Tôi muốn tắt nắng đi,
Cho màu đừng nhạt mắt
Toi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Xuạn Diệu
NGÀY XUÂN ĐỌC THƠ TIỀN CHIẾN là chỉ nói cho "xôm tụ", cho vui thôi, chẳng lẽ đọc Thơ Đường mãi, thay đổi không khí, ta đọc thơ Thời Tiền Chiến nhé. Nhưng nói là đọc thơ Thời Tiền Chiến cho oai thôi, chớ chỉ điểm qua vài bài có vẻ Xuân và hoa Đào hoa Mai của Nguyễn Bính và Jean Leiba mà thôi !
Nào, bạn đã thấy Xuân về như thế nào chưa ? Nếu chưa, hãy nghe Nguyễn Bính nói đây :
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm,
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong !
Gợi cảm và làm xao xuyến rạo rực lòng người biết bao với "Gió đông, với màu má gái chưa chồng, và với đôi mắt trong của nàng thiếu nữ !", Mùa xuân như hiển hiện ở màu má màu mắt của cô Xuân nữ tràn đầy nhựa sống của lứa tuổi hoa niên. Mùa xuân mang lại sức sống mới cho tuổi trẻ, mùa xuân cũng mang lại những kỷ niệm khó quên của tuổi xuân thì, khơi lại tình tự mộng mơ của quá khứ làm não nuột lòng người :
Xuân đã đem mong nhớ trở về,
Lòng cô lái ở bến sông kia.
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước,
Trên bến cùng ai đã hẹn thề !...
Nhưng rồi ... Người khách tình quân ấy,
Đi biệt chẳng về với nước sông,
Đã mấy lần xuân trôi... trôi mãi ...
Mấy lần cô lái mõi mòn trông !
( Cô Lái Đò )
Não nùng thay, đáng thương thay cho tâm sự của "nàng xuân" trên bến nước ! Thơ Nguyễn Bính thường đi vào lòng ta bằng những hình ảnh thật nhẹ nhàng gợi cảm, tế nhị mà làm xao xuyến lòng người ! Ta hãy nghe ông ví von :
Ai đi chắp lại cánh hoa rơi,
Bắt bóng chim xa tận cuối trời.
Có lẽ ngày mai đò ngược sớm,
Thôi nàng ở lại để ... quên tôi !
( Thôi Nàng Ở Lại )
Rất nhẹ nhàng nhưng cũng có pha chút gì chua xót ! Chua xót như những cánh hoa đào rơi rụng :
Hoa đào từng cánh rơi như tưới,
Xuống mặt sân rêu những giọt buồn.
Như mảnh tim tình tan vỡ ấy,
Nhện già giăng mắc sợi tơ đơn !....
Cuối năm, đọc những câu thơ tình của Nguyễn Bính làm cho lòng ta chùng xuống, xót cho từng cánh hoa đào rơi như những mảnh tim tình tan vỡ, khéo mà ví von làm thương cảm lòng người ! Sau này, khi lưu lạc vào Nam, lúc xuân về Tết đến, Nguyễn Bính vẫn khoắc khoải day dức băn khoăn tự nhủ :
Xuân này xứ Bắc ra sao nhỉ,
Đào có hây hây ? Cúc có vàng ?
Câu đối có còn ôm đỏ cột,
Nêu dài tiếng khánh có khua vang ?
Đào có hây hây ? Cúc có vàng ?
Câu đối có còn ôm đỏ cột,
Nêu dài tiếng khánh có khua vang ?
... và não lòng người làm sao với :
Em ra bến nước trông về Bắc
Chỉ thấy mây trôi chẳng thấy làng !
Chỉ thấy mây trôi chẳng thấy làng !
Nguyễn Bính xưng " em " chắc có lẽ thi sĩ đang nhớ đến người chị mà tác giả thường hay nhắc trong thơ :
... Cho đến một hôm em mới nhớ:
"Lòng người...." Chị Trúc nhớ hay quên?
"Lòng người...." Chị Trúc nhớ hay quên?
