Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Chữ Nho... Dễ Học - Bài 29 (Đỗ Chiêu Đức) mà học... không dễ

CHỮ NHO ... DỄ HỌC  (Bài 29)
                              Các bộ 9 nét ( tt và hết )
                                     韋  香    

        Như thường lệ, trước khi bắt đầu bài viết nầy, mời tất cả cùng giải đoán câu đố chữ của bài trước...
              人面不知何處去, Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
              桃花依舊笑東風。 Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
   là ...
              Trước sau nào thấy mặt người,
              Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
                                                     Truyện Kiều.
       Căn cứ vào ý nghĩa của 2 câu thơ trên viết ra một chữ mới.
Giải Đáp :
              Mặt người nay đã về đâu nhỉ ?
              Như trước hoa đào vẫn nở đây ! 
       Hoa đào thì vẫn còn cười với gió đông như cũ, mà người nữ của năm xưa đà vắng bóng. Người NỮ đã không còn nữa, là VÔ NỮ 無女, mà chữ NỮ 女 ghép với chữ VÔ 無 thì thành chữ VŨ 嫵 là Xinh đẹp,  Đáng yêu, từ kép là VŨ MỴ 嫵媚 là Duyên Dáng, Gợi Cảm.
        Ta có các thành ngữ :
    VŨ MỴ ĐỘNG NHÂN 嫵媚動人: là Đẹp một cách gợi cảm, dễ làm xúc động lòng người.
    Ả NẢ VŨ MỴ 婀娜嫵媚: là Yểu điệu thướt tha mà gợi cảm.
    Ngoài 2 thành ngữ trên ra, ta còn có thành ngữ THIÊN KIỀU BÁ MỴ 千嬌百媚 là Một ngàn lần duyên, một trăm lần dáng; có nghĩa là vô cùng duyên dáng gợi cảm. Tất cả 3 thành ngữ nầy thường dùng để chỉ đàn bà đẹp có sức hấp dẫn lôi cuốn, là người đàn bà đã trưởng thành, chớ không dùng để chỉ các cô gái mới lớn.
    VŨ MỴ 嫵媚 cũng dùng để chỉ Hoa Cỏ đẹp đẽ cuốn hút người xem như một câu trong bài Từ "Hạ Tân Lang" của Tân Khí Tật đời Tống như sau :
           Ngã kiến thanh sơn đa vũ mị,             我見青山多嫵媚,
           Liệu thanh sơn, kiến ngã ứng như thị. 料青山, 見我應如是. 
Có nghĩa:
          Ta thấy núi xanh đẹp biết bao, liệu núi xanh, thấy ta có như vậy hay không.
          Image result for 千嬌百媚  Inline image
              Vũ mỵ động nhân                      Thanh sơn đa vũ mỵ
 
6. BỘ THỦ  :
    THỦ  : là Đầu. THỦ 首 là chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết như sau:

甲骨文金文金文大篆小篆繁体隶书
Ta thấy :
     Giáp Cốt Văn, Kim Văn, Đại Triện, Tiểu Triện đều là hình tượng của một cái đầu thú, phần trên có lông có tóc, phần dưới có mắt có mũi. Nên THỦ 首 là Cái Đầu. Ta có các từ sau:
     THỦ VĨ 首尾 : là Đầu và Đuôi. Ngày xưa, nhà giàu thường vái cúng một con heo; còn nhà nghèo thì chỉ cúng CÁI THỦ VĨ: là Cái Đầu heo có thêm 4 cái móng và cái Đuôi heo để tượng trưng cho nguyên con heo. Vì thế, mà giới bình dân quen gọi Cái Đầu Heo là Cái Thủ Vĩ, vì họ chỉ thấy cái đầu heo thật to mà không thấy cái đuôi heo chỉ có một khúc nhỏ xíu được đặt kế bên.
     THỦ CẤP 首级 : Là Cái đầu của kẻ địch được chặt xuống đem về  báo công để được thăng cấp. Về sau Thủ Cấp là từ dùng để chỉ cái đầu lâu của ai đó.
     THỦ 首 còn dùng để chỉ người cầm đầu như THỦ LÃNH 首領, THỦ TƯỚNG 首相, NGUYÊN THỦ 元首 ...
     THỦ 首 là Hạng nhất, là Số một, như THỦ PHỦ 首府 là Phủ Đệ hạng nhất, nơi nguyên thủ quốc gia ở; THỦ ĐÔ 首都 là Đô thành hạng nhất trong các thành đô, nơi mà chính quyền trung ương đóng đô và làm việc. Nhưng theo tập quán ngôn ngữ hiện nay thì THỦ PHỦ và THỦ ĐÔ được sử dung với ý nghĩa như nhau, Ví dụ:
      THỦ ĐÔ (hay THỦ PHỦ ) của nước Mỹ là Washington, D.C.

     Inline image Inline image
                                   Washington, D.C.
 
     THỦ 首 còn là Lượng Từ ( article ), có nghĩa là : MỘT BÀI, như :
     NHẤT THỦ CA 一首歌 : là Một bài hát. 
     NHẤT THỦ THI 一首詩 : là Một bài thơĐƯỜNG THI TAM BÁ THỦ 唐詩三百首 : là Ba trăm bài thơ đời Đường. Có câu vè mà ông bà học chữ Nho ngày xưa thường nhắc là: 
        Thục đọc Đường thi tam bá thủ,  熟讀唐詩三百首,
         Bất hội ngâm thi dã hội ngâm !   不會吟詩也會吟。
Có nghĩa :
     Đọc thuộc được ba trăm bài Thơ Đường rồi, thì dù cho...
     Không biết ngâm thơ cũng sẽ biết ngâm mà thôi!
     THỦ 首 khi đọc là THÚ (dấu sắc) thì thành Động từ, có nghĩa là Nhận chịu việc gì đó, như :
     ĐẦU THÚ 投首, TỰ THÚ 自首 : là Tự mình đi nhận chịu những sai phạm hoặc lỗi lầm mà mình đã gây nên.
     CÁO THÚ 告首 hay XUẤT THÚ 出首 là Ra mặt để thưa kiện ai đó.
     Có tất cả 3 chữ được ghép bởi bộ THỦ nầy, tiêu biểu có :
    QÙY 馗 : là Con Đường cái thông ra bốn phương tám hướng.
    CHUNG QÙY 鍾馗 : Họ Chung  tên Quỳ, tự là Chính Nam, là Ông Thần Bắt Ma Bắt Quỷ trong truyền thuyết dân gian Trung Hoa. Ông người thôn Chung Nam, Trấn Chung Nam, thuộc Chung Nam Sơn của huyện Châu Chí, tỉnh Thiểm Tây. Tương truyền ...
       Vào đời Đường ( 618-907 ). Có một lần cua Đường Huyền Tôn tuần du bên noài, đột nhiên lâm trọng bệnh, Thái Y trị mãi mà không hết. Một đêm, vua mơ thấy có một con quỷ nhỏ mặc áo đỏ, lẻn vào cung ăn cắp tài vật mang đi, nhà vua đang quát mắng chạy theo; bỗng xuất hiện một con quỷ rất cao lớn, đầu đội mão rách, túm lấy con quỷ con bỏ vào miệng nuốt trửng vào bụng. Nhà vua mới hỏi là ai, thì trả lời rằng : " Thần là Chung Nam Sơn Tiến Sĩ, tên là Chung Qùy, vì nhà vua chê thần tướng mạo xấu xa, không chịu phong cho quan chức. Đang cơn tức giận, thần bèn đập đầu vào vào cây cột dưới bậc tam cấp mà chết. Sau khi chết, thì Thượng Đế phong cho chức bắt ma quỷ cho đến hiện nay."
        Đường Huyền Tôn giật mình tỉnh dậy, mồ hôi ra ướt mình và bệnh cũng đã hết ngay. Vua bèn ra lệnh cho danh họa đạo sĩ là Ngô Đạo Tử vẽ lại hình ảnh của Chung Qùy trong mơ. Vì nhà vua cũng là một tín đồ cuồng nhiệt của Đạo Giáo, nên Thần bắt Ma Quỷ CHUNG QÙY cũng được dân gian chấp nhận và truyền tụng cho đến hiện nay.
           Inline image  Inline image
           CHUNG QÙY trong dân gian và trong Điện Ảnh
 
