FM 974 Úc Châu - CM.Blog
Toru Ishii còn nhớ khi những cái vỏ xe, bình ắc -quy và màu sắc loạn ngầu của nhiều thứ vật liệu phé thải khác, bô đốt cháy quyện tỏa lên bao phủ cả một khoảng trời rộng lớn trên đảo Teshima, nơi là nhà của mình trong vùng biển bên trong đất Nhật Bản. Những hình ảnh này bây giờ được trưng bày trong một bảo tàng viện, để nhắc nhở có một thời người ta tàn phá môi trường nhu thế nào tại một vùng đất hiền hòa xanh tươi và người dân đảo đã tranh đấu chống lại sự tàn phá này ra sao.
Trong nhiều năm gần một triệu tấn đồ kỹ nghệ phế thải đã đổ một cách bất hợp pháp trên bải rác của đảo Teshima, vì cái núi rác tồi tệ nhất về loại phế thải này mà Teshima phải nhận chịu cái tên không mấy tốt đẹp “Đảo Rác”trong lịch sử nước Nhật. Thời gian đó, dân đảo phải mang khẩu trang che kín mũi miệng vì mùi khói phủ mịt mù trên trời, nhiều người bị đau mắt, bị suyển, việc đánh cá và trồng trọt bị ảnh hưởng xấu khá nặng nề, kết quả là người tiêu thụ ở Nhật đã tránh mua hay ăn trái cây và đồ biển từ đảo Teshima.
30 năm, kể từ sau ngày người dân đảo bắt đầu việc tranh đấu chống lại các giới doanh gia, đầu tư và chính tị gia vô trách nhiệm, cả ngàn triệu Yen đã đổ vào, tái hồi phục những gì Teshima đã mất đang gặt hái thành quả mà họ đã kiên nhẩn theo đuổi. Công việc đã bắt đầu khởi công, gở dời các tấm chắn vốn để chận nước hóa chất độc rỉ chảy ra biển và tháng Ba năm tới, nhân viên chính quyền sẽ hoàn tất công việc dọn dẹp làm sạch mọi thứ cùng lúc với thời điểm quỷ trợ cấp của chính phủ không còn.
Ngày nay, Teshima đang sản xuất dâu và dầu ô liu và được biết tới nhiều tới bảo tang viện nghê thuật, những con đường chạy xe đạp êm dịu và đặc biêt là lễ hội nghệ thuật Setouchi Triennale. Trong lúc người dân đảo cử hành lễ mừng kết quả chung cuộc, họ đang hành động bảo vệ tiếng thơm của cái đảo mà họ gọi là nhà,, việc này cũng được xem là một câu chuyện cỗ tích chống lại sự tham lam của các công ty tư bản và một biểu tượng quyền năng của những người hoạt động xã hội. Ishii, cựu thành viên của chiến dịch chống lại sự đổ rác bất hợp pháp, đã chia sẻ kiến thức của mình về các vấn nạn lịch sử của đảo với những người khách đến du lịch, ông nói thêm, chi phí cho chiến dịch tranh đấu này do chính người dân đảo đóng góp cho nên nó có nghĩa là họ có quyền nói lên một cách tự do.
Năm 1975, công ty Phát triển Du Lịch Teshima, trong thực chất không phải là lo du lịch được Tadao Maekawa, tỉnh trưởng tỉnh Kagawa lúc bấy giờ, nơi đảo Teshima nằm trong địa phận này, cho phép nhập cảng rác rưới kỹ nghệ chở đến bỏ trên đảo mà không hỏi ý kiến hay có sự đồng ý của người dân đảo. Bỏ ra ngoài những thứ rác rưới thông thường từ thưc ăn du thừa, xác vụn vỏ cây, chén dĩa, công ty du lịch Teshima bắt đầu đổ thêm một số lượng lớn các loại phế thái kỹ nghệ nhà máy, xác xe hơi, dầu, ni long và các thứ vật liệu chứa chất độc khác, tất cả đều mặc nhiên được sự đồng ý từ chính quyền địa phương, khi số lượng rác này tăng lớn dần, quá tải nên bắt đầu chảy tràn ra biển và từ đó Teshima có tên gọi là một bải chứa rác.
Khi người dân đảo than phiền, tỉnh trưởng Maekawa buộc họ là những người ích kỹ, không đồng ý lời nói này, họ xuống đường đi tới quốc hội cũng như tổ chức nhiều cuộc tập họp bày tỏ thái độ và hàng ngàn cuộc gặp mặt bàn thảo. Những người tranh đấu ngồi tọa thiền bên ngoài văn phòng tỉnh mỗi ngày trong nửa năm, phân phát tờ tin rời, đòi hỏi hành động chống lại công ty du lịch Teshima và Sosuke Matsuura chủ tịch công ty, một người không chịu ăn năn.
