lúc đó đã chia sẻ tâm thái “nhất kỳ nhất hội” khi thưởng thức trà, từ đó có một số thứ được sử dụng ở Nhật trên tinh thần chỉ dùng một lần.

Triều Tiên, bao gồm cả Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, cũng dùng đũa. Nhưng họ lại không dùng đũa trúc hay đũa mộc mà dùng đũa kim loại. Trên bán đảo này, trước kia các vị đại vương, đại thần và người giàu có đều dùng đũa vàng, đũa bạc, còn dân tình phổ thông chỉ có thể dùng đũa sắt. Ngày nay những đôi đũa inox trở nên thịnh hành.
Tương truyền rằng người dân Triều Tiên thường dùng các loại gia vị màu đỏ, nên sử dụng đũa trúc hay đũa mộc lâu ngày, đầu đũa sẽ bị nhuộm đỏ và phải vứt bỏ.
Điều khác biệt trong bữa cơm của người Hàn Quốc so với người Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản, là họ không muốn bưng bát cơm lên, mà chỉ dùng đũa gắp thức ăn lên miệng. Vì ở Hàn Quốc, từ “bưng bát” và “xin ăn” cùng nghĩa với nhau.
Đôi đũa của người Hàn Quốc cũng không tròn như của Việt Nam hay Trung Quốc, cũng không trên to dưới nhỏ như ở Nhật Bản, mà có hình dẹt dài.

Thói quen dùng đũa trên bàn ăn của người Nhật Bản cũng khá thú vị. Người Việt Nam và Trung Quốc xưa nay đều dùng chung một bó đũa, không phân biệt cụ thể đũa nào của ai. Không những vậy, các thành viên trong gia đình còn có thể dùng đũa của mình gắp đồ ăn cho người khác, người có ý thức thì đảo đầu đũa. Thói quen này thoạt nhìn thì có vẻ không được vệ sinh cho lắm, nhưng lại đậm đà tình thân. Người Hàn Quốc trong bữa ăn cũng thường nhiệt tình gắp đồ ăn cho nhau.
Gia đình người Nhật lại hoàn toàn trái ngược, mỗi người đều có một đôi “đũa chuyên dụng” khi dùng bữa. Họ không dùng lẫn lộn với nhau, đều ăn cơm suất nên họ cũng không có thói quen nhường nhịn, gắp đồ ăn cho nhau. Bề ngoài nhìn rất vệ sinh, nhưng cảm giác cũng có phần xa cách nhau hơn một chút.

Người Việt Nam và người Trung Quốc thì thích dùng đũa dài được rửa đi rửa lại nhiều lần. Có người cho rằng điều này thể hiện sự nhẫn nại, sức sống mãnh liệt, niềm hy vọng, vĩnh viễn không tuyệt vọng. Có suy diễn quá hay chăng?
Tại Việt Nam còn có một cách dùng đũa đặc biệt khác, đó là loại đũa làm bằng gỗ hoặc tre rất to và dài, hình dẹt được gọi là “đũa cả” dùng để xới cơm.

Theo Aboluowang
Thiên Cầm biên dịch




 

1 nhận xét:

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...