7. BỘ DIỆN  :
    DIỆN  : là Mặt. DIỆN 面 là chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết như sau:

甲骨文金文金文大篆小篆繁体隶书
Ta thấy :
     Giáp Cốt Văn là hình của cái Mặt, bên trong có hình con mắt, cả Đại Tiểu Triện về sau, phía bên trong vẫn là chữ MỤC 目 là Con mắt. Điều nầy chứng tỏ từ xưa người ta đã thấy được " Mắt là cửa sổ của tâm hồn " nên trên khuôn mặt, không bao giờ thiếu được CON MẮT.
Và từ kép DIỆN MỤC 面目 là để chỉ Mặt Mày, Mặt Mũi. CHÂN DIỆN MỤC 真面目 là Mặt Mũi Thật, là Bộ Mặt Thật, là BẢN LAI DIỆN MỤC 本來面目 là Bộ mặt vốn có ... của ai đó nên DIỆN còn thể hiện cho Mặt Mũi Phong Cách của con người, như THỂ DIỆN 體面.
     DIỆN 面 là Bên, là Mặt, như: TẢ DIỆN 左面 là Bên trái, HỮU DIỆN 右面 là Bên phải, TIỀN DIỆN 前面 là Mặt trước, HẬU DIỆN  後面 là Mặt sau. ĐỐI DIỆN 對面 là Ngang mặt.
     DIỆN 面 là Bề mặt của sự vật, như BIỂU DIỆN 表面 là Bề Mặt. ĐỊA DIỆN 地面 là Mặt Đất. THỦY DIỆN 水面 là Mặt Nước...
     DIỆN 面 còn là Gặp gỡ, Thấy mặt. như KIẾN DIỆN 見面 là Gặp mặt, HỘI DIỆN 會面 là Gặp Gỡ giống như từ HÔI NGỘ vậy.
     Ta có các từ ĐẢO như sau:
     DIỆN KIẾN 面見: là Đích thân mình đi gặp mặt ai đó, cũng có nghĩa là Chính mắt mình nhìn thấy Ai đó hoặc Cái gì đó.
     DIỆN ĐỐI 面對 là Đang đối mặt với Ai đó hoặc Việc gì đó.
     DIỆN BÍCH 面壁 là Day mặt vào Vách; đây là một cách tu Thiền của Phật gia. Trong truyện võ hiệp của Kim Dung thì khi các đệ tử trong môn phái phạm phải lỗi lầm, sẽ bị phạt DIỆN BÍCH TƯ QÚA 面壁思過 là Ngồi xoay mặt vào vách để xám hối về những lầm lỗi của mình đã gây ra.
     DIỆN ĐÀM 面談 : là Đàm thoại trao đổi tận mặt với nhau.
     DIỆN THIỆN 面善 : là Quen mặt. 
     Ngoài ra, ta còn có một lô thành ngữ về chữ DIỆN mà ta đã biết qua như : Bạch diện thư sinh 白面書生, Nhân diện đào hoa 人面桃花, Mãn diện xuân phong 滿面春風, Tam đầu lục Diện 三頭六面, Ngưu đầu mã Diện 牛頭馬面 ... Bây giò thì ta nói tới một thành ngữ mới :
     TỨ DIỆN SỞ CA 四面楚歌 : là Bốn mặt đều là bài ca của nước Sở.  Ý chỉ bốn bề đều thọ địch, hết phương xoay xở, thua là cái chắc!  Theo tích sau đây:
          Năm 202 trước Công Nguyên, trong trận chiến Cai Hạ, Sở Bá Vương Hạng Võ bị quân của Lưu Bang, Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố vây chặc bốn phương tám hướng. Quân Hạng Võ tuy tinh nhuệ nhưng it hơn, lại thiếu thốn lương thực. Ban đêm lại nghe tiếng sáo Trương Lương và những bài dân ca nước Sở vang lên bốn phía. Quân của Hạng Võ nhớ nhà xuống tinh thần bỏ trốn rất nhiều. Hạng Võ thấy thế cuộc đã thua đến nơi, cùng với ái thiếp là Ngu Cơ uống rượu trong trướng hát lên bài hát Cai Hạ bi tráng:
                力拔山兮氣蓋世。  Lực bạt sơn hề khí cái thế.
                時不利兮騅不逝。  Thời bất lợi hề chuy bất thệ.
                騅不逝兮可奈何!  Chuy bất thệ hề khả nại hà !
                虞兮虞兮奈若何!  Ngu hề Ngu hề nại nhược hà !
Có nghĩa :
    Ta có sức nhổ cả núi hề... hào khí trùm cả cuộc đời, nhưng...
    Thời cuộc bất lợi cho ta, ôi, ngựa Chuy cũng không chịu chạy.
    Ngựa Chuy không chịu chạy nầy...ta biết phải làm sao đây?
    Ngu Cơ, Ngu Cơ ơi ... Ta biết phải làm thế nào đây?!!!
         Nàng Ngu Cơ cũng hòa theo mà ngâm rằng :
                漢兵已略地,   Hán binh dĩ lược địa,
                四面楚歌聲。   Tứ diện Sở ca thinh.
                大王意氣盡,   Đại vương ý khí tận,
                賤妾何聊生。   Tiện thiếp hà liêu sinh!
Có nghĩa :
       Binh nhà Hán đầy cả mặt đất (bủa vây tứ phía!)...
       Bốn mặt đều vọng về những bài dân ca nước Sở.
       Ý chí của Đại Vương cũng đã nhục hết rồi, thôi thì...
       Tiện thiếp còn muốn sống cô đơn vô vị nữa mà chi!!!

       Cuối cùng, Hạng Võ bại binh ở Cai Hạ, rồi tự tử ở bến Ô Giang. Sử không có ghi chép gì về nàng Ngu Cơ, nhưng giới văn nghệ sĩ đời sau khi ngâm vịnh hay viết tuồng tích đều cho nàng Ngu Cơ tuẫn tiết chết theo Hạng Võ Sở Bá Vương cả!      