( Khăn Hồng )
... Chị Trúc là chị TRÚC ĐƯỜNG, một người chị trong thơ, trong mơ, mà Nguyễn Bính không bao giờ với tới, cũng không dám với tới, chỉ nhớ, chỉ mơ rồi ... thơ thẩn, thế thôi ! Mà như thế lại nên thơ hơn, da diết hơn và gợi cảm mơ mộng hơn nhiều ! Và nhờ thế mà ta mới có được những vầng thơ tuyệt diệu của "Lỡ Bước Sang Ngang". Sau này khi lưu lạc giang hồ, trong "Xuân tha hương" và "Xuân vẫn tha hương", Nguyễn Bính đều gửi tâm sự về quê nhà, kể lể nỗi niềm cùng chị Trúc:
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Ôi chị một em, em một chị
Trời làm xa cách mấy con sông ...
Em gửi về đây một tấm lòng
Ôi chị một em, em một chị
Trời làm xa cách mấy con sông ...
và ...
Rượu say nhớ chị hồi con gái
Thương chị từ khi chị lấy chồng...
Thương chị từ khi chị lấy chồng...
Giờ đây thì ...
Đêm ba mươi Tết quê người cũng
Tiếng pháo giao thừa dậy tứ phương
Tiếng pháo giao thừa dậy tứ phương
............................. ....
Đất khách tình dâng nhòa mắt lệ
Ôi nhà, ôi chị.. ôi quê hương !
Khá thương thay tâm sự của kẻ tha hương và cũng ngạc nhiên thay, ngạc nhiên đến thú vị !... Ai đời nhớ quê hương, nhớ nhà lại đi kèm với "nhớ Chị", hẵn người Chị nầy phải vô cùng đặc biệt, đặc biệt đến trở thành ... tự nhiên trong thơ của Nguyễn Bính !
Hoa Đào là biểu tượng cho hoa xuân ngoài Đất Bắc, còn hoa Mai là biểu tượng của hoa xuân Miền Nam. Ta thường nghe nói Đào Bắc Mai Nam, nhưng hoa mai lại thích ứng cả 2 miền Nam Bắc, ta đã từng biết qua 2 câu thơ của nhà sư Tề Kỷ ở cuối đời Đường đầu đời Tống là :
Tiền thôn thâm tuyết lý, 前村深雪裡,
Tạc dạ sổ chi khai. 昨夜數枝開。
Có nghĩa :
Đêm trước hôm qua trong tuyết lạnh,
Xóm trên lấm tấm mấy cành mai.
Bây giờ, thì ta hãy điểm qua bài thơ Mai Rụng của Jean Leiba thời Tiến Chiến nhé :
Nụ hồng rải lối, liễu tơ phai,
Vườn cũ rêu lan, cỏ mọc dài,
Bên gốc mai già, xuân vắng vẻ,
Âu sầu thiếu nữ khóc hoa mai...
Vườn cũ rêu lan, cỏ mọc dài,
Bên gốc mai già, xuân vắng vẻ,
Âu sầu thiếu nữ khóc hoa mai...
" Thiếu nữ khóc hoa mai " như khóc cho thân phận của mình, khóc vì nuối tiếc cho ngày vui đã qua mau, nuối tiếc cho những ngày xuân mà tim hồng rộn rã, khi :
Tường đông, xuân ấy gặp tình lang,
Chàng nhủ cùng em nỗi nhớ thương.
Ngơ ngẩn em về, sầu chẳng mối:
Ngây thơ, em mới biết yêu chàng.
Chàng nhủ cùng em nỗi nhớ thương.
Ngơ ngẩn em về, sầu chẳng mối:
Ngây thơ, em mới biết yêu chàng.
Ôi, đẹp biết bao khi lòng người xuân nữ vừa chớm hương yêu trong lứa tuổi xuân thì !... Nàng e ngại thẹn thùng bắt đầu làm đẹp, làm dáng và thấy mùa xuân càng đẹp hơn lên khi con tim yêu đang lần đầu tiên rạo rực :
Yêu chàng, em cố chuốt hình dong,
Tô cặp môi son, điểm má hồng.
Em thấy xuân nay hoa nở đẹp,
Cảm tình Thanh đế, tạ đông phong !
Tô cặp môi son, điểm má hồng.
Em thấy xuân nay hoa nở đẹp,
Cảm tình Thanh đế, tạ đông phong !
