Ngôi mộ được công nhận di tích lịch sử cấp thành phố
Trước ngôi mộ là một tấm biển bằng đồng ghi rõ: “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố: Mộ cổ họ Lâm được công nhận năm 2014”.
Phía sau tấm biển là một quần thể mộ táng với lối kiến trúc cũ xưa. Hai ngôi mộ lớn nằm kề nhau được xây dựng bằng hợp chất ô dước (vôi sống, cát mịn, bột vỏ sò trộn với mật mía và nước nhớt của một loại cây rừng).
Bên trong quần thể này có tiền sảnh, sân thờ và nhà mồ. Trước mộ có
bia bằng chữ Hán. Căn cứ từ tấm bia này có thể xác định, người nằm trong
mộ kia là ông Lâm Tam Lang (mất năm 1795) và vợ là bà Mai Thị Xã (chưa
xác định năm sinh, năm mất).
Từ dòng chữ trên bia “Đại Nam. Hiển khảo trọng giang…” cho thấy, ngôi mộ được xây vào thời Minh Mạng khi quốc hiệu nước ta lúc bấy giờ là Đại Nam.
Như vậy, khả năng mộ được xây vào năm 1895, là năm vua Minh Mạng đặt lại quốc hiệu.
Một công nhân làm việc tại công viên kể lại: “Tôi làm việc tại công
viên nhiều năm nay. Có những lúc tôi phải ở lại trực đêm nhưng chưa bao
gặp chuyện gì kỳ lạ.
Vậy mà không hiểu có tin đồn thêu dệt từ đâu, khiến cho nhiều người cả tin sợ hãi. Cho đến năm 2014, ngôi mộ này được xác định là mộ cổ họ Lâm và được công nhận là di tích thì những tin đồn kia mới hết”.
Lúc này, dư luận mới xoay sang chiều hướng khác, muốn biết thân thế người nằm trong ngôi mộ là ai…
Gia phả lừng lẫy của dòng họ Lâm
Gia phả họ Lâm tại tỉnh Kiên Giang có ghi :”Đời Thứ 1: Ông Lâm Tam Lang (17?? – 1795). Ông Lâm Tam Lang, tự là Nguyên Thất, không biết năm sinh. Ông mất vào mùa thu năm Ất Mão (1795).
Ông là người gốc ở Quảng Đông, Trung Quốc di cư sang Việt Nam, cư ngụ tại Sài Gòn, Gia Định.
Ông có vợ là bà Mai Thị Xã (không rõ năm sinh, năm mất). Mộ nguyên táng của họ tại Vườn Ông Thượng, Sài Gòn (nay là Vườn Tao Đàn, Quận 1, TP.HCM)”.
Cũng theo gia phả, ông bà Lâm Tam Lang có 4 người con. Trong đó người
con thứ 3 là ông Lâm Phong Quang. Ông Quang sinh ra Lâm Kim Diêu rồi
Diêu sinh tiếp Lâm Quang Ky.
Lâm Quang Ky chính là phó tướng của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ông là người đã đóng vai “Lê Lai cứu chúa”, hy sinh thay cho Nguyễn Trung Trực năm 1868, thọ 29 tuổi.
Hiện nay tại Rạch Giá, Kiên Giang, tên Lâm Quang Ky được đặt cho một con đường lớn, song song với đường Nguyễn Trung Trực.
Giai thoại kể lại rằng, rạng sáng 16/6/1868, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, trong đó có Lâm Quang Ky làm phó tướng, đã tổ chức tấn công chiếm lấy đồn Kiên Giang đang trong tay người Pháp và làm chủ nơi đó được 5 ngày. Quân pháp phản công nghĩa quân thế cô, vũ khí kém, nên không giữ được thành.
Trong tình thế hiểm nghèo, Lâm Quang Ky cùng một số nghĩa quân cảm tử tự nguyện ở lại cầm chân quân Pháp. Nguyễn Trung Trực rút lực lượng chính về Hòn Chông. Lâm Quang Ky mặc chiến bào của Nguyễn Trung Trực, cầm cờ lệnh, cố tình chiến đấu kéo dài thời gian.
Cuối cùng, quân Pháp bắt được ông cùng với sáu nghĩa binh khác. Ông tự xưng là Nguyễn Trung Trực. Chỉ huy quân Pháp đinh ninh đã bắt được lãnh tụ nghĩa binh nên không cho quân truy đuổi nữa.
Qua ngày hôm sau, vụ việc trên bị bại lộ. Rất tức giận, Pháp sai người đem tất cả ra xử tại chợ Rạch Giá. Người dân biết chuyện, gọi ông là Lê Lai Kiên Giang.
Như vậy, anh hùng dân tộc Lâm Quang Ky là cháu gọi Lâm Tam Lang bằng ông cố. Đến đời thứ 7, họ Lâm có một nhân vật nổi tiếng khác xuất hiện.
Gia phả họ Lâm ghi như sau: “Lâm Đình Phùng là cháu đời thứ 5 của Lâm Kim Diêu và là cháu đời thứ 7 của ông tổ Lâm Tam Lang”.