      Inline imageInline imageImage result for    漢兵已略地, 四面楚歌聲. 大王意氣盡,賤妾何聊生
             Hạng Võ biệt Ngu Cơ qua tạo hình và điện ảnh
 
     Có tất cả 6 chữ được ghép bởi bộ DIỆN nầy, tiêu biểu có:
  DIẾN 靦 ( 腼 ) : là Mắc cở. Ta có từ kép là DIẾN ĐIỂN 腼腆 : là Thẹn Thùa, Bẽn lẽn, như câu tả vẻ thẹn thùng bẽn lẽn của Thôi Oanh Oanh khi mới lần đầu gặp Trương Quân Thụy trong Tây Sương Ký của Vương Thực Phủ là :
     未语人前先腼腆     Vị ngữ nhân tiền tiên DIẾN ĐIỂN
Có nghĩa :
       Trước mặt người khác chưa nói chi đã lộ vẻ thẹn thùng. 
       Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du cũng có nhắc đến Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy qua lời của cô Kiều lúc khuyên Kim Trọng khi chàng Kim "Xem trong âu yếm có chìu lả lơi" là:
                ... Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay,
                    Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi Trương.
                    Mây mưa đánh đổ đá vàng,
                    Qúa chìu nên đã chán chường yến anh!...

8. BỘ VI  :
    VI   : là DA đã Thuộc. VI 韋 là chữ Hình Thanh theo diễn tiến của chữ viết như sau:
甲骨文金文小篆繁体隶书
Ta thấy :
     Giáp Cốt Văn là hình hai bàn chân ngược nhau của chữ SUYỂN 舛 chia hai, nửa trên nửa dưới, ở giữa là bộ VI 囗 là Bao Bọc chỉ Âm, nên VI Động Từ là đi Ngược chiều Nhau, là chữ VI 違 cổ. Danh từ là DA đã cạo sạch lông và đã thuộc chín. DA chưa thuộc là CÁCH 革.
     Ta có thành ngữ :
     VI ĐÁI BỐ Y 韋帶布衣 : là Dây thắt lưng bằng da và Áo bằng vải. Chỉ lão bá tánh dân chúng bình thường.
     VI BIÊN TAM TUYỆT 韋編三絕 : Ngày xưa tất cả sách vở đều được ghi chép trên các nẹp tre, rồi dùng dây da đã thuộc buộc nối các nẹp tre lại với nhau thành một quyển sách gọi là VI BIÊN, còn TAM TUYỆT là 3 lần bị đứt tuyệt. Nên VI BIÊN TAM TUYỆT là "Sợi dây da buộc quyển sách 3 lần bị đứt ra", chỉ sự học hành chăm chỉ qúa sức, tối ngày cầm quyển sách để học đến nổi bung hết dây buộc sách ra đến 3 lần. Câu nói nầy có xuất xứ từ "Sử Ký. Khổng Tử thế gia" 《史记·孔子世家:“孔子晚而喜《易... 读《易》,韦编三绝。Khổng Tử Vãn nhi hỉ Dịch... độc Dịch, VI BIÊN TAM TUYỆT”. Có nghĩa: Khổng Tử lúc về già thích nghiên cứu kinh Dịch, đọc Kinh Dịch đến nỗi đứt cả dây buộc sách đến 3 lần (chỉ rất nhiều lần!) Ví dụ:
      Sau thời gian VI BIÊN TAM TUYỆT, chàng thư sinh áo vải giờ đã là Tiến Sĩ Cập Đệ rồi!
               
                           韋編三絕  Vi Biên Tam Tuyệt   
 
      Có tất cả 27 chữ được ghép bởi bộ VI nầy, tiêu biểu có :
     SAO 韒 ( 鞘 ) còn đọc là TIẾU: là Cái Bao Da của Đao hay Kiếm, là ĐAO SAO 刀鞘 hay KIẾM SAO 劍鞘...
     HÀN 韓 : là Một trong Chiến Quốc Thất Hùng, gồm Trung bộ của tỉnh Hà Nam và Nam bộ của tỉnh Sơn Tây hiện nay, là một trong 7 nước lớn nhất thời Chiến Quốc: HÀN, Triệu, Ngụy, Tề, Sở, Yên và Tần 韓,趙,魏,齊,楚,燕,秦。
     HÀN 韓 : là Nước ĐẠI HÀN 大韓 hiện nay, nằm ở Nam bộ của Bán đảo Triều Tiên, xưa có tên là CAO LỆ QUỐC 高麗國 mà ta quen gọi là Nước Cao Ly. Hiện nay bị chia làm hai theo hai chế độ khác nhau: Miền Bắc gọi là BẮC TRIỀU TIÊN (Bắc Hàn) theo chế độ Cộng Sản; Miền Nam theo chế độ Tự Do gọi là NAM HÀN (Nam Triều Tiên).

         Image result for 高麗國 Image result for 高麗國 
        Nước Đại Hàn hiện nay với món ăn truyền thống Kim Chi

9. BỘ HƯƠNG 香 :
    HƯƠNG  香 : là Thơm. HƯƠNG 香 là chữ

 Nét bút
 Dị thể
大篆 ĐTriện
小篆 TTriện
隶书 Lệ Thư
𪏽
Ta thấy :
     Đại Triện, Tiểu Triện đều do bộ THỬ 黍 là Lúa Nếp, là Ngô và bộ CAM 甘 là ngọt ngào ghép lại mà thành, theo như Hội Ý là : Mùi vị ngon ngọt của  ngũ cốc. Nên HƯƠNG là THƠM. Đến Lệ Thư của đời Tần về sau thì được ghép bởi bộ HOÀ 禾 là Cây Lúa và bộ CAM 甘 là Ngọt ngào, cũng với cùng Hôi Ý như trên. Sau này dùng rộng ra thì HƯƠNG chỉ chung tất cả các mùi THƠM ở trên đời.
     HƯƠNG là THƠM ta có từ kép Hương Thơm để chỉ Mùi Thơm.
     THANH HƯƠNG 清香 : là Mùi thơm nhè nhẹ, thoang thoảng.
     HƯƠNG 香 còn chỉ những vật có mùi thơm tự nhiên như: ĐÀN HƯƠNG 檀香, TRẦM HƯƠNG 沉香, XẠ HƯƠNG 麝香 ... Ta có thành ngữ: HỮU XẠ TỰ NHIÊN HƯƠNG 有麝自然香.
     HƯƠNG 香 còn dùng để chỉ những gì thuộc về phái nữ, như:
     HƯƠNG KHUÊ 香閨: là Khuê phòng thơm phức của các bà các cô, cho dù đó là Khuê Phòng của một kỹ nữ như trong Truyện Kiều tả lúc Thúc Sinh tìm gặp Thúy Kiều :
                         Hoa khôi mộ tiếng Kiều nhi,
               Thiếp danh tìm đến HƯƠNG KHUÊ gởi vào !
     HƯƠNG PHẤN 香粉 : là Phấn của phụ nữ dùng để thoa mặt.
     HƯƠNG NANG 香囊 : là Túi Thơm để trong mình,trong phòng.
     HƯƠNG THUỶ 香水 : là Nước thơm, ngày nay là Dầu thơm.
     Ngay cả " Mồ hôi " của các bà các cô cũng được gọi là HƯƠNG HẠN 香汗 : là Mồ Hôi thơm!
     HƯƠNG 香 là NHANG, như HƯƠNG HỎA 香火 : ta gọi là Nhang khói. HƯƠNG ÁN 香案 : là Cái bàn dùng để để lư hương. THIÊU HƯƠNG 燒香 là Đốt nhang, là Thắp hương...
     Ông bà ta có để lại một câu nói rất mĩa mai như sau :
                平時不燒香,   Bình thời bất thiêu hương,
                急時抱佛腳。   Cấp thời bão Phật cước.
Có nghĩa :
       Bình thường không chịu đốt nhang, đến khi ...
       Gấp rút rồi mới ôm chân ông Phật (mà van xin: Ông Phật ơi, Ông cứu tôi với!)
             Image result for 平時不燒香 臨急抱佛腳  Image result for 平時不燒香 臨急抱佛腳
                          Cấp thời bão Phật cước !



      ĐIỂU NGỮ HOA HƯƠNG 鳥語花香 : là Hoa thơm chim hót, thành ngữ dùng để tả cảnh đẹp của mùa xuân có chim kêu hoa nở.
      QUỐC SẮC THIÊN HƯƠNG 國色天香 : là Sắc đẹp của nước, mùi hương của trời; Ý chỉ người đẹp nhất nước, đẹp như tiên trên trời. Ta nói là Sắc Nước Hương Trời. Trong Cung Oán Ngâm Khúc, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã tả nàng cung nữ của mình là :
                    HƯƠNG TRỜI đắm nguyệt say hoa,
                  Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình !

      và ... Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du cũng nâng Thúy Kiều lên hàng Quốc Sắc khi ghép đôi nàng với Kim Trong :
                     Người QUỐC SẮC, kẻ thiên tài,
                 Tình trong như đã, mặt ngoài còn e !

      LÂN HƯƠNG TÍCH NGỌC 憐香惜玉 : Ta nói là Thương Hương Tiếc Ngọc. Thành ngữ nầy tương đương với TÍCH LỤC THÁN HỒNG 憐綠嘆紅, ta nói là Tiếc Lục Than Hồng, như cô Kiều khi viếng mộ Đạm Tiên đã khóc kể rằng :
                     Nào người phượng chạ loan chung,
                  Nào người TIẾC LỤC THAN HỒNG là ai ?! 
      
