Năm 2015, một tiệm bánh có tên Laughing Bear Bakery được khai trương tại St. Louis. Đây là một cơ sở kinh doanh phi lợi nhuận, nhưng điều đặc biệt đáng nói nhất đó là bất cứ ai muốn xin vào làm việc thì cần phải trưng ra hồ sơ là đã từng bị tù tội!
Người sáng lập ra tiệm bánh là bà Kalen McAllister, một mục sư tuyên uý
trước đây từng làm việc tại Trung-Tâm Cải-Huấn Farmington, hay nói rõ
hơn, đây là nhà tù. Làm việc được năm năm thì bà McAllister bắt đầu nhận
thấy những tù nhân tại đây có chung một lo âu giống nhau!
Bà Kalen McAllister đã mơ về Tiệm Bánh Gấu Cười khi bà ấy nghỉ hưu từ chức vụ Tuyên-Úy Phật-Giáo đầu tiên trong hệ thống cải huấn Missouri
Thường là một vài tuần trước khi được thả, những tù nhân này đến văn
phòng của bà McAllister để tâm sự, và hầu như lần nào cũng như lần nào,
bà McAllister được nghe cùng một nguyện vọng hết sức lạ lùng: Họ không
muốn được thả ra khỏi nhà tù vì biết trước là sẽ không kiếm được việc
làm!
Công việc của một Tuyên-Úý là đưa ra lời khuyên và an ủi họ.
Nhưng rồi bà McAllister nhận ra rằng những lời an ủi của bà bên trong
bốn bức tường nhà tù chỉ có thể giúp được một phần rất nhỏ. Cái mà những
tù nhân này cần giúp đỡ để có thể thay đổi cuộc đời của họ là ở bên
ngoài nhà tù kia.
Sau khi nghỉ hưu, bà McAllister nhìn thấy cơ hội là bà có thể làm được
điều gì đó để giúp đỡ những cựu tù nhân sau khi họ được thả!
Đối
với nhiều tù nhân sau khi được trả lại cuộc sống tự do, hậu quả của cái
vết nhơ của một hồ sơ tội phạm có nghĩa là họ sẽ còn phải bị trả giá
một thời gian lâu sau khi đã thụ án xong!
Với một cái nhấp chuột, những cơ sở đang mướn người làm có thể biết
được tất cả quá khứ của người xin việc, và người ta có thể dựa vào hồ sơ
tiền án để quyết định tuyển dụng hay không là điều hoàn toàn hợp dính
vào suốt một đời người mà không gỡ ra được, khiến cho việc đi tìm việc
làm và nhiều hoạt động khác trở thành một hành trình đầy khó khăn!
Tại tiệm bánh Laughing Bear Bakery, việc được thả ra khỏi nhà tù được
xem như một khởi đầu mới. Ở những nơi mướn người khác có thể nhìn người
cựu tù nhân và thấy nguy cơ tái phạm, nhưng với bà McAllister thì chỉ
nhìn thấy những cá nhân đa diện kia đang trên con đường hướng đến một
tương lai mới với nhiều hy vọng!
Thậm chí bà cũng chẳng thèm hỏi những nhân viên mới được mướn kia đã
phạm tội gì? Bà không cần biết họ làm gì trong quá khứ, bà chỉ cần biết
kể từ ngày họ được mướn trở đi!
Bánh do tiệm Gấu Cười sản xuất là để giúp cho những tù nhân vừa được phóng thích có công ăn việc làm.
Chỉ trong ít tuần lễ, sau khi trả lương nhân viên và tiền thuê mướn thì số tiền quyên được cũng vừa hết, và tiệm bánh chuẩn bị đóng cửa! Nhưng bỗng dưng bất ngờ từ đâu đưa tới, một ông giám đốc công ty gọi đến đặt làm 80 chiếc bánh cho dịp Lễ Tạ Ơn để tặng nhân viên của ông. Nhờ vậy mà tiệm bánh cầm cự thêm một thời gian, và sống sót nhờ nhận được thêm những đơn đặt hàng mới!
Giống như bất kỳ cơ sở kinh doanh nhỏ khác, tiệm bánh lúc đầu cũng gặp
nhiều khó khăn và phải mất một thời gian để hoàn thiện công thức nướng
bánh của họ.
Khi khai trương vào năm 2015, bà McAllister không có một khách hàng
quen, không dụng cụ nấu nướng và cũng chẳng có nguồn cung cấp nguyên
liệu! Nhưng với $2,000 quyên được từ bạn bè, một giấy phép hành nghề từ
sở y tế, và hai nhân viên, bà McAllister phải nướng bánh trong một căn
bếp thuê tạm thời.
Chỉ trong ít tuần lễ, sau khi trả lương nhân viên và tiền thuê mướn thì số tiền quyên được cũng vừa hết, và tiệm bánh chuẩn bị đóng cửa! Nhưng bỗng dưng bất ngờ từ đâu đưa tới, một ông giám đốc công ty gọi đến đặt làm 80 chiếc bánh cho dịp Lễ Tạ Ơn để tặng nhân viên của ông. Nhờ vậy mà tiệm bánh cầm cự thêm một thời gian, và sống sót nhờ nhận được thêm những đơn đặt hàng mới!
Nay tiệm bánh có được một cơ sở khang trang, dọn vào từ tháng 10 năm
2021. Cửa sổ rộng có ánh nắng rọi vào sáng sủa, trái ngược hẳn với căn
bếp thuê dưới tầng hầm tối tăm của một Nhà Thờ mà họ đã làm trước đây!
Nói thế nhưng tiệm bánh vẫn còn gặp khó khăn về tài chánh – giá bột mì
vừa tăng gấp đôi khiến cho chi phí hoạt động cũng tăng theo. Tuy nhiên,
tiệm bánh nay mở cửa phục vụ công chúng hai ngày mỗi tuần và có thể trả
cho nhân viên mức lương khởi đầu là $12 một giờ cho hai đến bốn ngày
làm việc một tuần tùy thuộc vào số lượng đơn đặt hàng mà tiệm bánh nhận
được.
Mặc dù bà McAllister làm việc không lương, phần thưởng mà bà nhận được
là nhìn thấy những nhân viên của bà đã tìm lại được cuộc đời của họ, và
không có thứ vật chất nào có thể thay thế cho phần thưởng đó.
Nguyên do những cựu tù nhân thường gặp khó khăn khi đi xin việc làm là
từ cái mô hình tuyển dụng đặt nặng vấn đề quá khứ tội phạm của một
người thay vì xem xét toàn bộ con người và khả năng làm việc của người
đó! Nói cách khác, hồ sơ tội phạm là một vết nhơ khó tẩy, lấn lướt lên
tất cả mọi khía cạnh khác của một con người.
Trên khắp Hoa Kỳ có 37 tiểu bang và hơn 150 thành phố, trong đó có
thành phố St. Louis, đã cho thực hiện chính sách trì hoãn kiểm tra lý
lịch cho tới sau khi hoàn tất các bước tuyển dụng sơ bộ. Chính sách trì
hoãn này nhằm mục đích là để cho các ưu điểm và các khía cạnh tốt khác
của cá nhân được sáng tỏ trước.
Nhưng rồi cuối cùng, hồ sơ tội phạm vẫn là phần quan trọng được xem
xét tới. Cả nước Mỹ chỉ có một vài công ty có thể đếm trên đầu ngón tay
là hoàn toàn không kiểm tra lý lịch quá khứ trong tiến trình mướn người,
và thậm chí con số những công ty đặc biệt dành riêng một số công việc
cho những người có hồ sơ tội phạm lại còn ít hơn nữa.
Phương pháp tuyển dụng nhân viên của bà McAllister có thể hơi ngược
đời so với tất cả những nơi mướn người khác vì họ luôn xem xét tới các
rủi ro của việc tuyển dụng cẩu thả và đòi hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp.
Nhưng tiệm bánh Laughing Bear Bakery đang làm cái công việc tiên phong
là muốn thay đổi xu hướng mướn người theo lối cũ kia. Tại sao không mở
rộng vòng tay cho những người từng lầm đường lạc lối một cơ hội thứ hai.
Như câu chuyện của anh Eric Satterfield, được thả sau 15 năm ngồi tù,
có hai lựa chọn về kinh nghiệm làm việc trong bản khai lý lịch của anh:
công việc trước khi đi tù hoặc công việc lúc ở trong tù.
Làm việc tại tiệm bánh một năm giúp anh có thời gian làm quen lại với
công việc bên ngoài xã hội và sau đó chuyển đổi qua một công việc toàn
thời gian tại một nhà máy sản xuất, là nơi anh có thể tận dụng kinh
nghiệm và khả năng thiết kế hoạ đồ của mình.
