Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

Ca Khúc " VỀ ĐÂY NGHE EM "

Mức độ nổi tiếng của ca khúc “Về đây nghe em” gần như tỷ lệ nghịch với số phận nhà thơ A Khuê, người từng có những ngày lầm lũi “lùa bò trong sương”.Tiếc thương sự ra đi của nhạc sĩ Trần Quang Lộc, công chúng càng thêm yêu ca khúc “Về đây nghe em” do ông phổ thơ A Khuê. Mức độ nổi tiếng của “Về đây nghe em” gần như tỷ lệ nghịch với số phận nhà thơ A Khuê. Thậm chí, rất nhiều năm nhạc sĩ Trần Quang Lộc cũng không biết A Khuê đang làm gì và đang ở đâu.

                                              Nhà thơ quá cố A Khuê (Hoàng Văn Phúc)
                                              Cố NS Trần Quang Lộc phổ nhạc

Nhà thơ A Khuê tên thật là Hoàng Văn Phúc sinh năm 1948, nhỏ hơn nhạc sĩ Trần Quang Lộc 3 tuổi. Thế nhưng, nhà thơ A Khuê đã vĩnh biệt dương gian trước nhạc sĩ Trần Quang Lộc 11 năm. Quê quán Tứ Kỳ – Hải Dương, cuộc đời 61 năm của nhà thơ A Khuê giống như một chuyến phiêu dạt. Từng học hành ở Đà Nẵng và làm việc ở Quảng Ngãi, nhưng ông bỏ đi làm ruộng ở Sóc Trăng rồi chuyển qua chăn bò ở Long Khánh để có tập thơ “Lùa bò trong sương”. Năm 1998, nhà thơ A Khuê mới đưa vợ cùng 8 đứa con đến Đồng Xoài – Bình Phước định cư.

Có cha là nhạc sĩ Hoàng Liêu và anh trai là nhạc sĩ Hoàng Lương, nên nhà thơ A Khuê cũng viết khoảng 300 ca khúc. Tuy nhiên, sự nghiệp âm nhạc của A Khuê không để lại nhiều dấu ấn như bên lĩnh vực thi ca.Vì sao có bút danh A Khuê? Lúc sinh thời, tác giả giải thích: “Khuê là tên của cô gái mà tôi thầm yêu lúc mới lớn. Còn A là tôi mơ ước được cường tráng như A Ma Kông!”.
Nhà thơ A Khuê thổ lộ gốc tích bài thơ “Về đây nghe em” gắn liền với tên tuổi mình: “Tôi sáng tác khoảng cuối năm 1969. Khời điểm đó ở Sài Gòn thì chiến tranh đang ở cao trào. Ban ngày tôi đến giảng đường, buổi tối thì đi đánh đàn ở các quán bar. Sài Gòn giới nghiêm, mỗi đêm chỉ còn lại những người lính viễn chinh Mỹ, những cô vũ nữ và những cô sinh viên mặc mini jupe phục vụ trong quán bar này… Lúc ấy mình là con người Việt Nam nên thấy điều gì đó ray rứt trong lòng… Vài tháng sau, khi lánh đô thị để đi chăn bò, mình viết bài thơ như một lời thì thầm nhắc nhở những bóng hồng nghèo khổ và lầm lạc”.

Bài thơ “Về đây nghe em” in trên báo vào năm 1970 và lập tức được nhạc sĩ Trần Quang Lộc đồng cảm phổ nhạc. Suốt nửa thế kỷ qua, “Về đây nghe em” đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ công chúng.Mời bạn đọc thưởng thức bài thơ “Về đây nghe em” là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ A Khuê.

Mời Nghe Nhạc :





 

1 nhận xét:

ĐÓN XUÂN : Thơ Hưng Quốc Và Thơ Họa

ĐÓN XUÂN Chuẩn bị mừng Xuân đã sẵn rồi Chỉ còn đợi Tết đến mà thôi Lư đồng sáng bóng chùi hai cặp Bánh tét thơm ngon nấu chục đôi Thịt cá kh...