Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

Cả 'kho' hóa chất đang nằm dưới lớp cỏ sân golf

Đằng sau vẻ xanh mát và hào nhoáng của các sân golf là những “kho” hoá chất thải ra môi trường. Chưa nói, nhiều sân được quy hoạch trên cồn nổi giữa các dòng sông lớn, cửa sông – ven biển, trong hành lang thoát lũ…, không khác nào đầu độc khu vực hạ lưu.


Sát thủ mang gương mặt dễ thương
Chia sẻ với PLVN với vẻ lo lắng, một doanh nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu cho biết vừa được quản lý một sân golf mời chào sản xuất thuốc trừ sâu cho cỏ sân golf. Theo công thức đối tác gửi qua, đơn hàng bao gồm chất carbosunfarun, là chất cực độc. Doanh nghiệp này từ chối nhưng không chắc họ sẽ không có nguồn cung khác.

“Tới giờ, rất nhiều người vẫn cứ nghĩ là sân golf thân thiện với môi trường, vì khi nhìn vào đó người ta thấy nào là cảnh quan rất đẹp, thảm cỏ xanh mượt... Nhưng sân golf chính là nơi sử dụng hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ) nhiều vô kể”, TS. Dương Văn Ni, chuyên gia về đa dạng sinh học Trường Đại học (ĐH) Cần Thơ lưu ý.

PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) xem các sân golf là “hiểm họa” về môi trường. Dẫn các nghiên cứu của thế giới, TS. Tuấn nói: “Các nhà khoa học của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho biết mỗi hecta sân golf phải sử dụng trung bình một số lượng hóa chất gấp 3 – 5 lần số hóa chất dùng cho một hecta canh tác nông nghiệp bình thường.

hóa chất, trồng cỏ, sân golf, chơi golf, chất thải, đầu độc, hóa-chất, trồng-cỏ, sân-golf, chơi-golf, chất-thải, đầu-độc,
Trên mỗi hecta sân golf phải sử dụng trung bình một số lượng hóa chất gấp 3 – 5 lần số hóa chất dùng cho một hecta canh tác nông nghiệp bình thường. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Số hóa chất này bị nước tưới, nước mưa… hòa tan vào các ao hồ, sông suối và thẩm thấu vào tầng nước ngầm, trở thành nguồn ô nhiễm nước nghiêm trọng. Không chỉ ô nhiễm nguồn nước, một số sân golf phun thuốc trừ sâu bằng máy phun đã phát tán độc chất vào không khí.

Ở Việt Nam, một kết quả nghiên cứu tại sân golf Tân Sơn Nhất của TS. Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM (HASCON) và TS. Nguyễn Đăng Diệp, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học nông nghiệp cho thấy: Chỉ tính các loại phân hóa học dùng để chăm sóc cỏ, mỗi năm mặt đất sân golf này “ngốn” tới 189,468 tấn. Bên cạnh đó là khoảng 8,88 tấn hóa chất dùng để bảo vệ cỏ (chất sát trùng, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu).

Vay nước ngọt, trả hóa chất

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, dự án sân golf 18 lỗ chiếm diện tích 80ha tại Cồn Ấu (quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) cũng đang khiến các nhà khoa học “hết hồn”. Theo TS Lê Anh Tuấn, trên thế giới người ta chỉ làm sân golf ở những nơi xa khu dân cư, đất không canh tác được hoặc hiệu quả không cao; còn Cồn Ấu nằm trên sông Hậu, là một cồn đất nằm trên dòng sông nước ngọt, phù sa màu mỡ.

“Trên các cồn nổi như thế này, tính đa dạng sinh học rất cao, nếu biến thành sân golf thì gần như chỉ còn lại một loại duy nhất là cỏ sân golf” – ông Tuấn nói.

TS. Dương Văn Ni còn lo hơn: Cồn Ấu nằm ngay cửa sông Cần Thơ, nước lớn sẽ đổ vào sông Cần Thơ. Sông Cần Thơ là nơi lấy nước phục vụ sinh hoạt cho cả TP.Cần Thơ. “Quan điểm của tôi là không ủng hộ những chuyện như vậy vì tác động của nó đến môi trường và cuộc sống người dân là rất lớn”, TS. Ni khẳng định.

1 nhận xét:

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...