Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Chứng mất ngủ và điều trị Đông y


Chứng Mất Ngủ
Trước khi tìm hiểu chứng mất ngủ, chúng ta cần biết 2 vấn đề có liên quan đến chứng 
mất ngủ, đó là sự mệt mỏi và sự nghỉ ngơi. 
1. Chứng mệt mỏi:   
Các nhà nghiên cứu cho biết, sự mệt mỏi là triệu chứng do nhiều nguyên nhân tác động 
hoặc ảnh hưởng, không phải tự nó gây rối loạn. Sự mệt mỏi phần lớn do lao động tay 
chân hoặc trí óc quá sức, cũng có thể do đau ốm từ triệu chứng sơ sài nhất là cảm lạnh 
cho đến những bệnh nghiêm trọng nhất như ung thư, bệnh liệt kháng (AIDS/SIDA) hợp 
lại mà thành. Sự mệt mỏi thường là dấu hiệu sớm nhất báo cho biết sức khỏe có vấn đề và 
từ đây sinh ra mất ngủ.  
-Mất ngủ được diễn tiến dưới nhiều hình thức: Thức đêm, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, 
tiểu đêm, dị ứng, viêm loét dạ dày, đau răng, đau khớp xương, nhức đầu kinh niên.  
-Mất ngủ do thất tình gồm: Lo lắng, sợ sệt, quá vui, giận hờn, than khóc, thù ghét, yêu 
thương quá độ làm cho mất ngủ. Cuối cùng sự mất ngủ biến thành hội chứng rối loạn về
tâm sinh lý, làm suy nhược cơ thể, mệt nhọc, căng thẳng thần kinh, buồn chán hay thất 
vọng, lâu dần dẫn tới chứng mất ngủ kinh niên.  
-Mất ngủ còn do ăn uống quá no, ăn nhiều chất béo, uống rượu, uống trà, uống cà phê, 
hút thuốc lá, tuổi già, phụ nữ trước và sau thời kỳ mãn kinh. Chúng gây ra sự kích thích 
làm hưng phấn thần kinh, tạạo ra hình thái ngủ gật, chập chờn tỉnh thức hoặc thức trắng 
đêm. Nói tóm lại, sự mệt mỏi gây ra chứng mất ngủ và mất ngủ gây ra sự mệt mỏi. Cái 
nầy có thể là nguyên nhân của cái kia hoặc ngược lạại. 
2. Sự nghỉ ngơi:  
Trước hết cần hiểu rằng tất cả mọi hoạt động và chức năng của cơ thể được kiểm soát bởi 
bộ não. Não quan tâm và điều hành mọi thứ, từ các tế bào, mô đến các cơ quan tim, phổi, 
gan, mật, dạ dày, ruột, cơ quan sinh lý, suy nghĩ, nói, nghe, hiểu và cả chuyện nghỉ ngơi 
hay ngủ suốt 24/24 giờ một ngày. Vì vậy não cần nghỉ ngơi để khôi phục sức lực. Vậy 
nghỉ ngơi bằng cách nào? Bằng cách tạm ngưng các sinh hoạạt về mắt, tai, miệng, lưỡi, 
tay chân dưới hình thức bất động tạm thời. Nhiều người bối rối giữa chữ "nghỉ ngơi" và 
"ngủ", thường đồng hóa như nhau. Không phải vậy. Mặc dù cả hai rất quan trọng nhưng 
không giống nhau. Tiến sĩ tâm lý học Harvey Diamond Hoa Kỳ giải thích: Điều kiện của 
ngủ xảy ra là chỉ khi nào sự ý thức dừng lại. Nói rõ hơn, nghỉ ngơi là một thời kỳ cơ thể
gián đoạn sự hoạt động để nó có điều kiện tự phục hồi năng lực. Vậy bằng cách nào? 
Nhắm mắt lại, thả lỏng tâm tư hoặc tập trung cái nhìn bên trong vào một tụ điểm mà Phật 
giáo gọi là Thiền và Công Giáo gọi là tĩnh tâm.Có 4 dạng nghỉ ngơi: 
1- Nghỉ ngơi về vật chất, là hình thức ngưng hoạt động, ngồi hoặc nằm để thư giãn cơ
thể. 
2- Nghỉ ngơi về phân tích, là hình thức nhắm mắt lại để tránh mọi điều nhận xét bằng 
mắt. 
3- Nghỉ ngơi về cảm xúc, là hình thức ngưng dùng đầu óc suy diễn mọi vấn đề. 
4- Nghỉ ngơi về tinh thần, là hình thức ngưng so sánh, phân biệt bằng tư tưởng. 
Nhưng dù nghỉ ngơi bằng cách nào thì yếu tố tạm dừng hoạt động là quan trọng nhất và 
nghỉ ngơi có giá trị như ngủ. Nghĩa là dù mất ngủ mà được nghỉ ngơi đầy đủ thì việc ngủ
tốt hay mất ngủ không có gì nghiêm trọng. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng nghỉ ngơi đầy đủ và đúng cách còn quan trọng hơn ngủ rất nhiều, bởi vì ngủ mà hoảng loạn, la hét, mớ, 
co giật, là những hiện tượng không bình thường của cơ thể trong khi nghỉ ngơi đạt tới chỗ
tĩnh lặng thì cơ thể luôn luôn được cân bằng, sảng khoái. Trái lại, thiếu sự nghỉ ngơi theo 
nhu cầu thì chứng mất ngủ sẽ xuất hiện. 
Vậy thì tìm hiểu chứng mất ngủ là đi tìm nguyên nhân gây ra mất ngủ để từ đây chúng ta 
cố gắng cải thiện, sửa chữa cho hoàn hảo. Hãy giải quyết nguyên nhân một cách triệt để. 
Thế nào là triệt để? Theo các nhà khoa học cho biết, chúng ta phải dành ra tới 1/3 thời 
gian cuộc đời cho giấc ngủ, nghiã là một người sống 90 tuổi thì tiêu xài hết 30 năm để
ngủ chứ không làm gì khác. Thật ra chúng ta không nên tiếc rẻ thời gian vì nó không phí 
phạm chút nào. Phải biết rằng thuốc tốt nhất, mạnh nhất, hữu hiệu nhất để trị chứng mệt 
mỏi là ngủ. Cơ thể không được nghỉ ngơi một cách tự nhiên bằng giấc ngủ thì sức khỏe 
sẽ bị đe dọa. Khi nghỉ ngơi đúng mức hay ngủ ngon thì bắp thịt, thần kinh và não bộ là 
những cơ quan được phục hồi và trẻ hóa cao nhất. Giữa lúc chúng ta ngủ, cơ thể tự động 
sửa chữa mọi hỏng hóc, phục hồi năng lượng và chuẩn bị năng lực cho những hoạạt động 
mới. Nhưng vì lý do nào đó khiến chúng ta mất ngủ, chúng ta thường thèm khát nó với 
một cường độ cao hơn là điều đang xảy ra. Đây là một lỗi lầm nghiêm trọng để nghĩ rằng 
thời gian ban đêm dài hơn ban ngày và lo sợ không ngủ được sẽ nguy hiểm đến tánh 
mạng mà không biết rằng chính sự lo sợ thái quá nầy làm cho chúng ta kiệt sức và có thể
dẫn tới cái chết trong khi thực tế chứng mất ngủ chưa có khả năng làm hạại gì tới thân 
tâm chúng ta cả. Trung bình một ngày chúng ta cần ngủ ít nhất 8 tiếng đồng hồ. Trẻ con 
ngủ nhiều giờ hơn người cao tuổi. 
Đông y xếp chứng mất ngủ vào phạm vi chứng Thất miên . Chứng nầy thường kèm 
theo chóng mặt, đau đầu, hồi hộp hay quên phần nhiều có liên hệ đến chức năng thần 
kinh. 
Đông y chia chứng mất ngủ ra làm 4 nguyên nhân bệnh lý: 
1- Do lo nghĩ và lao động nhiều làm hại đến tâm tỳ; huyết dịch hao tổn không dưỡng 
được tâm dẫn đến tâm thần không yên thành mất ngủ. 
2-Do cơ thể suy nhược hay đau yếu lâu ngày khiến thận âm hao tổn không nuôi dưỡng 
được tâm, tâm hỏa khô nóng, thần chí không yên gây ra mất ngủ. 
3- Do ăn uống không tiết độ, thức ăn đình trệ trong trường vị lâu ngày thành đàm nhiệt 
uất lấp bên trong gây nhiễu động nên nằm không yên giấc. 
4- Do kinh động bất ngờ làm nhiễu loạạn thần chí, sợ sệt, nằm ngủ là mớ, hoảng loạn rồi  
mất ngủ. 
Muốn chữa chứng mất ngủ, Đông y căn cứ vào hai yếu tố: Hư và Thực. Thực phần lớn do 
đờm nhiệt ngăn trở troạng phủ, cách trị phải thanh nhiệt, hóa đàm, hòa trung. Chứng hư
phần lớn thuộc âm huyết thiếu ở troạng Tâm Tỳ và Can Thận, cách trị là bổ khí huyết, tư
âm giáng hỏa. 
Sau đây là một số phương pháp chữa chứng mất ngủ: 
1- Táo nhân (mua ở tiệm thuốc Bắc đem về sao cho hơi đen, bốc mùi thơm), tán bột. 
Buổi chiều tối, lấy 12g bột thuốc uống với nước sắc lá tre (thuốc Bắc gọi là Trúc diệp), 
khi vào giường thì ngủ ngon. 
2- Dùng tim bấc (thuốc Bắc gọi là Đăng tâm thảo) chừng 12g, nấu với 2 chén nước, sắc 
còn 2/3 chén, uống vào buổi tối thì ngủ được. Bài nầy trị được chứng khó ngủ, đêm nằm 
thao thức không nhắm mắt được. 3- Dùng đậu đen đem nấu với nước cho nóng hoặc sao lên cho nóng thơm, bỏ vào một 
cái túi vải, thắt miệng lại để gối đầu. Mặt khác, dùng một mảnh vải sạch hơ ấm chườm 
lên hai mắt, nguội lại thay. Cứ làm như vậy có lúc sẽ đi vào giấc ngủ ngon lành. Cách nầy 
trị được chứng mở mắt suốt đêm không ngủ được. 
4- Bài thuốc Bắc tổng hợp: Bách hợp 30g, Hạ khô thảo 15g, Hắc táo nhân 15g, Dạ giao 
đằng 30g, Trân châu mẫu 30g, Liên tâm 15g, Tử đan sâm 20g, Sinh địa 20g. Sắc uống 
ngày 1 thang và nên uống nước nhất vào buổi chiều tối. Phương nầy trị những người tinh 
thần bồn chồn, phiền táo, miệng khô hay đắng do âm hư can nhiệt. 
5-Hắc táo nhân 100g, Hổ phách 50g, Diên hồ sách 50g. Tán bột, mỗi lần uống 3g với 
nước chín để nguội trước khi đi ngủ. Phương nầy trị mất ngủ do rối loạn tinh thần khó đi 
vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay mê, dễ tỉnh thức. 
6- Long nhãn nhục 15g, Thục địa 15g, Sơn thù 15g và Bá tử nhân 15g, sắc uống. Phương 
nầy trị người cao niên mất ngủ do can thận tâm tỳ hư, đi tiểu đêm, đau lưng, ù tai, choáng 
váng, mệt mỏi. 
-Ngoài ra, trước khi lên giường, lấy nước nóng từ 40-50 độ C rửa 2 chân và xoa lòng bàn 
chân vài phút cho ấm lên rồi đi ngủ. Tránh dùng thuốc bổ như Lộc nhung, Nhân sâm hay 
Phụ tử vì tính thuốc nhiệt làm mất ngủ. 
-Trước khi đi ngủ, dùng 1 chiếc lược bằng gỗ, răng không nhọn, chải đầu từ trán ra sau 
gáy. Sau đó lại chải từ đỉnh đầu sang hai bên mép tai. Làm đi làm lại nhè nhẹ khoảng 15 
phút, vừa chải vừa để tâm theo dõi sự mẫn cảm thích thú với da đầu. Đây là pháp tạo giấc 
ngủ thần tiên của các bậc cao niên trường thọ thuở xưa. Rất hay. 
                                      Trích từ sách "Dược Thảo Luận Trị" của Đông Y Sĩ Cảnh Thiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHỚ MỘT NGƯỜI - Thơ Songquang và Bài Họa Của Các Thi Hửu

Ảnh của Đào Anh Dũng NHỚ MỘT NGƯỜI Ta có mối tình mãi khắc sâu Bóng hình người ấy, mối duyên đầu Có khi thương mến khôn tìm được Lắm lúc u h...