Cuộc sống bận rộn, công việc áp lực,
thói quen ăn uống thiếu cẩn thận là nguyên nhân khiến cho bệnh ngày một
nhiều hơn. Phương pháp “lấy thực thanh trừ thực” giúp bạn thanh tẩy
những thành phần dư thừa gây hại cho cơ thể trong thực phẩm thường ngày.
Ăn sữa chua sau khi ăn lẩu
Khi
ăn lẩu cơ thể sẽ nóng lên bởi nhiệt độ cao của nồi lẩu cùng các thành
phần trong nước lẩu sẽ khiến cơ thể bị nóng. Và những gia vị chấm sẽ
kích thích tiêu hóa rất lớn.
Vì vậy, ăn một hộp sữa chua sau khi ăn lẩu sẽ có tác dụng tốt trong việc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.
Ngoài
ra, nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn axit lactic trong sữa chua có thể ức
chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây hại, đặc biệt là đường tiêu hóa.
Ăn trái cây sau khi mì tôm
Mì
tôm là món ăn không được khuyến khích trong bất kỳ trường hợp nào, bởi
nó chứa nhiều chất phụ gia mà lại có rất ít chất dinh dưỡng, là món ăn
được cho là thiếu cả rau lẫn đạm.
Ăn một số trái cây như táo, dâu tây, cam, kiwi … sẽ có tác dụng bù đắp cho sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất sau khi ăn.
Ngoài ra, trái cây chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giúp đường ruột hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Ăn chuối sau khi ăn đồ nướng
Những
món ăn nướng thường là nguyên nhân gây ung thư vì chúng sản xuất ra
nhiều chất có thể gây ung thư có tên là benzopyrene trong quá trình
nướng.
Các
nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng, chuối có thể ức chế yếu tố gây ung
thư của benzopyrene đến một mức độ nhất định nào đó, vì thế chuối giúp
bảo vệ đường tiêu hóa một cách hiệu quả hơn so với bạn không ăn.
Uống nước ép cần tây sau khi ăn món ăn nhiều dầu mỡ
Khi
ăn nhiều món ăn chứa lượng dầu mỡ cao. Chỉ cần uống một cốc nước ép cần
tây với lượng đường thấp vừa đủ, lượng xenlulose cao trong cần tây sẽ
giúp đẩy chất béo ra ngoài một cách hiệu quả hơn.
Uống trà lúa mạch hoặc nước vỏ cam sau các bữa ăn
Sau khi ăn nếu hay gặp hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, uống ngay một cốc trà lúa mạch hoặc nước vỏ cam sẽ cảm thấy nhẹ bụng hơn.
Chất
allantoin trong lúa mạch và chất tinh dầu trong vỏ cam sẽ làm tăng tiết
dịch dạ dày, thúc đẩy khả năng vận động của hệ tiêu hóa, giúp quá trình
tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Uống nước gừng tươi – đường nâu sau khi ăn cua
Cua
là món thuộc tính lạnh, những người tì vị hư hàn sau khi ăn cua có thể
sẽ dẫn đến hiện tượng bị đau bụng, tiêu chảy và ói mửa.
Uống một cốc nước ấm với gừng tươi pha với đường nâu sẽ làm ấm dạ dày, tăng cường tiêu hóa và giảm bớt sự khó chịu trong dạ dày.
Lưu ý:Người bị tiểu đường không nên uống.
Ăn một quả hồng sau bữa ăn giúp nhuận phổi, chữa ho
Quả
hồng có tác dụng nhuận phổi rất tốt, có hiệu quả trong việc dưỡng âm
thanh khô, là một loại quả lý tưởng cho người bị ho hen và mắc các bệnh
về đường hô hấp.
Lưu ý:Không ăn hồng trong lúc bụng đói, bởi chất axit tannic có trong quả hồng dễ dàng gây hình thành khối u trong dạ dày.
Lan Oanh
|
Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018
Mách bạn 7 bí quyết ‘dùng thực phẩm loại bỏ độc tố của thực phẩm’
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu
Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Bài viết rất bổ ích
Trả lờiXóa