Hạnh phúc biết bao trong mùa xuân..." hoa nở đẹp ". Thực ra thì xuân nào mà hoa chẳng nở đẹp ?! Nhưng khi đang ngây ngất trong men yêu thì đâu có xuân nào đẹp hơn được nữa ! Nàng Cảm ơn Chúa Xuân, cảm ơn gió Xuân ( Cảm tình Thanh đế, tạ đông phong !), cảm ơn hết những gì mà mùa xuân mang đến ... Nhưng rồi, ngày vui qua mau, mùa xuân cũng chóng tàn, khi :
Hoa tặng vừa tàn bông thược dược,
Tìm chàng bỗng vắng, bóng chàng xa...
Tìm chàng bỗng vắng, bóng chàng xa...
... Và từ đó, cuối xuân sang hạ, hết thu lại đông, nàng sống trong âm thầm chờ đợi mõi mòn, mong ngóng bóng ai kia ở cuối nẽo chân trời ...
Xuân tàn, hạ cỗi, cảnh thu sầu,
Mờ mịt hơi đông ám ngọn lau.
Xuân tới cành đào hoa lại nở,
Mong chàng mỏi mắt, thấy chàng đâu ?!
Xuân tới cành đào hoa lại nở,
Mong chàng mỏi mắt, thấy chàng đâu ?!
Ủ rủ não nề như người cô phụ trông chồng "Thẩn thờ trâm lệch lỏng vòng lưng eo" đến đổi không còn nhận ra mình trong gương nữa ...
Sầu đối gương loan, bóng lạ người,
Chàng không lại nữa, đẹp cùng ai?
Bơ phờ tóc rối, vành khăn lệch,
Ủ rũ hoa gầy, má đỏ phai !
Chàng không lại nữa, đẹp cùng ai?
Bơ phờ tóc rối, vành khăn lệch,
Ủ rũ hoa gầy, má đỏ phai !
Qủa là thương cảm cho nàng thiếu nữ khi đã vuột khỏi tầm tay, đánh mất một tình yêu nồng thắm của tuổi xuân thì. Xuân chửa đi qua mà tình yêu đà biền biệt, nên mơ hồ nghi ngại là nàng xuân vẫn còn lẫn khuất đâu đây :
Xuân hết, đào phai, lý rụng rồi,
Hoa đình tịch mịch vẻ xuân phai.
Tơi bời ong bướm bay qua ngõ,
Những tưởng màu xuân ở xóm ngoài.
Hoa đình tịch mịch vẻ xuân phai.
Tơi bời ong bướm bay qua ngõ,
Những tưởng màu xuân ở xóm ngoài.
Đọc những câu thơ trên lại làm cho ta nhớ đến 2 câu cuối trong bài XUÂN TÌNH của Vương Giá đời Đường :
蜂蝶紛紛過牆去, Phong điệp phân phân qúa tường khứ,
卻疑春色在鄰家。 Khước nghi xuân sắc tại lân gia.
Có nghĩa :
Lũ lượt bướm ong bay hết qua tường hàng xóm, nên ...
Ngờ rằng hương sắc của mùa xuân còn ở nhà kế bên !!!
Vượt tường ong bướm xôn xao,
Ngờ rằng xuân sắc phía rào bên kia.
Tơi bời ong bướm bay qua ngõ,
Những tưởng màu xuân ở xóm ngoài.
Những tưởng màu xuân ở xóm ngoài.
Tình yêu bao giờ cũng là đề tài muôn thuở của nhân sinh, là đề tài không bao giờ cạn kiệt của văn nhân thi sĩ. Tình yêu mang lại sức sống yêu đời, tình yêu nhuộm hồng cuộc sống nhân sinh, mang lại sức sống vui tươi cho mọi lứa tuổi, mọi lứa đôi ... Nhưng tình yêu cũng mang lại sầu thương buồn thảm, đố kỵ ghét ghen, ưu phiền chán nản, làm nhục chí anh hùng, khiến cho bao người không còn thiết tha với cuộc sống, muốn buông xuôi tất cả như Jean Leiba lúc cuối đời, mặc dù ông chỉ mới có 29 tuổi đầu mà thôi :
Phù thế đã nhiều duyên nghiệp quá !
Lệ lòng mong cạn chốn am không.
Cửa thiền một đóng duyên trần dứt,
Quên hết người quen chốn bụi hồng !
Xin được khép lại bài viết về mùa xuân nhưng không được vui như xuân nầy !
Đỗ Chiêu Đức
Thơ hay quá
Trả lờiXóa