Trong xã hội chúng ta tiếp xúc với tất cả các loại người, vậy làm
sao để phân biệt người nào xứng đáng để chúng ta kết bạn? 8 minh họa
dưới đây sẽ giúp bạn so sánh thấy sự khác biệt giữa người thật thà và
giả tạo, như vậy bạn sẽ có thể tìm ra ai là người bạn thức sự, và ai là
người giả tạo để bạn biết đường mà tránh.
▼ 1. Người chân thành sẽ tôn trọng tất cả mọi người.
Người đạo đức giả chỉ tôn trọng những người có quyền thế.
▼ 2. Người chân thành không có xu hướng nịnh hót lấy lòng người khác, luôn luôn sống thật với chính mình.
Người đạo đức giả thường muốn người khác thích mình.
▼ 3. Người chân thành không để ý người khác có quan tâm mình hay không, mà chỉ tập trung vào cuộc sống của chính mình.
Đạo đức giả luôn khao khát sự quan tâm từ người khác, luôn muốn trở thành tâm điểm của thế giới.
▼ 4. Người chân thành sống thực tế, không tự tâng bốc mình.
Người đạo đức giả luôn muốn thể hiện bản thân.
▼ 5. Người chân thành muốn mặt đối mặt trình bày quan điểm của họ. Dù bất đồng ý kiến họ vẫn sẵn sàng đối diện.
Người đạo đức giả luôn nói xấu sau lưng người khác
▼ 6. Người chân thành luôn luôn giữ lời hứa, và cố gắng để hoàn thành những gì đã hứa.
Kẻ đạo đức giả dễ dàng hứa hẹn, nhưng lại không bao giờ đi thực hiện.
▼ 7. Người chân thành nhìn thấy điểm mạnh và ca ngợi những người khác.
Người giả tạo luôn coi thường người khác để nâng cao bản thân
▼ 8. Người chân thành sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Kẻ đạo đức giả chỉ khi cần thiết mới tốt với người khác.
Trong
xã hội cũng có không ít người tốt, họ vì cảm xúc của người khác nên chỉ
nói những lời không gây hại đến người ai. Nhưng người đạo đức giả ít
quan tâm đến cảm xúc của người khác, họ luôn xem xét vấn đề từ quan điểm
riêng của họ, để đạt được lợi ích cho bản thân, họ thậm chí còn làm cả
những việc trái với lương tâm.
(Hoa Huynh chuyển)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)
Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2) Như ta đã biết, trong bài trước《T...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
rất đúng thực tế
Trả lờiXóa