Thứ Năm, 25 tháng 8, 2022

BỊNH TIỂU ĐƯỜNG (2 ) - Đặng Quang Tâm

Để hiểu bài viết này, bạn cần biết từ amino acid. Trong đồ ta ăn, có chất đạm, chất béo và chất đường. Cơ thể ta sẽ phân hủy chất đạm ra thành amino acid. Có tất cả 20 loại amino acid. Trong đó 9 loại là tối cần thiết cho cơ thể. 9 loại đó là phenylalanine, valine, histidine, lysine, threonine, tryptophan, methionine, leucine và isoleucine. Cơ thể ta sẽ dùng 20 loại amino acid này để sản xuất hormones, receptor và những chất cần thiết khác cho cơ thể. Không phải đồ ăn nào cũng có đủ 9 amino acid này. Thí dụ như gạo. Nếu chỉ ăn cơm không thôi, ta sẽ thiếu amino acid lysine. Do đó, để có đủ dinh dưỡng, ta cần phải ăn nhiều loại đồ ăn khác nhau.
B-Insulin
 
1-Sơ lược về Insulin:
*Insulin là hormone do tế bào beta của tuỳ tạng tiết ra. Insulin là chất đạm (protein), tạo thành do kết hợp của 51 amino acid. Hình 2 cho ta cấu trúc của Insulin. Nó gồm 2 chuỗi A và B. Hai chuỗi này nối nhau bằng 2 bond disulfide. Sulfite là lưu huỳnh. Chuỗi A có 21 amino acid, chuỗi B có 30 amino acid. Trong chuỗi A còn có một disulfide bond nữa, nối Cystine A6 với Cystine A11. Vị trí của amino acid trên chuỗi B rất quan trọng trong việc bào chế chất Insulin bán ngoài thị trường. Đặc biệt các vị trí B3 (Asparagine), B28 (Proline) và B29 (lysine). Insulin có cấu trúc trong hình 2 gọi là Human Insulin. Còn Insulin bào chế bằng cách hoán đổi vị trí hoặc thay thế vị trí của amino acid ở các vị trí kể trên được gọi là Analogue Insulin. Tôi sẽ bàn rộng thêm ở một bài viết khác về vấn đề này.
*Nhiệm vụ chính của Insulin là quân bình (regulate) lượng đường trong máu, giữ ở mức tốt nhất là dưới 110 mg/dl. Nhiệm vụ kế nữa là biến đổi lượng đường mà cơ thể dư thừa thành Glycogen dự trử ở gan. Nhiệm vụ khác của Insulin là lưu trử chất béo cơ thể dư thừa dưới dạng Triglyceride trong các tế bào mở.
*Sự tai hại khi cơ thể không sản xuất Insulin (bịnh tiểu đường loại 1): không có Insulin bám vào Insulin receptor, võ bọc Glut4 không di chuyển ra vỏ tế bào để chở đường vào, lượng đường trong máu sẽ tăng mà đường bên trong tế bào không có đủ để dùng, các tế bào sẽ gửi tín hiệu đến gan để gan lấy Glycogen dự trử trong gan, phân huỷ nó(breakdown) thành chất đường. Nhưng vì không có Insulin, nên đường trong máu đã cao, lại càng cao hơn, mà đường bên trong tế bào càng xuống thấp (do tế bào tiếp tục tiêu thụ đường để tồn tại), Glycogen sẽ tiếp tục bị phân hủy để cung cấp đường. Khi lượng đường do phân hủy chất Glycogen đã cạn, lúc đó cơ thể sẽ lấy Triglyceride (fat) trong các tế bào mở, biến nó thành chất ketone để nuôi cơ thể. Tuy nhiên, khi chất này nhiều quá thì máu chúng ta sẽ trở thành acid, ta gọi trường hợp này là keto acidosis, đưa đến tình trạng hôn mê, suy tim, suy thận, suy gan và nếu không chửa trị kịp thời, có thể dẫn đến cái chết. Trong trường hợp này, thuốc để chửa bịnh tiểu đường loại này là thuốc chích Insulin.
*Năm 1960 là năm đầu tiên, người ta thành công khi dùng phương pháp Radioimmunoassay để đo được lượng Insulin trong máu. Sự kiện này khởi đầu cho rất nhiều thí nghiệm trong việc tìm hiểu và điều trị bịnh tiểu đường.
 