Tâm lý chung, khi một người bước ra khỏi nhà tù thì thường bị mọi
người ngoài xã hội nghĩ rằng người đó phải làm điều gì xấu xa tồi tệ lắm
mới phải vào nhà tù, nói cách khác, là người khó xài. Nhưng thực tế
không hẳn vậy!
Ngoài một vài phần tử xấu vẫn còn rất nhiều người vẫn muốn có được cơ
hội để làm lại cuộc đời, và tiệm bánh Laughing Bear Bakery sẵn sàng chìa
bàn tay nhân ái ra để giúp đỡ.
Biết tự tạo cho mình một con người mới là yếu tố quan trọng giúp một
người cựu tù trở lại với cuộc sống của một công dân bình thường trong xã
hội.
Tuy nhiên, người ta cần có những nơi chốn như tiệm bánh chẳng hạn mà
người cựu tù không phải lúc nào cũng cần phải giải thích về những lỗi
lầm trong quá khứ của họ.
Trong việc mướn người, bà McAllister đặt ra những tiêu chuẩn của riêng
bà. Bà thường tìm mướn những người đã sẵn sàng muốn thay đổi. Và hầu
như bà luôn mướn được đúng người.
Trong tổng số 35 nhân viên tiệm bánh được mướn kể từ năm 2015 đến nay,
bà McAllister chỉ nhớ có khoảng ba hoặc bốn người là bị cho nghỉ việc,
thường là có liên quan đến sử dụng ma tuý!
Bà đắn đo suy nghĩ hàng tuần trước khi đưa ra quyết định vì đối với
bà, thả trôi đi niềm hy vọng dành cho người nhân viên đó là điều rất
khó, và thất bại của người đó cũng là một phần thất bại của bà.
Và cuộc hành trình quay trở lại với xã hội chưa hẳn dừng lại sau khi
người cựu tù được mướn vào làm việc. Thường thì những người vừa bước ra
khỏi nhà tù không có một chút kinh nghiệm làm việc, và để thích nghi với
những đòi hỏi của một công việc mới không phải là dễ.
Đối với bà McAllister, điều đó đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo. Một
người thợ tự tin quá có thể nghĩ rằng họ đã biết tất cả và không chịu
nghe lời chỉ dẫn; ngược lại, một người thợ khác có thể sợ đặt câu hỏi vì
ngại người chủ có thể coi thường mình.
Bà McAllister đã trông coi hướng dẫn họ bằng tất cả sự cặn kẽ và lòng thành tâm, chỉ bảo cho họ từ những việc nhỏ nhặt nhất như chiếc cốc đo lường nào dành cho nguyên liệu khô và chiếc nào dành cho nguyên liệu lỏng. Đôi khi có người phạm lỗi lầm có liên quan đến nội quy của tiệm nhưng nếu không đáng bà vẫn có thể bỏ qua cho họ!
Bà McAllister đã trông coi hướng dẫn họ bằng tất cả sự cặn kẽ và lòng thành tâm, chỉ bảo cho họ từ những việc nhỏ nhặt nhất như chiếc cốc đo lường nào dành cho nguyên liệu khô và chiếc nào dành cho nguyên liệu lỏng. Đôi khi có người phạm lỗi lầm có liên quan đến nội quy của tiệm nhưng nếu không đáng bà vẫn có thể bỏ qua cho họ!
Sự thành công của tiệm bánh Laughing Bear Bakery thực ra không có gì gọi là “PHÉP LẠ” cả mà chỉ là từ lòng thiện tâm của người chủ và ý chí muốn thay đổi của những nhân viên, và bà McAllister luôn tâm niệm rằng: “HÃY TÔN-TRỌNG HỌ NHƯ NHỮNG CON NGƯỜI!”.
Ai trong chúng ta mà không một lần lầm lỗi trong đời và cần được cho
cơ hội để chuộc lại lầm lỗi đó. Có điều là hầu như chúng ta chỉ nhìn
thấy lầm lỗi của người khác và đưa ra lời trách móc mà không tìm ra được
sự tha thứ!?
Xã-Hội
được tốt đẹp không hẳn chỉ nhờ có những Công-Dân tốt biết Trách-Nhiệm
mà còn nhờ một phần ở những người như bà McAllister và những Cơ-Sở như
Laughing Bear Bakery BIẾT MỞ RỘNG VÒNG TAY NHÂN-ÁI giúp đưa những con
người từng phạm lỗi lầm trở về CON ĐƯỜNG CHÂN CHÍNH!!!
bài rất hay
Trả lờiXóa