Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

Cây sầu riêng - Thái Công Tụng

1. Tổng quan

Miền châu thổ Cửu Long có nhiều loại trái cây nhiệt đới như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, sapô, nhãn… Bài này chỉ trình bày về cây sầu riêng. Cây sầu riêng (danh pháp khoa học: Durio zibethinus) là một cây gỗ lớn, họ Gạo (Bombacacae), cao 10-15 mét. Lá nguyên, mặt dưới màu vàng, có lông. Lá luôn xanh, hình êlip đến hình thuôn dài từ 10–18 cm. Hoa nở từng chùm từ 3-30 trên cành lớn và thân, mỗi hoa có đài hoa và 5 cánh hoa.

Sầu riêng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, là cây bản địa của Borneo và Sumatra. Có thể ăn thịt quả ở các độ chín khác nhau; trái sầu riêng được sử dụng để tạo hương vị cho nhiều loại món ngọt và món mặn trong ẩm thực Đông Nam Á. Hạt của sầu riêng cũng có thể ăn được sau khi nấu chín và có thể gây đầy hơi.

Người Khmer gọi là turen và người Mã Lai – Nam Dương gọi là Djoerian (về sau viết là Doerian). Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới gọi loài cây/trái này là Durian hoặc có ký ngữ khác nhưng phát âm tương tự như chữ Durian. Chữ durio từ tiếng mã lai durian có nghĩa là gai. Có 30 loài Durio được xác định, ít nhất 9 loài trong số đó có quả ăn được.

Sầu riêng có thân cây lớn, quả có mùi độc đáo và vỏ có nhiều gai. Quả có dạng hình bầu dục đến tròn, với chiều dài 30 centimét và đường kính 15 centimét, và trọng lượng từ 1 đến 2 kg. Cơm của quả thường có màu vàng nhạt.

Một đặc điểm nữa của trái sầu riêng là trái chín chỉ rơi (rụng) vào một thời điểm nhất định trong ngày: trái rơi (rụng) nhiều nhất vào lúc giữa đêm (từ 0 tới 1 giờ) và một số ít vào giữa trưa (12 tới 13 giờ), những giờ khác không có trái rơi (rụng). Nhờ đó con người tránh được tai nạn.

Trái sầu riêng có nhiều “múi”, mỗi múi có 1 đến 3 hạt. Phần ăn được là phần thịt (cơm) bao quanh hạt cứng. Hạt có kích cỡ như hạt mít, có thể ăn được nếu được nướng, chiên hay luộc.

Sầu Riêng trước đây được trồng nhiều bằng hột và là cây thụ phấn chéo nên có sự phân ly rất lớn ở thế hệ sau. Quả nang, có gai nhọn, trong có vách to như múi mít, vị đặc biệt, ăn ngon. Thịt quả có thể ăn được, và tỏa ra một mùi đặc trưng, nặng và nồng, ngay cả khi vỏ quả còn nguyên. Một số người thấy sầu riêng có một mùi thơm ngọt ngào dễ chịu, nhưng một số khác lại không chịu nổi và khó chịu với cái mùi này. Mùi hương của sầu riêng tạo nên những phản ứng từ mê mẩn cho đến kinh tởm mãnh liệt, và được mô tả như mùi hành tây thối, nhựa thông hoặc nước cống. Do mùi của sầu riêng ám rất lâu cho nên nó bị cấm mang vào một số khách sạn và phương tiện giao thông công cộng ở Đông Nam Á.

2. Sầu riêng có trong ca dao

Có anh thi rớt trở về
Bà con đón hỏi nhiều bề khó khăn
Sầu riêng anh chẳng buồn ăn,
Bòn bon, tố nữ anh quăng cùng đường

Trái cây sầu riêng cũng gặp ở bên Guyane Nam Mỹ đầu tháng 4 mỗi năm. Quả sầu riêng có mùi thơm rất mạnh nên nhiều xứ Đông Nam Á không cho chở các loại trái này trên xe đò hay máy bay!

3. Quả sầu riêng

Được nhiều người ở Đông Nam Á xem như là “vua của các loại trái cây”. Quả sầu riêng có đặc điểm là kích thước lớn, mùi mạnh, và nhiều gai nhọn bao quanh vỏ. Chiều dài quả có thể đạt 30 xentimét (12 in) và 15 xentimét (6 in) đường kính, thường nặng một đến ba kilogram (2 đến 7 lb). Quả có hình dáng từ thuôn đến tròn, màu vỏ từ xanh lục đến nâu, màu thịt quả từ vàng nhạt đến đỏ.

Trái cân nặng đến 5kg với vỏ đầy gai. Trái sầu riêng chín sau 3 tháng sau khi thụ phấn. Trái có thể mọc trên thân cây cành. Sầu riêng có thể có trái sau khi trồng 4 tới 5 năm. Thịt quả có thể ăn được. Màu của trái có thể từ xanh sang nâu, hình dạng thuôn đến tròn. Một số người thấy sầu riêng có một mùi thơm ngọt ngào dễ chịu, nhưng một số khác lại không chịu nổi và khó chịu với cái mùi này. Mùi hương của sầu riêng tạo nên những phản ứng từ mê mẩn cho đến kinh tởm mãnh liệt, và được mô tả như mùi hành tây thối, nhựa thông hoặc nước cống. Do mùi của sầu riêng ám rất lâu cho nên nó bị cấm mang vào một số khách sạn và phương tiện giao thông công cộng ở Đông Nam Á. Nhiều người xem đó là thơm, nhưng có người cho đó là thối. Cả hai kết quả phẩm bình, tuy mâu thuẫn nhưng đều có lý. Trong trái sầu riêng chín, theo các chuyên gia hóa học, có hơn 100 chất, trong đó có một số thuộc ête (ether) thơm, và một số ête thối, có thành phần lưu huỳnh. Thơm hay thối là kết quả của khứu giác cá nhân: tiếp nhận ête thơm trước tiên, hay tiếp nhận ête thối trước tiên mà thôi

4. Các giống sầu riêng

Có 30 loài Durio được xác định, ít nhất 9 loài trong số đó có quả ăn được. Theo thời gian, hoặc nhờ khám phá, hoặc nhờ gây giống, hiện nay sầu riêng (Durio zibethinus) có độ 70 giống (cultivar), trong đó giống “sầu riêng đường không hạt” có triển vọng và được giới tiêu thụ ưa chuộng hơn hết: phân loài này được gây giống đặc biệt ở Thái Lan và Việt Nam: múi ngọt, không có hạt hoặc hạt bị tiêu giảm.

Sau đây là một số giống được ưa chuộng và có triển vọng để phát triển:

        - sầu riêng cơm vàng hạt lép. Giống này có nguồn gốc ngoài nước, được trồng nhiều ở Vĩnh Long và Cái Mơn, Chợ Lách – Bến Tre. Tán khá tròn đều, năng suất cao hơn 100 trái/cây /năm, phân bố trái đều, ít nhiễm sâu bệnh nguy hiểm, trọng lượng trái trung bình từ 3 – 3, 5kg, dạng trái cân đối, cơm vàng đều, tỷ lệ cơm khoảng trên 30%, vị béo, ngọt, thơm.

  • sầu riêng Monthong .Đây là giống được thị trường thế giới chấp nhận, Cây trồng ở Việt Nam sinh trưởng phát triển khá mạnh, tán thoáng, cành thưa và vuông gốc với thân, trái có mũi hơi nhọn, cơm rất dày màu vàng, bảo quản được lâu. Tuy nhiên hơi ít trái. Đặc biệt khi trồng ở miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long nếu quy trình chăm sóc không đúng thì phẩm chất trái không đạt.
  • sầu riêng Kanyao. Cũng như giống Monthong, Kanyao là giống của Thái Lan được du nhập vào Việt Nam, trồng nhiều ở huyện Chợ Lách, trái có hình tròn, cuống dài, rất dầy cơm và có màu vàng Ngoài ra, còn rất nhiều giống được nông dân trồng lâu đời như: Sầu Riêng Khổ qua xanh, Khổ qua vàng ( làm gốc ghép). Sầu Riêng là loại cây cao to nhưng gỗ giòn, dễ gẫy, do đó cần chọn cây có độ cao hợp lý, khó đổ ngã và chắc gỗ để trồng xung quanh làm cây chắn gió cho vườn.

Trái sầu riêng được dân Trung Quốc mua nhiều nên cung không đủ cầu, sầu riêng Thái Lan sản xuất bao nhiêu cũng không đủ bán! Thực vậy, theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, chỉ tính trong nửa đầu năm ngoái, nước này đã nhập khẩu khoảng 358.000 tấn sầu riêng, trị giá 963 triệu USD, tăng gấp đôi khối lượng và giá trị của tất cả trái cây nhập khẩu trong cả năm 2018.

Thái Công TụngThái Công Tụng
 
Cựu học sinh Quốc Học Huế, Kỹ sư Nông Học và Cử Nhân Khoa Học tại Toulouse (Pháp). Tiến sĩ Khoa học (1965), Giáo sư các Đại học khác nhau trong nước: Đại Học Khoa học, Đại Học Văn Khoa, Đại Học Nông Lâm Saigon.

 

1 nhận xét: