Bịnh tiểu đường là một trong những bịnh giết người nguy hiểm nhứt. Cùng với bịnh áp huyết cao, mở cao, bịnh này được người Mỹ gọi là bịnh silent killer. Sở dĩ gọi như vậy là vì nó không có triệu chứng. Những triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều hoặc xuống ký thường chỉ bắt đầu khi bịnh đã ở giai đoạn cuối nếu không muốn nói bịnh đã quá nặng. Bịnh này nếu không trị sớm sẽ đưa đến suy tim, suy thận và sau cùng là đột quỵ. Bịnh tiểu đường là bịnh đưa đến cưa chân nhiều nhất ở nước Mỹ. Tôi đã gây mê cho không biết bao nhiêu ca cưa chân mà người bịnh năn nỉ Bác Sĩ cưa dùm vì đau chịu không nổi.
A-Khái niệm căn bản:
*Muốn hiểu rõ bài viết này, có 3 khái niệm mà ta cần phải hiểu cặn kẻ.
1-Receptor:
Trong môn học về Sinh Hoá (Biochemistry), receptor là chất ở trên thành tế bào, nhiệm vụ chính của nó là truyền những tín hiệu cho tế bào mỗi khi có chất nào trong máu bám vào nó. Chất bám vào được receptor gọi là Ligand. Receptor là chất đạm (protein). Nó là kết hợp của rất nhiều chất amino acid với nhau. Mỗi receptor có một dạng(shape) riêng của nó. Trên mặt của receptor có một chỗ đặc biệt để ligand bám vào, chỗ đó gọi là binding site(binding là bám vào, site là chỗ)
2-Ligand:
Ligand có thể là chất hữu cơ hoặc vô cơ. Phần lớn là hữu cơ. Thí dụ như chất Insulin. Đây là chất protein. Để Ligand bám được vào binding site của receptor thì trên mặt của Ligand phải có một binding site đối xứng với binding site của receptor. Sự đối xứng này dùng để phân biệt Ligand của Insulin với các Ligand khác trong máu. Chỉ có Ligand của Insulin mới có thể bám vào được Insulin receptor mà thôi. Đối xứng tuyệt đối thì nó bám vào chặt hơn, hiệu quả mạnh hơn. Còn như sự đối xứng không tuyệt đối, chất Ligand bám vào receptor lỏng lẻo, hiệu quả yếu đi.
3-Glut4(Insulin-responsive Glucose Transporters):
Có nhiều loại Glut, nhưng Glut4 chỉ có ở các tế bào bắp thịt(skeletal muscle), tế bào mở(adipose tissue) và tế bào của tim(cardiac muscle).
Glut4 là receptor của chất đường. Chữ transporter có nghĩa là công cụ chuyển vận, giống như chiếc xe. Glu là viết tắt của Glucose tức là đường. Như vậy Glut4 là chất chỉ chuyên chở đường trong máu vào tế bào. Bình thường, nó được tế bào sản xuất rất nhiều nhưng chỉ chứa ở bên trong tế bào. Glut4 được bọc bằng cái vỏ làm bằng chất béo (lipid) để dễ chui qua được thành vỏ tế bào (cũng làm bằng chất béo). Muốn chở đường ở trong máu vào bên trong tế bào, vỏ chứa Glut4 phải chui qua được thành tế bào, khi đó, vỏ bị bể và chỉ còn Glut4 dính lại trên mặt thành tế bào. Có 2 cách để đưa vỏ đựng Glut4 chui qua được thành tế bào. Một là khi Insulin bám vào Insulin receptor. Hai là khi các bắp thịt co dãn trong lúc ta vận động (tập thể thao). Bởi vậy cho nên người ta khuyên tập thể thao mỗi ngày để tránh bị bịnh tiểu đường.
Bây giờ ta coi hình 1 dưới đây để hiểu rõ hơn khái niệm về Receptor, Ligand và Glut4.
Trong hình này, Ligand là chất Insulin. Receptor của Insulin ký hiệu là Insulin r. Khi Insulin bám vào Insulin r, tổng hợp này biến dạng. Sự biến dạng đó gửi tín hiệu đến các bộ phận khác trong tế bào để bắt đầu di chuyển vỏ bọc Glut4 chui qua thành của tế bào. Khi qua được rồi, lớp vỏ này bể ra, chỉ còn Glut4 dính lại trên thành của tế bào. Khi đó đường trong máu sẽ bám vào Glut4 để Glut4 chở đường vào bên trong tế bào. Càng nhiều chất đường vào được bên trong tế bào thì lượng đường trong máu sẽ giảm xuống càng nhanh. Trong trường hợp mà ta gọi Insulin Resistance tức là Insulin bị lờn mặt, tế bào không tạo đủ vỏ bọc Glut4, nên dù tuỳ tạng có tiết ra rất nhiều Insulin, nhưng khi Insulin bám vào Insulin receptor thì chất Glut4 không có đủ để đẩy đường trong máu đi vào nuôi tế bào nữa. Đường sẽ đọng ở trong máu. Người bịnh sẽ bị tiểu đường. Ta sẽ bàn về trường hợp này trong phần sau. Khi lượng Insulin trong máu giảm, vỏ tế bào co thắt, kéo Glut4 vào thành cái bọc chứa Glut4. Bọc này được dự trử trong tế bào chờ khi cần.
Bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa