Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Có Chút Gì Đó Bốn Mùa - Thơ Thuyên Huy


Có Chút Gì Đó Bốn Mùa

Tặng người có tên một trong bốn mùa, mới quen ở góc sân trường trung học Tây Ninh xưa của những ngày đầu năm học một chín sáu tám.
Xuân
Gốc mai già hoa nở
Người níu người đón Xuân
Đường lao xao bước ngập ngừng
Theo người người bảo thôi đừng nhớ nhung

Hạ
Phố thay màu phượng đỏ
Hạ nắng nép sân trường
Người đi người ở cuối đường
Xếp trang giấy mỏng gởi thương cho tình


Thu
Người đứng nhìn lá rụng
Trời chừng đã vào Thu
Cây rừng hát khúc mộng du
Ừ thôi tình đã thiên thu ngậm ngùi


Đông
Gió lạnh len khung cửa
Vườn hồng chớm lập Đông
Hoa cài đò dọc xuôi giòng
Người đem theo cả nổi lòng riêng mang

Thuyên Huy
Melbourne tháng chưa dứt mưa 2019

Mời xem :Đọc Một Bài Thơ Hay "Hẹn Nhau Ở Một Chỗ Thiên Thu" - Nguyễn Cang

Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Foreseeable Unforeseeables”, Project Syndicate, 27/03/2020.
Biên dịch: Trần Hùng
 Các sự kiện như đại dịch COVID-19, vụ sụp đổ thị trường nhà ở tại Mỹ năm 2007-2009 và các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 thường được gọi là sự kiện “thiên nga đen”. Thuật ngữ này có nghĩa là không ai có thể đoán trước chúng sẽ xảy ra. Nhưng, trên thực tế, những sự kiện này đều liên quan đến những ẩn số đã biết (known unknowns), hơn là những gì cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld từng gọi là “ẩn số chưa biết” (unknown unknowns).
Rốt cuộc, trong mỗi trường hợp, các nhà phân tích am hiểu đều biết được không chỉ điều đó có thể xảy ra, mà còn cả khả năng nó sẽ xảy ra trên thực tế nữa. Mặc dù tính chất và thời điểm chính xác của những sự kiện này không thể dự đoán được với độ chính xác cao, nhưng mức độ nghiêm trọng của hậu quả là có thể đoán được. Nếu các nhà hoạch định chính sách đã xem xét các rủi ro và thực hiện các bước phòng ngừa trước, họ có thể đã ngăn chặn hoặc giảm nhẹ được thiệt hại do thảm họa.
Trong trường hợp COVID-19, các nhà dịch tễ học và các chuyên gia y tế khác đã cảnh báo về sự nguy hiểm của một đại dịch virus trong nhiều thập kỷ qua, bao gồm gần đây nhất là năm ngoái. Nhưng điều đó đã không ngăn được Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng là “không lường trước được”, rằng đó là “một vấn đề mà không ai từng nghĩ sẽ là vấn đề”. Tương tự như vậy, sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tổng thống George W. Bush đã khẳng định sai rằng, “ít nhất, không có ai trong chính phủ của chúng tôi, và tôi không nghĩ rằng cả chính phủ tiền nhiệm, có thể hình dung được việc máy bay đâm vào các tòa nhà với một quy mô lớn như vậy.”
Trước những tuyên bố như vậy, người ta thường dễ quy kết những thảm họa này chỉ là do sự bất tài của chính phủ điều hành. Nhưng lỗi của các lãnh đạo phía trên khó có thể là một lời giải thích đẩy đủ, nếu ta thấy rằng thị trường tài chính và công chúng nói chung cũng thường bị bất ngờ. Thị trường chứng khoán đã đạt mức đỉnh lịch sử ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008, và một lần nữa trước vụ sụp đổ mới nhất bắt đầu vào cuối tháng Hai năm nay. Trong cả hai trường hợp, có rất nhiều rủi ro có thể thấy trước mà đáng lẽ ra đã phải làm giảm sự hưng phấn vô lý đó.
Trong cả hai lần, các nhà đầu tư không chỉ theo dõi các dự báo cơ bản quá lạc quan. Họ còn gần như không nhìn thấy rủi ro nào. VIX – thước đo mức độ biến động của thị trường tài chính (đôi khi được gọi là chỉ số sợ hãi) – ở gần mức thấp kỷ lục trước cả hai năm 2007-2009 và 2020.
Một số yếu tố giúp giải thích tại sao các sự kiện cực đoan thường khiến chúng ta bất ngờ. Thứ nhất, ngay cả các chuyên gia kỹ thuật cũng có thể không nhìn thấy bức tranh lớn nếu họ không phân tích đủ dữ liệu. Đôi khi họ chỉ nhìn vào các tập dữ liệu gần đây, cho rằng trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, các sự kiện từ 100 năm trước là không liên quan. Người Mỹ thường có một yếu tố gây hạn chế tầm nhìn khác: tập trung quá mức vào Hoa Kỳ. Không quan tâm đến phần còn lại của thế giới là một trong những rủi ro của chủ nghĩa biệt lệ Mỹ.
Ví dụ, vào năm 2006, các chuyên gia tài chính đã định giá chứng khoán có thế chấp bảo đảm ở Mỹ chủ yếu dựa vào lịch sử giá nhà ở gần đây của Mỹ, về cơ bản cho rằng giá nhà đất không bao giờ giảm theo giá trị danh nghĩa. Nhưng quy tắc đó chỉ đơn thuần phản ánh thực tế rằng chính các nhà phân tích chưa bao giờ chứng kiến ​​giá nhà đất danh nghĩa giảm trong đời họ. Giá nhà đất thực sự đã giảm ở Mỹ vào những năm 1930 và ở Nhật Bản lần gần đây là vào những năm 1990. Nhưng những giai đoạn đó không trùng khớp với kinh nghiệm sống của các nhà phân tích tài chính ở Hoa Kỳ.
Nếu các nhà phân tích đó tham khảo một bộ dữ liệu lớn hơn, các ước tính thống kê của họ sẽ cho phép xác suất giá nhà đất cuối cùng sẽ giảm và do đó các chứng khoán có thế chấp bảo đảm cũng sẽ sụp đổ theo. Các nhà phân tích tài chính chỉ phân tích dữ liệu nước họ và trong một khoảng thời gian hạn chế thì cũng giống như các nhà triết học người Anh ở thế kỷ 19 đã kết luận từ quan sát cá nhân rằng tất cả thiên nga đều màu trắng. Họ chưa bao giờ đến Úc, nơi người ta phát hiện ra những con thiên nga đen từ một thế kỷ trước, và họ cũng không tham khảo ý kiến các nhà điểu học.
Hơn nữa, ngay cả khi các chuyên gia đúng, thì các lãnh đạo chính trị vẫn thường không nghe lời họ. Ở đây, vấn đề là các hệ thống chính trị có xu hướng không phản ứng trước các cảnh báo mà ước tính khả năng xảy ra thảm họa ở mức thấp chỉ khoảng 5% mỗi năm, ngay cả khi thiệt hại nếu bỏ qua xác suất như vậy là rất lớn. Các chuyên gia cảnh báo về một đại dịch nghiêm trọng đã đánh giá đúng rủi ro. Tương tự là Bill Gates cũng như nhiều nhà quan sát sắc sảo khác làm việc trong các lĩnh vực từ sức khỏe cộng đồng tới kinh doanh điện ảnh. Nhưng chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã không chuẩn bị cho điều đó.
Tồi tệ hơn, năm 2018, chính quyền Trump đã giải tán bộ phận thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia do Tổng thống Barack Obama thành lập để đối phó với nguy cơ dịch bệnh; và chính quyền này cũng thường xuyên cố gắng cắt giảm ngân sách dành cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và các cơ quan y tế công cộng khác. Không có gì đáng ngạc nhiên khi khả năng xử lý đại dịch của Mỹ – như tỉ lệ xét nghiệm thấp và thiếu hụt trầm trọng các trang thiết bị y tế quan trọng – đã thua xa các nền kinh tế tiên tiến khác, không chỉ Singapore và Hàn Quốc.
Nhưng, ngoài việc làm giảm khả năng ứng phó đại dịch của Mỹ, Nhà Trắng đơn giản là không có kế hoạch nào, cũng như không nhận ra rằng họ cần một kế hoạch ngay cả sau khi rõ ràng là sự bùng phát virus ở Trung Quốc sẽ lan rộng ra toàn cầu. Thay vào đó, chính quyền đã thiếu quyết đoán và đổ lỗi cho người khác, không chịu tăng cường năng lực xét nghiệm, và do đó khiến cho số lượng các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận thấp một cách giả tạo, có lẽ là nhằm hỗ trợ giá cổ phiếu.
Còn đối với tuyên bố của Trump rằng “Không ai từng nhìn thấy bất cứ điều gì như thế trước đây”, người ta chỉ cần nhìn lại bốn năm trước khi dịch Ebola giết chết 11.000 người. Nhưng họ ở rất xa, tận Tây Phi. Đại dịch cúm 1918-19 đã giết chết 675.000 người Mỹ (cùng với khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới), nhưng đó là 100 năm trước.
Rõ ràng, các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta chỉ bị ấn tượng khi một thảm họa giết chết một số lượng lớn công dân trong chính đất nước họ trong ký ức gần đây mà họ còn nhớ. Nếu bạn chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy một con thiên nga đen, chúng chắc chắn không tồn tại.
Thế giới hiện đang phải trả một mức học phí quá đắt cho các bài học về đại dịch. Chúng ta chỉ biết hy vọng rằng thiệt hại nhân mạng không quá cao – và người ta sẽ học được những bài học phù hợp.
Jeffrey Frankel, giáo sư Trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard, nguyên là thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. Ông điều hành Chương trình Tài chính Quốc tế và Kinh tế Vĩ mô tại Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, nơi ông là thành viên của Ủy ban Xác định Chu kỳ Kinh tế, cơ quan chính thức của Hoa Kỳ chuyên xác định thời điểm suy thoái và phục hồi của nền kinh tế

Gặp nhau tai nhà Trần Đức Trong 2015

Post lại ảnh cũ,tháy nhiều ngườ quen quá,ko biết ngày giờ có chính xác ko?
Nhớ là hôm đó TĐT mời về ăn đám giỗ mẹ vợ

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

THƠ XƯỚNG HỌA KỲ 43- VƯỜN THƠ MỚI

Bài xướng:LỢI KHẨU BẤT LỢI PHÚC
 LỢI KHẨU BẤT LỢI PHÚC
Tiệc khao hấp dẫn miếng ăn ngon,
Ngấu nghiến hồi lâu bụng cứng tròn.
Miệng sướng, ngất ngây mùi ngọt béo,
Dạ buồn, bối rối ruột già non.
Mật gan chắt bóp chưa tiêu hóa,
A xít chan hòa thêm sắt son.
Trào ngược, ợ chua cần ít thuốc,
Tìm nơi đánh rắm, chạy lon ton…

Minh Tâm


Họa 1:      CHÚT LÒNG SON

Mâm cổ bày ra lắm món ngon
Mọi người hớn hở mắt căng tròn
Riêng ta xơi nhẹ rau,dưa mỏng
Cùng chả chiên giòn ,miếng bắp non
Thực phẩm giản đơn - tình bạn thắm
Hương chiều nồng ấm = chút lòng son
Tiệc về nhẹ ngắm trời cao,lộng
Tiếng nhạc suối nguồn chảy tỏn ton.

Kim Trân 

Họa 2:        LỆNH CẤM RA ĐƯỜNG
Bệnh dịch tràn lan ngủ chẳng ngon
Ngày đêm khắc khoải mộng chưa tròn
Lo sao bỏ lệnh "ra ngoài cửa"
Khổ nỗi ôm sầu nợ nước non
Lận đận thân già quanh xó bếp
Lao đao tuổi trẻ chạnh lòng son
Mai nầy xả trại ta mua rượu
Nốc trọn thùng bia chống gậy ton.
Nguyễn Cang
*Thị trưởng Tiểu bang California Newsom trong nổ lực ngăn chận Corona Vũ Hán lây lan, đã tuyên bố sắc lệnh ngày 19/3/2020 yêu cầu người dân phải ở trong nhà trong suốt 3 tuần lễ.

Họa 3:           ĐIỀU ĐỘ 

Ăn uống trên đời nhất thú ngon
Tâm không tham luyến miễn sao tròn 
Đủ no háu rán hay trào thực 
Thiếu đói ăn dồn khổ ruột non
Đạm bạc món rau thơm nước chấm 
Đơn sơ tương ớt đỏ màu son
Thể thao ngủ sớm luôn đều độ
Vui vẻ chơi đùa múa nhảy ton 

Hương Lệ Oanh VA



Chúng ta chưa có lý do để tin rằng công nghệ 5G an toàn đối với sức khỏe

Mạng 5g dự kiến sẽ được triển khai thương mại tại Việt Nam vào năm nay (2020). Bên cạnh tiềm năng to lớn trong cuộc cách mạng 4.0 của mạng 5g, công nghệ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe.

Một bài bình luận có tựa đề “Chúng ta chưa có lý do để tin rằng mạng 5G là an toàn (đối với sức khỏe)” trên tạp chí Scientific American ngày 17/10/2019 của TS Joel M. Moskowitz – giám đốc Trung tâm Sức khỏe Gia đình và Cộng đồng tại Trường Y tế Công cộng tại Đại học California, Berkeley (Mỹ) – đã đưa ra một cái nhìn khái quát về vấn đề này. Dưới đây là nội dung bài bình luận:

Chúng ta chưa có lý do để tin rằng công nghệ 5G an toàn đối với sức khỏe

Ngành công nghiệp viễn thông và các chuyên gia trong ngành đã cáo buộc nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu tác động của bức xạ điện thoại di động là đang tỏ ra “sợ hãi quá trớn” trước sự ra đời của mạng công nghệ không dây 5G. Bởi phần lớn nghiên cứu của chúng tôi được tài trợ công khai, chúng tôi tin rằng trách nhiệm đạo đức của mình là thông báo cho công chúng về những rủi ro sức khỏe của bức xạ không dây từ kết luận của các tài liệu khoa học bình duyệt.

Chúng ta chưa có lý do để tin rằng công nghệ 5G an toàn đối với sức khỏe
Sự phát triển của công nghệ (Ảnh chụp màn hình Youtube/phim 5G APOCALYPSE – THE EXTINCTION EVENT/New Earth Project).

Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) – một cơ quan độc lập trong Chính phủ Hoa Kỳ chuyên môn về những vấn đề truyền thông – mới đây đã thông báo trong một thông cáo báo chí rằng ủy ban này sẽ sớm tái ban hành lại (giữ nguyên) các mức giới hạn phơi nhiễm bức xạ tần số vô tuyến (radio frequency radiation – RFR) mà FCC đã thông qua vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Những mức giới hạn này được dựa trên sự thay đổi hành vi ở chuột tiếp xúc với bức xạ vi sóng và được thiết kế để bảo vệ chúng ta khỏi những rủi ro nhiệt lượng ngắn hạn từ loại bức xạ này do phơi nhiễm RFR.
Tuy nhiên, kể từ khi FCC áp dụng các mức giới hạn này chủ yếu dựa trên nghiên cứu từ những năm 1980, một số lượng đáng kể các nghiên cứu bình duyệt, khoảng hơn 500 nghiên cứu bình duyệt đã tìm thấy các tác động sinh học hoặc sức khỏe có hại khi phơi nhiễm với RFR ở cường độ thấp hơn rất nhiều so với cường độ sinh nhiệt (cường độ làm nóng) thông thường.
Viện dẫn khối lượng nghiên cứu lớn này, hơn 240 nhà khoa học từng đăng tải nghiên cứu bình duyệt về tác dụng sinh học và sức khỏe của trường điện từ không kích thích (EMF) đã ký tên vào Bản đề xuất của các nhà khoa học quốc tế về EMF ( International EMF Scientist Appeal ), kêu gọi thiết lập các mức giới hạn phơi nhiễm chặt chẽ hơn. Bản đề xuất đưa ra những nhận định sau:
“Rất nhiều ấn phẩm khoa học gần đây đã chỉ ra rằng EMF ảnh hưởng đến các sinh vật sống ở mức độ thấp hơn hầu hết các chỉ dẫn ở tầm quốc gia và quốc tế. Các tác động bao gồm sự gia tăng nguy cơ ung thư, căng thẳng tế bào, gia tăng các gốc tự do có hại, tổn thương di truyền, thay đổi cấu trúc và chức năng hệ sinh sản, khả năng học tập và ghi nhớ sa sút, rối loạn thần kinh và tác động tiêu cực đến sức khỏe nói chung ở người. Các tổn hại không chỉ ghi nhận ở người, khi ngày càng có nhiều bằng chứng về tác hại đối với cả thực vật và động vật”.
Phần lớn các chuyên gia về ảnh hưởng của bức xạ không kích thích đối với sức khỏe con người đều có tên trong bản đề xuất này. Những chuyên gia này đã xuất bản hơn 2.000 bài viết về EMF trên các tạp chí chuyên ngành.
Giới hạn phơi nhiễm RFR của FCC được điều chỉnh dựa trên cường độ phơi nhiễm, có tính đến tần số của mức sóng nhà mạng, nhưng lại không tính đến các đặc tính tín hiệu của RFR. Bên cạnh khuôn mẫu và thời gian phơi sáng, một số đặc điểm nhất định của tín hiệu (ví dụ: xung, phân cực) sẽ làm gia tăng các tác động sinh học và sức khỏe của tình trạng phơi nhiễm. Do đó cần thiết lập các mức giới hạn phơi nhiễm mới để bao hàm các hiệu ứng khác biệt này. Hơn nữa, những giới hạn này phải được dựa trên các tác động sinh học, chứ không phải đơn thuần dựa trên sự thay đổi hành vi của chuột trong phòng thí nghiệm.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (IARC) đã liệt bức xạ RFR vào loại “tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư ở người” vào năm 2011. Năm ngoái, một nghiên cứu trị giá 30 triệu USD, kéo dài 10 năm được tiến hành bởi Chương trình Chất độc Quốc gia Hoa Kỳ (NTP) đã tìm thấy “bằng chứng rõ ràng” rằng chỉ cần hai năm phơi nhiễm với bức xạ RFR của điện thoại di động là có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư ở chuột đực và làm tổn hại DNA ở loài chuột cả hai giới. Viện Ramazzini ở Ý đã tiến hành thí nghiệm độc lập và đi đến cùng một kết luận căn bản tương đương của NTP bằng cách sử dụng một tần số sóng mạng khác và mức độ phơi nhiễm với bức xạ điện thoại di động yếu hơn khá nhiều. 
Dựa trên nghiên cứu công bố năm 2011, bao gồm các nghiên cứu về người và động vật và dữ liệu cơ học, IARC gần đây đã ưu tiên việc xét duyệt lại RFR trong 5 năm tới. Vì nhiều nhà khoa học EMF tin rằng chúng ta hiện có đủ bằng chứng để coi RFR là chất gây ung thư tiềm năng hoặc đã biết ở người, IARC có thể sẽ gia tăng mức độ gây ung thư tiềm ẩn của RFR trong tương lai gần.
Xem biểu đồ tế bào máu của người trước và sau khi tiếp xúc với các đồng hồ đo thông minh (smart meter), trong 1 thí nghiệm gồm 30 người của bác sĩ Frank Springob. 

Chúng ta chưa có lý do để tin rằng công nghệ 5G an toàn đối với sức khỏe
Biểu đồ trước khi phơi nhiễm của các tế bào máu của 3 đối tượng (ảnh chụp màn hình Youtube/phim 5G APOCALYPSE – THE EXTINCTION EVENT/New Earth Project).
Chúng ta chưa có lý do để tin rằng công nghệ 5G an toàn đối với sức khỏe
Biểu đồ sau khi phơi nhiễm của các tế bào máu của 3 đối tượng. Trong cả 3 trường hợp, đều ghi nhận sự thoái hóa (thương tích) của các tế bào máu (ảnh chụp màn hình Youtube/phim 5G APOCALYPSE – THE EXTINCTION EVENT/New Earth Project).
Chúng ta chưa có lý do để tin rằng công nghệ 5G an toàn đối với sức khỏe
Biểu đồ kết hợp. Nửa trên: Trước phơi nhiễm. Nửa dưới: Sau phơi nhiễm (ảnh chụp màn hình Youtube/phim 5G APOCALYPSE – THE EXTINCTION EVENT/New Earth Project).

Tuy vậy, dù không thực hiện đánh giá rủi ro chính thức hoặc đánh giá có hệ thống về các nghiên cứu về ảnh hưởng đến sức khỏe của RFR, FDA gần đây đã tái khẳng định quyết định muốn giữ nguyên mức giới hạn phơi nhiễm năm 1996 của FCC trong một lá thư gửi cho FCC, khi cho biết cơ quan này “đã kết luận rằng không có sự thay đổi nào đối với các tiêu chuẩn hiện hành là hợp lý tại thời điểm hiện nay”, và rằng “những kết quả thử nghiệm của NTP không nên được áp dụng cho việc sử dụng điện thoại di động trên người”. Bức thư nói rằng, “cho đến nay các bằng chứng khoa học hiện tại không cho thấy các tác động sức khỏe bất lợi đối với người do phơi nhiễm tại hay ở dưới các mức giới hạn phơi nhiễm hiện tại”.
Công nghệ di động mới nhất hiện nay, 5G, sẽ lần đầu tiên sử dụng sóng milimet, song hành với vi sóng vốn được sử dụng cho các công nghệ di động cũ hơn, từ thế hệ 2G đến 4G. Với phạm vi tiếp cận hạn chế, việc hiện thực hóa 5G sẽ yêu cầu thiết lập ăng-ten di động cứ sau 100 đến 200 mét, khiến nhiều người bị phơi nhiễm trước bức xạ sóng milimet. 5G cũng sử dụng các công nghệ mới (ví như ăng ten có khả năng hình thành chùm tia, mảng pha, nhiều đầu vào và đầu ra lớn, được gọi là các MIMO lớn) đặt ra những thách thức đặc thù trong trong việc đo lường mức độ phơi nhiễm.
Sóng milimet chủ yếu được hấp thụ trong vòng một vài milimet cách da người và trong các lớp bề mặt của giác mạc. Việc tiếp xúc ngắn hạn có thể mang đến tác dụng sinh lý bất lợi đối với hệ thần kinh ngoại biên, hệ miễn dịch và hệ tim mạch. Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc lâu dài có thể gây ra các rủi ro cho sức khỏe của da (ví dụ, khối u ác tính), mắt (ví dụ, khối u ác tính ở mắt) và tinh hoàn (ví dụ, sự vô sinh).
Bởi 5G là một loại công nghệ mới, do đó chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng đối với sức khỏe của nó. Tuy nhiên, chúng ta đã có nhiều bằng chứng về tác hại của sóng 2G và 3G. Người ta biết rất ít về những ảnh hưởng của việc phơi nhiễm với sóng 4G, một công nghệ đã có 10 năm tuổi, bởi các chính phủ khá chểnh mảng trong việc tài trợ cho nghiên cứu này. Cùng lúc, chúng ta đang chứng kiến ​​sự gia tăng một số loại khối u ở đầu và cổ trong hệ thống dữ liệu về ung thư, có thể ít nhất một phần là do sự gia tăng của bức xạ điện thoại di động. Những sự gia tăng này tương thích với kết quả từ các nghiên cứu kiểm soát về nguy cơ ung thư ở người dùng điện thoại di động nặng.
5G sẽ không thay thế 4G; nó sẽ đồng hành cùng 4G trong tương lai gần và có thể trong thời gian dài. Nếu có tác động hiệp đồng từ tình trạng phơi nhiễm bức xạ đồng thời đến từ nhiều loại RFR, thì nguy cơ gây hại chung từ RFR có thể gia tăng đáng kể. Ung thư không phải là nguy cơ duy nhất vì có bằng chứng đáng kể cho thấy RFR gây ra tình trạng rối loạn thần kinh và tổn hại sinh sản, có khả năng là do stress oxy hóa.
Là một xã hội, chúng ta có nên đầu tư hàng trăm tỷ đô la để triển khai mạng 5G, một công nghệ di động đòi hỏi phải lắp đặt 800.000 ăng ten di động mới ở Mỹ, ngay cạnh những nơi chúng ta sinh sống, làm việc và vui chơi hay không?
Thay vào đó, chúng ta nên ủng hộ khuyến nghị của 250 nhà khoa học và bác sĩ y khoa đã ký bản đề xuất 5G kêu gọi một lệnh trì hoãn tức thì đối với việc triển khai 5G và yêu cầu chính phủ tài trợ cho nghiên cứu cần thiết để thiết lập các giới hạn phơi nhiễm sinh học nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của chúng ta.
Bác sĩ Sharon Goldberg bàn về ảnh hưởng của 5G đối với sức khỏe tại Ủy ban Năng lượng bang Michigan:

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

LOÀI NGƯỜI RÚNG ĐỘNG VÀ XÃ HỘI SUY SỤP VÌ THỨ XOÀNG XỈNH NHỎ NHOI

(Moustapha Dahleb, Nhà văn rất nổi tiếng của Chad)
  Người dịch: Ngô Thị Phương Thiện

Một thứ xoàng xỉnh nhỏ nhoi, kích thước siêu nhỏ, tên là coronavirus đang xáo trộn hành tinh. Một thứ gì đó, không nhìn thấy được, đã đến đây đặt ra luật của nó. Nó đặt lại mọi thứ thành vấn đề và đảo lộn mọi trât tự đã được thiết lâp. Moi thứ đang bi sắp xếp lai theo kiểu khác, cách khác.
Điều các cường quốc phương Tây không làm được ở Syria, Lybia, Yemen... thứ xoàng xỉnh nhỏ nhoi kia đã đạt được (ngưng bắn, đình chiến..)
Điều quân đội Algeria không làm được, thứ xoàng xỉnh nhỏ nhoi kia đã đạt được (Hirak đã chấm dứt....)
Điều các nhà đối lập chính trị không làm được, thứ xoàng xỉnh nhỏ nhoi kia đã đạt được (lùi ngày bầu cử)

Điều doanh nghiệp không làm được, thứ bé con xoàng xỉnh nhỏ nhoi kia đã đạt được (hoàn trả thuế, miễn thuế, cho vay lãi bằng không, quỹ đầu tư, giảm giá nguyên liệu chiến lược...)
Điều các chiếc áo vàng và công đoàn không làm được, thứ xoàng xỉnh nhỏ nhoi kia đã đạt được (giảm giá bán xăng dầu, tăng quyền lợi xã hội....)
Bổng nhiên, người ta thấy trong thế giới phương Tây nhiên liệu xuống giá, ô nhiễm giảm, mọi người bắt đầu có thời gian, nhiều đến mức không biết làm gì với nó. Cha mẹ bắt đầu tập tìm hiểu con cái, con cái tập sống nhiều hơn với gia đình, công việc không còn là ưu tiên, du lịch và thú vui không còn là chuẩn mực của một cuộc đời thành đạt.
Bổng nhiên, trong thinh lặng, chúng ta quay về với nội tâm của mình và thông hiểu giá trị của các từ đoàn kết và sự dễ tổn thương.

Bổng nhiên, chúng ta nhận ra tất cả đang trên cùng một chiếc thuyền, giàu nghèo gì cũng thế. Chúng ta biết chúng ta đã cùng nhau vét sạch ngăn kệ trong các cửa hàng và bệnh viện đang đầy ắp người và tiền không còn mảy may quan trọng. Rằng chúng ta đều có cùng căn cước là con người đối mặt với coronavirus.
Chúng ta nhận ra trong nhà để xe, những chiếc ô tô cao cấp đang phải nằm im vì không còn ai được ra đường nữa.

Chỉ cần một vài ngày để vũ trụ này xây dựng được bình đẳng xã hội, điều mà trước đây không thể hình dung được.
Nỗi sợ đã xâm chiếm mọi người. Nỗi sợ đã đổi phe. Nó đã bỏ rơi người nghèo để sang ở với người giàu có và quyền lực. Nó đã làm cho những người này nhớ lại bản chất con người và tính nhân văn của họ.
Mong rằng điều này sẽ giúp hiểu ra sự dễ tổn thương của con người, vốn vẫn tìm cách lên Sao Hỏa mà ở và vốn vẫn cho rằng mình đủ giỏi để nhân bản con người với mong mỏi được trường sinh bất tử.

Mong rằng điều này sẽ giúp nhìn ra được giới hạn của sự thông minh của con người khi đối mặt với sức mạnh của thiên nhiên.
Chỉ cần vài ngày để điều xác tín trở thành điều bất định, sức mạnh trở thành sự yếu kém và quyền lực biến thành tình đoàn kết và sự phối hợp ý chí.

Chỉ cần vài ngày để châu Phi trở thành châu lục an toàn. Điều tự huyển hoặc trở thành điều dối trá.
Chỉ cần vài ngày để nhân loại ý thức được rằng mình chỉ là làn hơi và hạt bụi.
Chúng ta là ai? Giá trị của chúng ta là bao? Chúng ta làm gì được trước con virus này?
Hãy nhìn thẳng vào sự thật trong khi chờ hồng ân của Thượng Đế.
Hãy tự vấn về bản chất người trong bối cảnh "toàn cầu hóa" đang bị coronavirus thách thức.
Hãy ngồi nhà và suy nghĩ về đại dịch này.
Hãy yêu nhau khi đang còn sống!
(Từ Cảnh chuyển )

Xem Thêm :Thận trọng với sự phình to quyền lực nhà nước trong đại dịch

NHỚ NHÀ (Thơ Cao Bồi Già và Bài Họa của Các Thi Hửu )


NHỚ NHÀ
Gót bước, quê nhà xa lc lơ,
Chiu buông mt ngóng hướng tây m.
Tàu cau gi nh vuông vườn ngoi,
Tiếng m ru hi nhng gic mơ.
Đt l mà quen danh đa chí (*)
Tri quen nhưng l mái nhà th.
Vng đâu tiếng qu cung su thng,
Na mnh hn ta ta vt vơ
CAO BỒI GIÀ
(*): L. Saigon
Santa Anna (08-03-2020)

CHIỀU BUÔNG
(Kính họa bài Nhớ Nhà của huynh CBG)
Đồi vắng mây chiều treo lửng lơ
Dừng chân dõi mắt tít xa mờ
Ngời ngời nét ngọc khơi duyên đắm
Đạo mạo dung nghi gọi ước mơ
Hà cớ thần quang dường dã dượi
Can chi sắc vóc toát ơ thờ
Ai hay viễn khách lòng đau đáu 
Đất tổ trông vời trí vẩn vơ
Phương Hoa - Mar 8th 2020

HỌA: NHỚ QUÊ
X người quê ngóng bóng xa lơ,
Nhớ quá nhìn quanh chỉ bóng m.
Li m mãi in như gic mng,
Tiếng ba dường n ttrong mơ.
Nghìn trùng đt M ngi hiu qunh,
Vin hút quê xưa nghĩ thn th.
Nh quá Vit nam! Ôi nh quá!
Mượn vn thơ thn đc vu vơ.
HỒ NGUYỄN (09-3-2020)

 Họa :THANH THẢN TỪ ĐÂY
Phố xá Saigon, xa tít lơ
Quê hương bỏ lại, lệ hoan mờ
Vì đâu lưu lạc về nơi lạ
Chẳng nhẽ kiếm tìm lại giấc mơ
Gian khổ đũ rồi, thôi tạ biệt
Nghĩa tình còn chút, đáng tôn thờ
Đất lành chim đậu, vui sum họp
Thanh thản từ đây hết vẫn vơ.
Thanh Trương




 Họa :SẦU QUÊ
Đọc Xuôi:
Xa vời đất lạ núi xanh lơ,
Gió thoảng mây trôi sóng biển mờ.
Ga đẹp xứ người tươi phố mộng,
Bướm hồng hoa lá thắm tình mơ.
Tà dương nắng tím nhìn vương vấn,
Cảnh sắc vườn xinh ngó thẫn thờ !
Tha thiết dạ quê sầu tưởng nhớ…
Nhà tan cách nước hận buồn vơ !
Đọc Ngược:
Vơ buồn hận nước cách tan nhà,
Nhớ tưởng sầu quê dạ thiết tha.
Thờ thẫn ngó xinh vườn sắc cảnh,
Vấn vương nhìn tím nắng dương tà.
Mơ tình thắm lá hoa hồng bướm,
Mộng phố tươi người xứ đẹp ga.
Mờ biển sóng trôi mây thoảng gió…
Lơ xanh núi lạ đất vời xa !
    Liêu Xuyên
  
 Họa :CỨ VẨN VƠ !
Chìm mài ven rừng hát lới lơ

Nay đà thoát được cảnh mây mờ

Nhìn Nga, nó đó vào mộng tưởng

Ngắm Mĩ, ta đây nảy ước mơ

Nước họ văn minh nên dạo viếng

Quê mình lụp sụp đáng chi thờ

Đời không nghệ giỏi tiền đâu chứ

Đành tắm ao nhà, cứ vẩn vơ !

Trần Như Tùng

NHỚ ĐẤT QUÊ
Đọc Xuôi:
Quê đất nhớ sầu mắt lững lơ,
Biển sông non nước cách mây mờ.
Tê lòng khổ não luôn phiền muộn,
Thảm trí thương đời mãi mộng mơ.
Mê mệt gót buồn vương đất khách,   
Thiết tha hồn cảm niệm tâm thờ !
Lê dần kiếp sống đành xa xứ…      
Quê cảnh luỵ hờn nỗi hận vơ !

Đọc Ngược:
Vơ hận nỗi hờn luỵ cảnh quê,
Xứ xa đành sống kiếp dần lê.
Thờ tâm niệm cảm hồn tha thiết,
Khách đất vương buồn gót mệt mê !
Mơ mộng mãi đời thương trí thảm,
Muộn phiền luôn não khổ lòng tê.
Mờ mây cách nước non sông biển…
Lơ lững mắt sầu nhớ đất quê !
   Liêu Xuyên

Mời Xem Thơ Cao Bồi Già :ĐỞ THÈM

Ảnh chụp nCoV 'giết chết' tế bào người (vnexpress)

Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) công bố những hình ảnh mới nhất về nCoV chụp bằng kính hiển vi điện tử quét.
Một tế bào chết rụng (màu xanh) bị nhiễm nặng virus SARS-CoV-2 (màu vàng). Ảnh: NIAID.

Những hình ảnh đã xử lý màu cho thấy hàng trăm virus bám dày đặc trên bề mặt tế bào người, được lấy từ một bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ, khi nó rơi vào tình trạng chết rụng tế bào hay apoptosis. Chúng được chụp tại Cơ sở nghiên cứu tích hợp của NIAID ở Fort Detrick, Maryland.

Những hình ảnh đã xử lý màu cho thấy hàng
Virus corona trông giống khối cầu được tạo thành từ một chuỗi ARN bọc trong lớp màng lipid và protein. Chúng có đường kính chỉ 120 - 160 nanomet, quá nhỏ để nhìn thấy bằng kính hiển vi quang học và chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi điện tử có độ phân giải cao. Thay vì sử dụng ánh sáng, các nhà nghiên cứu dùng một chùm tia điện tử để quét mẫu vật và chụp những gì được phản xạ lại
nCoV (màu tím) bám dày đặc trên tế bào bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ. Ảnh: NIAID.
Mặc dù có kích thước rất nhỏ, nCoV có thể gây tổn thương tế bào nghiêm trọng. Để lây nhiễm, chúng sử dụng các protein gai liên kết với màng tế bào, giống như chìa khóa và ổ khóa. Khi xâm nhập vào bên trong, virus chiếm quyền kiểm soát tế bào chủ để sao chép, tạo ra hàng nghìn bản sao của chính nó. Cuối cùng, chúng giết chết tế bào chủ và tràn ra ngoài, lây lan sang các tế bào mới.

Đoàn Dương (Theo IFL Science

Xem Thêm :Tại sao nCoV khó tiêu diệt?

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Gặp Lại Người Chiều Cuối Hạ - Thơ Thuyên Huy

Gặp lại người một chiều mưa cuối hạ
Cũng một chiều hôm tôi tiễn người đi
Chớm sang mùa thu chưa buồn thay lá
Phố ngày xưa vẫn lối đó đi về


Cũng đôi tà áo xanh màu lá mạ
Bóng mưa nghiêng tóc buông lững vai gầy
Con dốc cũ đường quen giờ cứ lạ
Chỗ chờ người thuở ấy vẫn còn đây


Mưa từng giọt rơi đều ngoài hiên vắng
Quán đầu sông ray rứt bài hát buồn
Người ngồi đó nghe hồn sầu trĩu nặng
Ở nơi này đã có một lần thương


Hàng phượng già lưa thưa vài cánh muộn
Muộn như mình bất chợt gặp lại nhau
Sông một đời đầy vơi cơn sóng cuộn
Quên đi thôi chuyện cũ buổi ban đầu 


Thuyên Huy
Bendigo - xứ xa người cuối hạ 2018
Mời Xem Thơ Thuyên Huy :Người Ở Lại Chiều Ba Mươi và BGT của Nguyễn Cang

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...