Thế thì, những dấu hiệu khác biệt đó là gì?
Hầu hết các sách y khoa đều nói rằng dấu hiệu sớm nhất của bệnh
Alzheimer là mất trí nhớ.
Khổ nỗi là sự mất trí nhớ không xảy ra qua đêm trong thời gian đầu nên
rất khó mà nhận biết.
Mà nếu có chút lãng trí xảy ra thì thường bị bỏ qua, hay bị người thân
phán cho những chữ như “già rồi, lẩm cẩm” là xong câu chuyện.
Một khi sự mất trí nhớ xảy ra có thể nhận thấy được thì thường là quá trễ.
Người có triệu chứng Alzheimer thường bắt đầu lặp lại những câu chuyện
hay câu hỏi nhiều lần và bất chợt. Ví dụ, có khi họ đang nói chuyện thời
năm 1975, đùng một cái nhảy qua nói chuyện đánh football năm 2015,
rồi quay lại thời cụ Diệm bị đảo chánh và vài ngày sau lại nhắc lại những
chuyện đó.
Hoặc, họ có vấn đề theo dõi câu chuyện của người khác. Ví dụ người ta
đang bàn chuyện đám cưới, người có vấn đề lại “đóng góp” chuyện lính
Mỹ đổ bộ ở Normandy!
Nghĩa là, nhớ đâu nói đó, không có thứ tự. Không nên nhầm lẫn với thói
quen suy nghĩ của người bệnh. Đa số, thường bị bỏ qua là “lâu nay
tánh vẫn thế!”.
Cùng lúc với chuyện lãng trí, quên chỗ này, chỗ kia, dấu hiệu sớm nhất
của bệnh Alzheimer là việc đi đứng không vững và hay té ngã.
Dĩ nhiên là khi người lớn tuổi, hay bị té ngã có thể do nhiều nguyên do
khác nhau đưa đến, nhưng không nên bỏ qua mà phán cho câu
“già yếu nên như vậy”.
Có người đang ngồi trên ghế vẫn bị té lăn quay xuống đất vì không
giữ được thăng bằng, như vậy không phải hoàn toàn là yếu!
Người bị Alzheimer thường có dáng đi như lê lết trên mặt đất như chim
cánh cụt.
Họ không nhấc được bàn chân khỏi mặt đất và hai chân thường hay
bị quíu, như không biết chân nào phải bước trước và chân nào theo sau.
Có khi họ như lúng túng muốn bước hai chân tới trước cùng một lúc.
Đó là lý do tại sao họ dễ bị té.
Ngoài ra, lý do dễ mất thăng bằng, và hay bị té là khả năng nhìn vật
thể chung quanh theo định thức không gian 3 chiều không còn chính
xác nữa.
Thí dụ cái bàn, cái ghế có thể bị nhìn méo đi, hay khoảng cách ước
lượng từ điểm A đến điểm B không còn đúng nữa.
Khoa học vẫn chưa tìm ra gene di truyền gây ra bệnh Alzheimer. Người ta
đã tìm khắp bộ DNA của con người và ghi nhận được 33 điểm khả nghi.
Tuy nhiên những người có gene apolipoprotein E (APOE) ở trên nhiễm sắc
thể số 19 sẽ có nguy cơ tăng cao. Ngoài ra nguy cơ có thể thay đổi qua
sự tương tác giữa gene và môi trường.
Căn nguyên của bệnh Alzheimer là do những vảy (plaques) chung quanh
tế bào não, tương tự như vảy đóng trong mạch máu.
Khác với vảy cholesterol trong máu, những vảy trong não này được tạo
thành bởi chất protein.
Những vảy protein như những chất cách điện, hệ quả là những tín hiệu
được truyền đi từ một tế bào thần kinh này đến tế bào khác bị ngăn chặn.
Hiện tượng cách ly này không chỉ xảy ra giữa tế bào này với tế bào khác
mà còn ở ngay trong tế bào thần kinh, như những chùm tơ nhện, gọi là
“tangles of Tau protein”.
Ngoài việc cách ly sóng điện những vảy protein còn tiết ra chất độc để hủy
diệt tế bào thần kinh, vì thế não bộ dần dần teo nhỏ lại.
Hiện tượng đóng vảy không xảy ra qua đêm mà kéo dài có khi cả chục năm
trước khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Nói cho dễ hiểu, “người thường”
không có bệnh Alzheimer cũng bị đóng vảy trong não chút đỉnh khi…
già yếu.
Nhưng đối với người có bệnh, tốc độ suy sụp, đổ dốc sẽ rất nhanh.
Dĩ nhiên, triệu chứng mấu chốt của bệnh mất trí nhớ phải là sự mất khả
năng tư duy, khả năng nhớ, nhưng những triệu chứng khác do sự suy
yếu của não bộ đưa đến, ví dụ như khả năng nói và vệ sinh cá nhân sẽ
xảy ra cùng lúc, chứ không theo thứ tự.
Như thế, sự suy yếu xảy ra một cách toàn bộ, từ trí nhớ, đến suy yếu thị
giác và khả năng giữ thăng bằng.
Khi bệnh càng nặng, người bệnh sẽ mất khả năng tư duy, không còn nhận
biết người quen, không nhớ những chuyện mới xảy ra gần như tức thì.
Họ sẽ có vấn đề hiểu câu hỏi, sử dụng từ ngữ để diễn tả hay tốn nhiều
thì giờ để trả lời một câu hỏi có khi rất đơn giản.
Khuôn mặt như khờ đi, không biểu lộ được cảm xúc.
Họ mất khái niệm về thời gian và không gian.