Lâm Đình Phùng chính là tên thật của nhạc sĩ Lam Phương, người nhạc sĩ tài hoa với những tác phẩm tình ca nổi tiếng như “Phút cuối”, “Duyên kiếp”, “Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi”…
Nguồn VNN
Trước ngôi mộ là một tấm biển bằng đồng ghi rõ: “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố: Mộ cổ họ Lâm được công nhận năm 2014”.
Phía sau tấm biển là một quần thể mộ táng với lối kiến trúc cũ xưa. Hai ngôi mộ lớn nằm kề nhau được xây dựng bằng hợp chất ô dước (vôi sống, cát mịn, bột vỏ sò trộn với mật mía và nước nhớt của một loại cây rừng).
Khu mộ cổ và bia công nhận di tích trong công viên Tao Đàn |
Từ dòng chữ trên bia “Đại Nam. Hiển khảo trọng giang…” cho thấy, ngôi mộ được xây vào thời Minh Mạng khi quốc hiệu nước ta lúc bấy giờ là Đại Nam.
Như vậy, khả năng mộ được xây vào năm 1895, là năm vua Minh Mạng đặt lại quốc hiệu.
Mặt trước của ngôi mộ |
Vậy mà không hiểu có tin đồn thêu dệt từ đâu, khiến cho nhiều người cả tin sợ hãi. Cho đến năm 2014, ngôi mộ này được xác định là mộ cổ họ Lâm và được công nhận là di tích thì những tin đồn kia mới hết”.
Lúc này, dư luận mới xoay sang chiều hướng khác, muốn biết thân thế người nằm trong ngôi mộ là ai…
Gia phả lừng lẫy của dòng họ Lâm
Gia phả họ Lâm tại tỉnh Kiên Giang có ghi :”Đời Thứ 1: Ông Lâm Tam Lang (17?? – 1795). Ông Lâm Tam Lang, tự là Nguyên Thất, không biết năm sinh. Ông mất vào mùa thu năm Ất Mão (1795).
Ông là người gốc ở Quảng Đông, Trung Quốc di cư sang Việt Nam, cư ngụ tại Sài Gòn, Gia Định.
Ông có vợ là bà Mai Thị Xã (không rõ năm sinh, năm mất). Mộ nguyên táng của họ tại Vườn Ông Thượng, Sài Gòn (nay là Vườn Tao Đàn, Quận 1, TP.HCM)”.
Nhà bia, có bia xác nhận tên người trong mộ. Tại đây, lúc nào cũng có nhang và hoa. |
Lâm Quang Ky chính là phó tướng của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ông là người đã đóng vai “Lê Lai cứu chúa”, hy sinh thay cho Nguyễn Trung Trực năm 1868, thọ 29 tuổi.
Hiện nay tại Rạch Giá, Kiên Giang, tên Lâm Quang Ky được đặt cho một con đường lớn, song song với đường Nguyễn Trung Trực.
Giai thoại kể lại rằng, rạng sáng 16/6/1868, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, trong đó có Lâm Quang Ky làm phó tướng, đã tổ chức tấn công chiếm lấy đồn Kiên Giang đang trong tay người Pháp và làm chủ nơi đó được 5 ngày. Quân pháp phản công nghĩa quân thế cô, vũ khí kém, nên không giữ được thành.
Trong tình thế hiểm nghèo, Lâm Quang Ky cùng một số nghĩa quân cảm tử tự nguyện ở lại cầm chân quân Pháp. Nguyễn Trung Trực rút lực lượng chính về Hòn Chông. Lâm Quang Ky mặc chiến bào của Nguyễn Trung Trực, cầm cờ lệnh, cố tình chiến đấu kéo dài thời gian.
Cuối cùng, quân Pháp bắt được ông cùng với sáu nghĩa binh khác. Ông tự xưng là Nguyễn Trung Trực. Chỉ huy quân Pháp đinh ninh đã bắt được lãnh tụ nghĩa binh nên không cho quân truy đuổi nữa.
Qua ngày hôm sau, vụ việc trên bị bại lộ. Rất tức giận, Pháp sai người đem tất cả ra xử tại chợ Rạch Giá. Người dân biết chuyện, gọi ông là Lê Lai Kiên Giang.
Như vậy, anh hùng dân tộc Lâm Quang Ky là cháu gọi Lâm Tam Lang bằng ông cố. Đến đời thứ 7, họ Lâm có một nhân vật nổi tiếng khác xuất hiện.
Gia phả họ Lâm ghi như sau: “Lâm Đình Phùng là cháu đời thứ 5 của Lâm Kim Diêu và là cháu đời thứ 7 của ông tổ Lâm Tam Lang”.
Lâm Đình Phùng chính là tên thật của nhạc sĩ Lam Phương, người nhạc sĩ tài hoa với những tác phẩm tình ca nổi tiếng như “Phút cuối”, “Duyên kiếp”, “Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi”…
Nguồn VNN
bài rấtb hay
Trả lờiXóa