Năm 1990, cảnh sát địa phương đến xem xét sự việc trên đảo, tước bỏ giấy phép hành nghề của công ty du lịch Teshima và bắt giữ Matsuura, rồi phạt nặng và xử án tù treo ngắn hạn. Cuộc điều tra này đã làm cho giới báo chí truyền thông can dự, đưa tin liên tục, những chính trị giá có cảm tình với việc tranh đấu của dân đảo đã đến thăm viếng đảo và các nhóm môi sinh môi trường, đã thành công trong chiến dịch chống nạn ô nhiểm không khí trogn những năm 1970 và 1980 cũng bắt đầu lưu ý tới sự nguy hiểm của rác phế thải kỹ nghệ. Thái độ của người dân Nhật Bản ở thời điểm đó là chuyện ô nhiểm của loại này không nên làm sạch mà chỉ chôn nó hay giấu đi khỏi thấy là được rồi.
Năm 2000, người dân đảo đạt được một tương thuận với chính quyền tỉnh, dọn dẹp làm sạch sẽ rác rưới, suốt hai thập niên sau, 913 ngàn tấn đã dọn sạch, và tàu chở tới đảo Naoshima gần đó, sàn lọc và thiêu đốt, công việc tháo gở các bức chặn thép bắt đầu ngay sau khi nhân viên có thẩm quyền xác định mức dộ hóa chất và chất độc hóa học khác đúng theo tiêu chuẩn an toàn của quốc gia đề ra. Anh Ishii bực dọc nhắc, họ tàn phá môi trường và gây bệnh tật cho người dân chỉ để kiếm tiền, người dân đảo đã biến văn phòng cũ của chủ tịch công ty Matsuura thành một phần của viện bảo tàng, để ghi dấu một sự thành công nhất của phong trào bảo vệ môi sinh tại Nhật Bản.
Hình ảnh trưng bày triển làm gồm có một bức tường của các mảnh vụn phế thải, những tấm hìn chụp các lần biểu tình và moy65 tấm băng vải lớn, ghi hàng chữ “Trả đảo lại cho chúng tôi”, một bức tường khá ghi tên những người đứng đầu của 549 gia đình tham gia chiến dịch tranh đấu, trên đó, có cài một miếng vải đen nhỏ trước tên của 80% người đã qua đời, Ishii nói thêm, mỗi một nhà một đều đòi hỏi hành động nhưng họ hiểu là mọi chuyện sẽ tiến hành chậm chạp để có được ở đất nước này, một số người nghĩ là họ sẽ còn sống để được nhìn thấy các bải rác ghê rợn đó dọn dẹp sạch sẽ.
Ông Kiyoteru Tsutsui, một giáo sư xã hội học tại trường đại học Stanford nói rằng, cuộc tranh đấu của người dân đảo Teshima gây nên một sự ngưỡng mộ đáng kể cho nhiều phong trào tương tự trên các nơi khác ở Nhật trong thời điểm khi mà nước này chỉ mới bắt đầu nhìn nhận coi trọng sự nguy hiểm của vật liệu kỹ nghê phế thải.
Với dân số chỉ 760 người, hơn phân nửa là những người trên 65 tuổi, đảo Teshima ngày nay cũng đang đứng trước nhiều sự thử thách mới. Nhưng có một sự chủ quan thầm lặng là, thiên nhiên tươi đẹp và các dự án nghệ thuật hiện đại sẽ làm sống lại kỹ nghệ du lịch vốn đã bị biến mất trong suốt thời gian cơn đại dịch Covid vũ Hán bùng phát.
Nghĩ về một tương lai trước mặt, ông Ishii, người nông dân trước đây, cũng là thành viên trong chiến dịch bảo vệ đảo Teshima, nhớ lại những người cùng chí hướng, tạm gọi là “những võ sĩ đạo”, Ishii vừa nói vừa đưa mắt nhìn bải rác xưa giờ là những cánh đồng xanh ngát và đại dương trong lành ngoài xa, cái này, sự chiến thắng này, là di sản huyền thoại của họ, là những người đã chiến đấu cho tới ngày cuối cùng.
Thuyên Huy
* Thông tin đăng lại bài viết của KANGAROO VIET Úc Châu.
🌴🌴🌴🌴🌴🌴🌴
Mời Xem :Đại Hàn: Vẫy Tay Chào Nhau - Moon Ra Đi - Yoon Vào “Thẩm Thanh Cung”
bài rất hay
Trả lờiXóa