2-Đường trong đồ ăn làm tăng lượng Insulin:
*Chúng ta đều biết mỗi khi ăn, lượng Insulin trong máu tăng, nhưng trong đồ ăn có ba thứ khác nhau: chất béo, chất đạm và chất đường. Như vậy thì chất nào làm tăng lượng Insulin? Trước hết người ta cho bịnh nhân ăn chỉ chất béo không (corn oil), rồi đo lượng Insulin trong máu. Kết quả là lượng Insulin trước và sau khi ăn không khác biệt nhau nhiều. Kết quả cũng tương tự như vậy khi cho người bịnh nhân ăn chỉ có chất đạm (thịt). Tuy nhiên, khi cho người bịnh ăn chỉ có chất đường, lượng Insulin trong máu tăng vọt rất cao, ít nhất là 10 lần và kéo dài từ 1 đến 5 phút. Cái này cũng dể hiểu thôi, vì Insulin là chất giúp đẩy đường trong máu vào tế bào.
 
3-Thay đổi của lượng đường và Insulin trong ngày:
* Hình 3 cho ta thấy lượng Insulin tiết ra sau khi ăn sáng, trưa và ăn tối. Bình thường, đối với người không bị tiểu đường, lượng đường trong máu ban đêm được giử khoảng từ 60-110 mg/dl. Vì trong lúc ngũ, lượng đường ăn vào không có, nên để giử lượng đường ở mức này, cơ thể ta phải lấy đường dự trử trong gan dưới dạng Glycogen, phân hủy (breakdown) nó, biến nó trở lại thành đường Glucose. Để giử đường không lên cao hơn 110 mg/dl, tuỳ tạng phải tiết ra một lượng nhỏ Insulin để đẩy những lượng đường trong máu nào trên 110 mg/dl vào trong tế bào để nuôi tế bào. Khi ta ăn, lượng đường trong máu tăng cao rất nhanh. Để giử cho lượng đường không lên cao quá, tế bào beta của tuỳ tạng phải tiết ra chất Insulin. Lượng Insulin cũng sẽ tăng vọt rất nhanh, khoảng 10 lần lượng Insulin trước khi ăn, để đẩy lượng đường trong máu xuống dưới 110. Sự tăng vọt như vậy người ta gọi là một Pulse. Thời gian Insulin tăng kéo dài khoảng 1 đến 5 phút. Thay đổi tuỳ lượng đường ăn vào cao nhiều hay cao ít. Dù chỉ kéo dài 1-5 phút, nhưng hiệu quả của Insulin kéo dài tới 1-2 tiếng đồng hồ. Sau 5 phút thì lượng Insulin trong máu từ từ sẽ giảm trở lại như trước khi ăn. Nếu sau khi ăn một tiếng đồng hồ mà lượng đường còn trên 200 mg/dl thì người bịnh đã bị bịnh tiểu đường. Bịnh nặng hay nhẹ cần phải đo lượng đường HgA1c mới biết.
 
4-HgbA1c (Glycated hemoglobin test)
*Hemoglobin là protein trong Hồng Huyết Cầu (HHC). Nó có nhiệm vụ mang dưỡng khí (oxygen) cho HHC. Mỗi Hemoglobin có chứa một chất sắt, mà sắt có máu hổng, đó là lý do có chữ hồng trong HHC. Đây cũng là lý do khi ta bị thiếu máu, Bác Sĩ cho ta uống chất sắt để tạo thêm HHC.
Trung bình một HHC sống được khoảng 3 tháng. Trong 3 tháng đó, đường trong máu tiếp tục bám vào Hemoglobin mỗi ngày một nhiều. Độ dày của lớp bám này trong 3 tháng được gọi là HgbA1c.
Như vậy HgA1c là lượng đường trung bình của máu trong 3 tháng.
*Đây là cách hiệu quả nhất để biết người bịnh đã bị bịnh tiểu đường hay chưa và nếu đã bị, thuốc cho uống có hiệu quả nhiều hay ít. Bởi vậy cho nên để biết người bịnh bị tiểu đường nặng nhẹ thế nào, người bác sĩ chỉ cần hỏi trị số HgbA1c của họ.
HgA1c từ:
-6.0-6.5 người bịnh bị tiền tiểu đường nhẹ, chỉ cần ăn uống kiêng cử, tập thể dục để tăng lượng Glut4, giúp đẩy đường trong máu vào tế bào.
-6.5-7.0 người bịnh bị tiền tiểu đường nặng. Cần uống thuốc trị tiểu đường.
-7.0-14.0 người bịnh đã bị tiểu đường. Cần uống nhiều thứ thuốc, nếu không bớt, phải dùng đến thuốc chích Insulin.
Dưới đây là trị số của HgA1c tương đương với trị số của đường đo trên đầu ngón tay lúc mới thức dậy, chưa ăn. Trị số ở đầu ngón tay phải dưới 110 mg/dl cho những người chưa bị bịnh tiểu đường.
HgA1c Đường trên đầu ngón tay
5.0. 97
6.0 126
7.0 152
8.0 183
9.0 212
10.0 240
11.0 269
12.0 298
13.0 326
14.0 355
Nhắc lại, đường trên đầu ngón tay chỉ cho ta biết đồ ăn nào ta ăn làm chất đường trong máu tăng nhiều hay ít để ta tránh không ăn món đó nữa. Nếu trị số này trên 200 bất kỳ sau khi ăn no hay bụng đói, người bịnh đã bị bịnh tiểu đường. Nếu bạn uống thuốc trị tiểu đường, bạn cần thử máu mỗi ba ttháng, ít nhứt trong thời gian mới bắt đầu uống thuốc, để biết hiệu quả của thuốc. Nếu uống thuốc mà HgbA1c còn trên 6.5, bác sĩ sẽ phải đổi thuốc hoặc cọng thêm thuốc khác. Đường trên đầu ngón tay đo lúc ngủ mới thức dậy, bụng đói mà dưới 110 mg/dl thì tốt. Trên mức đó, bạn nên đi gặp Bác Sĩ để chửa trị.
Tôi đã làm thí nghiệm với rất nhiều bịnh nhân để biết đồ ăn nào họ ăn làm tăng đường.
Tôi bảo họ thử đường trên đầu ngón tay một giờ sau khi ăn. Sau đó cho tôi biết thức ăn nào họ ăn làm tăng lượng đường nhiều nhất. Theo thí nghiệm này, ngoài nước ngọt (Coke, nước chanh muối đường) những đồ ăn sau đây, người bị tiểu đường nên tránh:
-Cơm nếp, xôi, bánh tét, bánh ít, chè. Trong số bịnh nhân tôi khám bịnh, người Lào bị tiểu đường nhiều nhất, kế đến người Mễ. Người Lào họ ăn cơm nếp thay cơm mỗi ngày 3 bữa. Phần lớn trên 35 tuổi là họ đã bắt đầu bị tiền tiểu đường.
-Mì gói ăn liền, phở, hủ tiếu . Ngoài tiểu đường còn thêm bịnh cao Triglyceride (béo). Tôi nói họ đi ăn một tô phở, một giờ đồng hồ sau đến phòng mạch tôi thử máu. Lượng Triglyceride trong máu của họ thay đổi từ 600-1000. Có người còn lên đến hơn 2000. Trị số trung bình của Triglyceride là dưới 150.
-Soài riêng, soài, cam. Trong số trái cây tôi thấy trái bom (Apple) là ít làm tăng đường hơn. Theo kinh nghiệm của tôi, trái cây nào cứng phải nhai lâu như Apple, White Peach ít làm tăng đường hơn.
-Tất cả những thứ củ như khoai lang, củ mì. Những món này không ai ăn một chút mà được. Tôi có một anh bịnh nhân lái xe 18 bánh đường Dallas-Houston. Mỗi lần đi, vợ anh nấu cho một rỗ khoai lang. Anh có một mục nhọt ở háng, trị mãi không lành. Tôi nghi anh bị tiểu đường. Thử HgA1c. Kết quả 12.4. Tôi trị bịnh tiểu đường xong thì mục nhọt mới lành.
-Sau cùng là bia, rượu. Nó không ngọt nhưng lượng đường rất cao. Được một cái là mấy người này họ uống mà không ăn thì không sao, nhưng ai mà uống kèm theo ăn thì coi chừng lượng đường sẽ tăng.
Tôi có một bịnh nhân năm nay ông 75 tuổi. Từ lúc tôi cho ông biết ông bị tiền tiểu đường, ông ăn kiêng đến mức dể sợ. Đồ ăn ông ăn chỉ còn rau cải (đặc biệt Broccoli), đậu hột điều, đậu Almond, cá, trứng. Ngay cả tàu hủ ông cũng không ăn vì ông đo lượng đường trên đầu ngón tay sau khi ăn tàu hủ thì thấy đường lên hơi cao, ông nghĩ tụi làm tàu hủ bỏ đường thêm để bán cho chạy. Khi tôi thử máu ông, HgbA1c chỉ còn 5.5, ông không còn bị mở cao nữa. Mở tốt HDL của ông đo được 90. Tôi làm BS 32 năm chưa thấy có ai đo HDL cao như vậy. Ông nói với tôi, sở dĩ ông ăn kiêng cử như vậy, là để hy vọng sống được lâu, ăn đám cưới đứa cháu ngoại (năm nay mới 6 tuổi). Tôi nói với ông kết quả thử máu tốt thế này, tôi e ông sẽ sống đến khi đứa cháu đó đắc cử Tổng Thống Mỹ chứ nhằm nhè gì ăn đám cưới.
(còn tiếp)
 
 

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận : NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2) (Đỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :            NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2)                                                                      ...