        Có tất cả 19 chữ được ghép bởi bộ PHỨC nầy, tiêu biểu có :
    PHỨC 馥 : là Mùi Thơm; Ta có từ kép Thơm Phức: là Rất thơm, là mùi thơm nồng nặc. Tên của tác giả diễn Nôm Nhị Thập Tứ Hiếu của ta là LÝ VĂN PHỨC 李文馥 chính là chữ PHỨC 馥 nầy.
    HINH 馨 : là Mùi thơm lừng, từ kép là HINH HƯƠNG 馨香 : là Thơm lừng khắp chốn. Thiếu Tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Duy Hinh 阮維馨 là chữ Hinh nầy. Hình thức cổ của chữ HINH là 3 chữ HƯƠNG 香 chồng lên nhau như thế nầy: 馫.

                   Image result for 國色天香 
               Điểu ngữ hoa hương   Quốc sắc thiên hương 

10. BỘ HIỆT  :
      HIỆT   : là ĐẦU, HIỆT 頁 là chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết như sau:

甲骨文金文小篆繁体隶书
Ta thấy :
     Giáp Cốt Văn phía trên là hình cái Đầu người có tóc có mắt hẵn hoi; phía dưới là hình người đang qùy. Qua Kim Văn và Tiểu Triện thì phía trên hình thành chữ THỦ 首 là Đầu, phía dưới là chữ NHÂN 人 là Người. Đến chữ Lệ đời nhà Tần thì chữ THỦ 首 bỏ đi 2 chấm trên đầu và chữ NHÂN 人 bên dưới được viết như chữ BÁT 八.
     HIỆT 頁 có nghĩa là Đầu, nên chữ ĐẦU 頭 là chữ Hình Thanh lấy bộ HIỆT 頁 làm Ý và đọc theo Âm ĐẬU 豆 đi kèm bên trái. Bộ HIỆT có tất cả 116 chữ mà tiêu biểu nhất là chữ ĐẦU vừa nói ở trên.
     HIỆT 頁 là Danh từ còn có nghĩa là TRANG, như NGŨ THẬP HIỆT 五十頁 là 50 trang, NHẤT BÁCH HIỆT 一百頁 là 100 trang. HIỆT cũng là Lượng Từ, như NHẤT HIỆT THƯ 一頁書 là Một Trang Sách.
    Tiêu biểu cho bộ HIỆT còn có chữ :
    ĐĨNH 頂 : là Phần cao nhất của cái Đầu, ta quen gọi là Đĩnh Đầu. Từ đó phát sinh ra các từ ĐĨNH ĐIỂM 頂點 là Cái điểm cao nhất của cái gì hoặc việc gì đó, từ tương đương là CỰC ĐIỂM 極點. SƠN ĐĨNH  山頂 là Đĩnh núi, là phần cao nhất của cái núi.
    ĐĨNH 頂 là ĐĨNH THỪA 頂承 là Đội ở trên đầu, ta có thành ngữ ĐĨNH THIÊN LẬP ĐỊA 頂天立地 là Đội Trời Đạp Đất, chỉ sống một cách hiên ngang như Từ Hải trong Truyện Kiều :
                          Đội Trời Đạp Đất ở đời,
                   Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.
            Inline image  Inline image  Inline image  
  
    ĐĨNH 頂 là Trạng Từ thì có nghĩa là RẤT, như ĐĨNH HẢO 頂好 là Rất Tốt. ĐĨNH ĐA 頂多 là Rất Nhiều... 
    ĐĨNH 頂 còn có nghĩa là Nhận lấy, Gánh chịu, như ĐĨNH TỘI 頂罪 là Gánh lấy tội lỗi dùm ai đó. MẠO DANH ĐĨNH THẾ 冒名顶替 : Mạo tên của người khác để thế thân cho họ, có thể là ý tốt hoặc ý xấu tùy theo sự việc.
    TUYỆT ĐĨNH 絕頂 : là Hết mức, là Đĩnh cao nhất. Ta có thành ngữ TUYỆT ĐĨNH THÔNG MINH 絕頂聰明 ; là Thông minh hết mức luôn !