Tâm tính của người bị mất trí nhớ cũng thay đổi, có khi họ trở nên trầm
cảm, cô đơn nhưng có lúc hung dữ, bướng bỉnh vì trong tư duy hạn hẹp,
không ai hiểu được họ.
Cuối cùng là mất luôn khả năng vệ sinh cá nhân như tiểu tiện và đại tiện.
Người bệnh chỉ nhận biết được một vài người thân săn sóc cho họ.
Khi thiếu những người này, hay khi phải rời xa những môi trường quen
thuộc, thường sẽ bị kích động những cơn sợ khủng hoảng tinh thần, gọi
là panic attacks, làm cho họ cứng người đi, càng dễ bị té ngã thêm.
Trong phạm vi bài viết này, tôi không đi sâu vào việc chẩn bệnh và thuốc
chữa trị. Tuy nhiên, dựa trên những kiến thức cơ bản ở trên, tôi hy vọng
bạn đọc có thể phát hiện ra bệnh tình của người thân và đưa họ đến gặp
bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nên nhớ tất cả các loại “thuốc chữa” hiện nay không có khả năng chữa
dứt bệnh mà chỉ làm cho tốc độ phát triển của bệnh chậm đi.
Và nếu thuốc chữa càng sớm thì phẩm chất đời sống của bệnh nhân cũng
như của người thân săn sóc cho bệnh nhân sẽ đỡ khổ hơn nhiều.
Nói chung, mọi người khi lớn tuổi đều có nguy cơ bị mất trí nhớ. Để giảm
bớt nguy cơ bị mất trí nhớ, một số biện pháp cần thực thi ngay từ bây giờ:
Trước hết, bạn phải có một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, nhiều rau trái,
tập thể dục đều đặn, như đi bộ ba tới năm giờ mỗi tuần, và ngủ đủ tám tiếng
mỗi ngày.
Ngủ đêm không đủ thì tranh thủ ngủ ngày! Những người ngủ đầy đủ và có
ngủ trưa thường sống lâu và ít bị mất trí nhớ.
1. Học khiêu vũ:
Ta nói nôm na là tập… “nhảy đầm”. Nghiên cứu đăng trên tờ New England
Journal of Medicine năm 2003 cho biết khiêu vũ vừa là một môn thể dục thể
thao, vừa là một trò chơi đòi hỏi suy nghĩ, tiến thoái trong mỗi bước.
Khi khiêu vũ, lượng máu không những chỉ dồn về bắp thịt mà còn đổ về
phía não bộ nhiều hơn vì khiêu vũ đòi hỏi cả thể lực lẫn trí tuệ.
2. Học chơi một thứ nhạc cụ hoặc nghe nhạc:
Nhiều nghiên cứu cho thấy người chơi nhạc cụ trên 10 năm sẽ có trí nhớ
tốt hơn một người không chơi nhạc.
Trong trường hợp bạn không có đủ thời giờ hay năng khiếu âm nhạc,
nên tập nghe và thưởng thức âm nhạc.
3. Học một ngôn ngữ khác:
Một nghiên cứu đăng trên tờ Neurology năm 2013 cho biết những người
nói thông thạo hai thứ tiếng, khả năng bị mất trí nhớ chậm đi bốn năm
rưỡi so với người chỉ biết một thứ tiếng.
4. Học đánh cờ hay chơi video game:
Một nghiên cứu của Pháp năm 2013 cho thấy những ai chơi cờ, hay chơi
các loại game như bingo, xì lát, poker… (nhưng đừng ghiền quá, và
cũng tránh “ngồi computer” hay TV nhiều nhé), khả năng bị mất trí
nhớ giảm đi 15%.
5. Đọc sách:
Không cần phải đọc nhiều, nhưng khi đọc sách nên bỏ thì giờ suy nghĩ,
nghiền ngẫm nội dung của sách, truyện.
Đọc truyện mới lạ có lợi hơn là đọc chuyện cũ đã biết.
Đừng đọc Thiên Long Bát Bộ hay Tam Quốc Chí đến lần thứ 10!
6. Chú tâm làm một việc cho xong, đừng ôm đồm nhiều thứ vô một:
Người chú tâm làm xong một việc ít bị lãng trí hay mất trí nhớ hơn người
làm hai ba việc cùng một lúc.
Ví dụ khi ăn thì đừng xem TV! Ngoài ra nên biết dùng thời giờ một cách
hữu hiệu.
7. Học đan, may vá, hay làm vườn:
Khảo sát thống kê năm 2013 cho biết những người có những thú vui kể trên,
trí óc minh mẫn hơn những người không có “thú vui ” để tiêu khiển.
8. Sống có mục đích:
Sống lạc quan, yêu đời và có giao thiệp với bạn bè người thân làm bớt tình
trạng cô độc, sầu muộn.
9. Tập viết:
Viết văn, viết truyện, viết thơ cho bạn bè, viết nhật ký, viết hồi ký… làm giảm
khả năng mất trí nhớ về sau.
10. Cuối cùng, tập làm việc nhà:
Những người làm lụng chân tay, làm việc trong nhà ít bị mất trí nhớ hơn
người ngồi một chỗ xem TV hay nhìn “bóng câu qua khung cửa sổ”.
Nói chung là phải tích cực “động não”. Tất cả các hoạt động trên đây nên
bắt đầu từ hôm nay, bất kỳ ở lứa tuổi nào. Không nên đợi tới 60, 70 mới
lo ngăn ngừa mất trí nhớ!
Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh
Dam Ho chuyển
Xem Thêm :Tin Mừng Sau 20 năm, Mỹ lại có thuốc trị Alzheimer khả dụng
Nội dung bài viết này rất hữu ích, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa