Biết nhận lỗi về mình chính là cảnh giới cao của tu dưỡng. (Ảnh: Sohu)
Con người thường không chịu nhận sai về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác. Thật ra không biết nhận lỗi chính là một sai lầm lớn, nó cũng khiến tình cảm giữa người với người càng thêm xa cách.
Trong thôn có
hai gia đình nọ, ở phía Đông có nhà họ Vương, thường xuyên cãi nhau, đối
với nhau như kẻ thù, cuộc sống hết sức thống khổ; ở phía Tây có nhà họ
Lý, sống với nhau hòa hợp êm thấm, mỗi ngày đều vui vẻ tươi cười.
Có một ngày, chủ nhà họ Vương chịu không nổi cảnh gia đình chiến loạn, liền đi tới nhà họ Lý để thỉnh giáo.
Lão Vương hỏi: “Vì sao nhà ông lại luôn giữ được không khí vui vẻ đầm ấm như vậy được?”
Lão Lý trả lời: “Bởi vì nhà chúng tôi thường làm điều không đúng”.
Câu
trả lời lấp lửng này khiến lão Vương càng thêm khó hiểu. Đúng lúc đó,
con dâu của lão Lý từ bên ngoài vội vàng trở về nhà, vừa đi tới đại sảnh
thì vô ý ngã nhào xuống đất.
Bà mẹ chồng đang lau nhà lập tức chạy tới đỡ con dâu dậy rồi nói: “Đều là lỗi tại ta, đã lau sàn quá trơn khiến con bị ngã”.
Chồng của cô gái đứng ở cửa lớn cũng tiến đến, ảo não nói: “Đều là lỗi tại ta, đã không nói cho em biết đại sảnh đang lau chùi, hại em bị ngã”.
Con dâu vừa đứng dậy thì áy náy tự trách, nói: “Không, không! Là lỗi của con, là do con đi đứng không cẩn thận nên mới như vậy!”.
Lão Vương
nhìn thấy cảnh tượng này, lập tức hiểu ra ngay, ông đã biết vì sao nhà
lão Lý lại sống được với nhau hòa hợp như vậy. Nếu ngay từ đầu bà mẹ
chồng trách cứ con dâu: “Đi đường mà không có mắt à, đúng là đáng đời”;
hoặc những người khác không để ý đến cảm thụ của cô gái mà cười ha ha,
thì liệu Lý gia còn có thể ấm áp nhu hòa được hay không?
Rất
nhiều người thường ôm giữ cái tâm cho rằng “người khác mới là sai”, còn
mình thì luôn đúng. Thực ra, như vậy rất khó để có thể sống chung với
người khác được.
Nhận
ra lầm lỗi của mình là điều rất khó. Có người ví von rằng mỗi người đều
mang một gùi đầy tội sau lưng và một gùi công đức trước ngực. Vì thế,
người ta chỉ thấy công đức mà không thấy được lầm lỗi của mình.
Ông
Dale Carnegie, một học giả trứ danh người Mỹ viết nhiều cuốn sách nổi
tiếng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới quả quyết rằng: “Tôi
đã bỏ ra gần 70 năm trong đời để khám phá ra chân lý là dù người ta có
lỗi nặng đến đâu, thì trong 100 lần phạm lỗi thì có tới 99 lần người ta
tự cho mình là vô tội”. Vậy nên, biết nhận lỗi chính là mỹ đức trên đời.
Đều là lỗi của ta, là một loại kiểm điểm bản thân, khiến cho chính mình không ngừng đề cao;Đều là lỗi của ta, là một loại mỹ đức, khiến cho tình cảm giữa người với người ngày thêm bền chặt;Đều là lỗi của ta, là một loại tu dưỡng, người chân chính thực tu thời thời khắc khắc đều phải thực hành;Đều là lỗi của ta, là một loại thanh lọc tự nhiên, có thể giúp dưỡng thân và tâm ngày thêm thuần khiết.
Tuệ Tâm
Người khôn là người biết nhận và sửa lỗi lầm
Trả lờiXóa