    NHAN 顏 : là Nét mặt, là Khuôn mặt. NHAN SẮC 顏色 : là Sắc mặt mà cũng là Vẻ đep nữa, vì mặt mà có sắc thì mới đẹp được. Ngoài nghĩa là ĐẸP ra, NHAN SẮC 顏色 còn có nghĩa là Màu Sắc, Màu mè.
    DUNG NHAN 容顏 : là Cái Vẻ Mặt, Cái Nét Mặt nói chung; nếu của người đẹp thì phải nói là NGỌC NHAN 玉顏, như trong Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị đã tả nét mặt buồn bã rơi lệ của Dương Qúy Phi là :
              NGỌC NHAN tịch mịch lệ lan can, 玉容寂寞淚闌干,
              Lê hoa nhất chi xuân đới vũ.        梨花一枝春帶雨。
Có nghĩa :
     Cái mặt đẹp như ngọc của nàng buồn bã với hai hàng lệ ngổn ngan; Tựa như là đóa hoa lê còn vương lại vài hạt mưa xuân vậy.
     Khi Thuý Kiều mơ thấy Đạm Tiên hiện đến nói mình cũng có số đoạn trường, lúc tỉnh giấc Kiều đã khóc lóc thở than đến nỗi Vương Bà thức giấc vặn hỏi :
                       Cớ sao trằn trọc canh khuya,
                  Màu hoa lê hay đầm đìa giọt mưa ?!

     Trong Khuyến Học Thi 勸
Trong Khuyến Học Thi 勸學詩 cũng có câu :
             Thư trung hữu nữ nhan nhu ngọc, 書中有女顏如玉,
             Thư trung tự hữu hoàng kim ốc.    書中自有黃金屋.
Có nghĩa :
     Trong sách có các cô gái đẹp như ngọc,
     Trong sách cũng tự nó có sẵn nhà vàng ( để ở ).
Ý nói :
     Nếu chịu khó cố gắng học hành, tương lai đỗ đạt làm quan hoặc làm giàu thì sẽ có thiếu gì gái đẹp để chọn làm vợ, và khi đã giàu sang phú qúy thì sẽ có nhà cao cửa rộng, sơn son thếp vàng mà ở.

     HỒNG NHAN 紅顏 : là Gương mặt màu hồng, là gương mặt Đẹp. Nên từ HỒNG NHAN là từ chỉ chung các cô gái đẹp, là Phái đẹp. như cô Kiều đã tự so sánh và ví mình :
                     Vẻ chi một mảnh HỒNG NHAN,
                     Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành.
                     Dâng thư đã thẹn nàng Oanh,
                     Lại thua ả Lý bán mình hay sao ?
     Ta có thành ngữ HỒNG NHAN BẠC MỆNH 紅顏薄命 : để chỉ những người con gái đẹp thì số mạng mỏng manh hay gặp điều trắc trở, không được suông sẻ như những người bình thường khác. Như lời trần tình của Thúc Sinh nói với Hoạn Thư về Thúy Kiều :
                     Sinh rằng: Thật có như lời,
                     HỒNG NHAN BẠC MỆNH một người nào vay!
                     Nghìn xưa âu cũng thế này,
                     Từ bi xin liệu bớt tay mới vừa.
       Image result for 書中有女顏如玉 書中自有黃金屋 Image result for 書中有女顏如玉 書中自有黃金屋 
                        Thư trung tự hữu hoàng kim ốc
11. BỘ ÂM  :
      ÂM  : là Tiếng. ÂM 音 là chữ Chỉ Sự theo diễn tiến của chữ viết như sau:
Nét bút Khải
金文金文大篆小篆繁体隶书
Ta thấy :
     Từ Kim Văn cho đến Đại Triện, Tiểu Triện đều là hình dạng của chữ NGÔN 言 là Lời Nói với chữ KHẨU 口 là Miệng ở phía dưới có thêm một nét ngang tượng trưng cho cái Lưỡi, với Ý Chỉ là Miệng  đang mở ra để nói. Cho nên, ÂM 音 là Tiếng Nói, là THANH ÂM 聲音, ta gọi là ÂM THANH.    
     ÂM THANH là Tiếng nói phát ra có cao thấp, bổng trầm, dài ngắn  ... nghĩa là có Tiết Tấu như trong ÂM NHẠC 音樂, ta phân biệt về ÂM SẮC 音色, ÂM LƯỢNG 音量, ÂM LUẬT 音律 ...
     ÂM BA 音波 : là Làn sóng âm thanh.
     ÂM DUNG 音容 : là Âm thanh và Dung mạo, là Tiếng nói và Mặt mũi. Trên bàn thờ của Ông bà Cha mẹ hay có một bức hoành phi 4 chữ ÂM DUNG DO TẠI 音容猶在 có nghĩa là : Tiếng nói và dung mạo của ông bà cha mẹ vẫn như còn phảng phất đâu đây. Chỉ vỏn vẹn có 4 chữ thôi mà nói lên hết được lòng tưởng nhớ kính yêu đối với cha mẹ ông bà đã khuất, nét mặt và những lời dạy bảo của tổ tiên vẫn như luôn văng vẳng bên tai ! Người Hoa thì nói là ÂM DUNG UYỂN TẠI 音容宛在, cách nói tuy có khác nhưng ý nghĩa vẫn như nhau.

           Inline image  Inline image
                             Âm Dung Uyển Tại
 
     ÂM 音 còn có nghĩa là Tin Tức như :
     ÂM HAO 音耗 : là Tin Tức, Manh mối. Nghĩa tương tự như chữ TIÊU HAO 消耗 trong Truyện Kiều lúc Thuý Kiều khuyên Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư:
                   ... Bấy chầy chưa tỏ TIÊU HAO,
                   Hoặc là trong có làm sao chăng là?
                       Xin chàng kíp liệu lại nhà,
                   Trước người đẹp ý sau ta biết tình.

     ÂM TÍN 音信 : là Tin tức thư từ. BIỆT VÔ ÂM TÍN 別無音信 là Biệt luôn chẳng có thư từ tin tức gì cả ! Ta nói thành BẶT VÔ ÂM TÍN.
     GIAI ÂM 佳音 : là Tin tốt, Tin lành, Tin vui, Tin Mừng. Khi Kim Trọng làm quan ở Lâm Truy, Thúy Vân đã nằm mơ thấy Kiều, nên " Tỉnh ra mới rỉ cùng chàng, Nghe lời chàng cũng hai đàng tin nghi ". Vì chàng nghĩ rằng :
                       Nọ Lâm Thanh với Lâm Truy,
                  Khác nhau một chữ hoặc khi có lầm.
                       Trong cơ thanh khí tương tầm,
                     Ở đây hoặc có GIAI ÂM chăng là?


          Image result for truyện kiều  Image result for truyện kiều Image result for truyện kiều
                     Bản chữ Nôm của Truyện Kiều

      Có tất cả 14 chữ được ghép bởi bộ ÂM, tiêu biểu có :
   VẬN 韵 ( 韻 ): là Vần, là Phần Nguyên Âm ở sau mỗi chữ, như : a à, au âu au, òng ong ồng của 6 câu thơ Lục Bát mở đầu cho Truyện Kiều như sau :
                        Trăm năm trong cỏi người ta,
                   Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
                         Trãi qua một cuộc bể dâu,
                   Những điều trông thấy mà đau đớn lòng,
                           Lạ gì bỉ sắc tư phong,
                   Trới xanh quen thói má hồng đánh ghen !

    VẬN 韵 còn có nghĩa  là cái khí chất tao nhã toát ra bên ngoài của con người, gọi là PHONG VẬN 風韻, như Thúy Kiều đã nói về con ma Đạm Tiên trong mơ như sau:
                     ...Thoát đâu thấy một tiểu kiều,
                   Có chiều PHONG VẬN có chiều thanh tân.
                         Sương in mặt tuyết pha thân,
                   Sen vàng lảng đảng như gần như xa !...

    HƯỞNG 響 ( 响 ): là Tiếng Vang , Tiếng Dội, như ÂM HƯỞNG 音響 : là Tiếng Dội của Âm Thanh, sau dùng để chỉ Hệ thống thiết bị thu phát âm thanh.
    HƯỞNG TIỄN 響箭 : là Loại tên có gắn lưỡi gà, khi bắn thì xé gió hú lên như tiếng sáo diều cao vút. Ngày xưa các tay anh hùng hảo hán cường đạo thảo khấu dùng loại tên nầy để làm ám hiệu và báo tin cho nhau, nên các tay lục lâm làm nghề không vốn ở trong núi rừng được người đời gọi là LỤC LÂM HƯỞNG MÃ 綠林響馬 Tức là bọn "Ăn Cướp núi , Sơn Đại Vương".
     HƯỞNG 響 là Kêu lên, Rít lên, Vang lên, nên ta có từ  HƯỞNG CHUNG 響鐘 là  Đồng hồ Reo.
     HƯỞNG LƯỢNG 響亮: là Vang Dội, là Kêu Vang.
     HƯỞNG TRIỆT VÂN TIÊU 響徹雲霄 (响彻云霄) là Vang vọng đến tận mây xanh, là Cao vút đến chín tầng mây.
     HƯỞNG ỨNG 響應 : là Ứng tiếng đáp lời, là Nghe theo lời Kêu gọi của ai đó hoặc của một tổ chức nào đó.
     BẤT THANH BẤT HƯỞNG 不聲不響 : là Không tiếng không động, là Một cách lặng lẽ, ta nói là "Không Kèn Không Trống".

     Image result for 響箭 Image result for 響箭 
                Hưởng Tiển               Hưởng triệt vân tiêu

       Trước khi kết thúc bài viết nầy, như thường lệ, mời tất cả cùng đoán một chữ cho vui :
               Loan phụng hòa minh,   鸞鳳和鳴,
               Bách niên giai lão.         百年偕老.
Có nghĩa :
       Chim Loan chim phượng cùng hòa chung tiếng gáy,
       Cùng chung sống với nhau đến già, đến trăm năm.

       Nào, mời tất cả thử đoán NGAY xem là chữ gì nào ?

       Hẹn bài viết tới, các bộ 10 nét.


  Đỗ Chiêu Đức

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...