Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 19/02/2018
Thổ Nhĩ Kỳ: Sợ Mẹ Làm Phản Bắt Giam Luôn Cả Con Cái
Buổi sáng, tháng giêng năm ngoái, đường phố Istanbul lạnh và đầy tuyết trắng, Ayse, cô giáo 32 tuổi của một trường tiểu học và là bà mẹ của hai đứa con, ôm hôn chào đám trẻ đứng quanh, ra cổng chậm thả bộ về nhà, nhưng cô đã không về tới được cửa nhà, trước khi bị một nhóm bảy người cảnh sát bao vây, buộc tội cô là thành viên của một tổ chức khủng bố, còng tay và bắt cô dẫn đi.
Hai tháng sau ngày Ayse bị giam, cảnh sát bắt đứa con trai nhỏ nhất, Ali, 4 tuổi, giam chung trong tù với cô. Bốn tháng sau nữa, theo lời Ayse, kể lại với phóng viên báo chí ngoại quốc tại một trại tỵ nạn ở Hy Lạp, đời trong tù của hai mẹ con, kinh hoàng không thua gì một bộ phim kinh dị, phòng giam cô, vốn xây lên để nhốt mười người tù nhưng lại chứa hơn 23 người, chật không còn chỗ mà nằm, con nít không được chích ngừa, bị phỏng da vì phải đụng vào các bình nước trà nóng, khóc suốt đêm, nhạc cầu nguyện phát ra từ các cái loa phóng thanh lớn đinh tai nhức óc mỗi sáng sớm, cô chỉ biết ôm con mà khóc, nhà tù là chỗ nguy hiểm, kinh hoàng đối với trẻ con, đâu đâu cũng dầy chấn song sắt, có một đứa bé vì vịn vào đó tập đi mà bị bể đầu chảy máu, đứa khác thấy vậy la hét, khóc thét rợn người.
Trường hợp của Ayse và con, Ali không phải là trường hợp duy nhất, dựa trên sự theo dỏi các sắc lệnh và những bản tường trình từ những nguồn tài liệu chính thức, cho tới cuối tháng 8 năm 2017, những người tranh đấu cho nhân quyền đưa ra con số khoảng 668 trường hợp những đứa trẻ dưới sáu tuổi bị giam trong nhà giam cùng với mẹ chúng, và 23% trong số này là các đứa bé chưa tới một tuổi, hàng ngàn trẻ con từ 6 tới 18 cũng bị giam tù. Bộ tư pháp Thổ nhĩ kỳ cung cấp con số thấp hơn, chỉ có 560 đứa trẻ dưới 6 tuổi đang bị giam tại các nhà tù Thổ với mẹ của bọn nó.
Nhiều bà mẹ và con của họ tiếp tục bị cô lập cùng với hàng chục ngàn người Thổ Nhĩ Kỳ khác tiếp sau vụ đảo chánh hụt tháng 7 năm 2016 chống lại tổng thống Recep Tayyip Erdogan, từ đó nước này được xem đang ở trong tình trạng “tình trạng khẩn trương”, và căn cứ vào đó, cho phép chính quyền Thổ bắt giam bất cứ ai mà họ tin là có liên hệ tới tu sĩ lưu vong Fethullah Gulen và phong trào Hizmet của ông ta. Điều mà người ta đáng nói về việc những người đàn bà bị tù từ sau ngày đảo chánh bất thành là, nhiều người trong số họ chỉ là vợ hay con cái của những người bị tình nghi nhưng họ không phải bị tình nghi, đây được xem là một hình thức trừng phạt tập thể. Ugar Tok, giám đốc tổ chức Công lý và Hòa bình (PPJ) có văn phòng chính ở Bĩ, một nhóm theo dỏi nhân quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng, phải từ 6 tới 10 tháng, các người đàn bà bị giam mới được đem ra xét xử, đồng thời trong khoảng thời gian này, chính quyền Thổ đã tìm cách ngăn chận không cho họ gặp luật sư và xem hồ sơ tội trạng để có thể bào chửa cho mình. Theo tổ chức World Prison Brief, tháng 10 năm rồi, tù nhân đàn bà chiếm 4.4% trong tổng số tù nhân toàn quốc, con số chính thức của chính quyền là dưới 10 ngàn nhưng ông Tok ước lượng cao hơn, khoảng 17 ngàn người.
Kam, giảng viên 34 tuổi tại một trường đại học ở tỉnh Izmir bị bắt tháng 10 năm 2016, họ giam cô hai tháng để điều tra, nhốt chung với đứa con trai 7 tháng tuổi và hai đứa bé khác, lính canh tù cấm, không cho bọn nhỏ bò dưới sàn nhà, đồ chơi cũng bị cấm triệt để, cũng không được cung cấp đủ nước sạch dùng cho việc hàng ngày. Những người đàn bà ở tù bị đối đãi như quân khủng bố, bị cô lập hoàn toàn, Kam và gia đình hiện đang tỵ nạn ở Đức quốc, họ bị sĩ nhục đủ điều, không biết cái gì gọi là đau đớn hơn khi lo cho đứa con nhỏ trong tù và lo cho đứa con lớn 11 tuổi còn ở ngoài, sống chết như thế nào, khi ra tù, gặp lại con, nó thay đổi quá nhiều. Hình ảnh mà báo chí Tây phương có được làm cho người ta bất bình không ít, trẻ con bò lăn bò lóc trên sàn nhà phòng giam, không có lấy một chỗ rộng rãi để gọi là sân chơi, đàn bà tóc tai rối bời.
Nurhayat Yildiz, một người nội trợ, có bầu con song sinh, bị bắt ngày 29 tháng 8 năm 2016, sau khi lên xe buýt từ Sinop đi tái khám sau 14 tuần mang thai, cô bị giam giữ và buộc tội là thành viên của phong trào Hizmet, chỉ vỉ cô có lời nhắn tin khá phổ biến của trang mạng Bylock trong điện thoại di động của mình, chính quyền Thổ cho rằng, số thành viên của phong trào này, có dính líu tới vụ đảo chánh hụt vẫn còn tìm cách liên lạc nhau qua trang Bylock mặc dù, trang mạng này được dùng tới gần như bất cứ ai, chính quyền Thổ đã giam hàng ngàn người vì chuyện này. Các người ủng hộ cô Yildiz nói rằng, cô không có trang mạng Bylock trong điện thoại, nhưng dù sao thì, hôm 6 tháng 10 năm nay, sau 19 tuần bị giam cô đã hư thai lần đầu tiên trong nhà tù. Theo một người tranh đấu, bất đồng chính kiến với chính quyền Thổ của tổ chức AST (Advocates for Silenced Turkey) vừa thoát được tới California, yêu cầu giữ kính danh tánh của cô vì lý do an toàn bản thân, khi trả lời với báo chí, cho biết, giấc mơ của Yildiz đã tan vỡ, hiện cô bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng, cô đã không chịu nói gì cả, hai đứa con song sinh đã không bao giờ có dịp chào đời.
Một số chuyện nữa, cũng đau đớm không ít, Filiz Yavuz, thình lình bị bắt giam trong lúc còn ngồi trên xe lăn bệnh nhân, 8 tiếng đồng hồ sau khi sinh con tại bệnh viện sản khoa ở tỉnh Mersin ngày 7 tháng 2 năm 2017. Nur, một luật sư về nhân quyền, cựu sinh viên trường luật, đại học Ankara, 27 tuổi, nhớ lại, cảnh sát đến nhà lúc 3 giờ sáng, họ bảo cô là một người khủng bố vì có ai đó torng hàng ngủ sinh viên năm 2008 cho biết tên cô ta, đó là buổi sáng ngày 18 tháng 1 năm 2017, cô bị bắt dẩn ra khỏi nhà ở thành phố Eskisehir đưa đến giam trong một phòng giam âm u của nhà tù tỉnh, Nur xem mình là người con may mắn, được một quan tòa ra lệnh tha sau 5 ngày bị giam vì bị suyễn và lên cơn đau tim khá nặng, không lâu sau đó, cô tìm đường trốn bằng tàu, hiện Nur đang ở Mỹ, cùng một số người quen tranh đấu cho những người đàn bà, con cái của họ được trả tự do.
Bộ tư pháp cũng như bộ nội vụ Thổ từ chối không đưa ra bình luận gì khi được báo chí hỏi tới những câu chuyện này và một mực cho rằng việc bắt bớ giam cầm hàng ngàn công dân Thổ, bao gồm cả đàn bà, trẻ em này là việc cần thiết cho an ninh quốc gia, và những người bị giam giữ được đối xử theo đúng luật pháp quốc tế. Hội Hồng thập tự quốc tế (ICRC), thường có bộ phận quan sát, theo dỏi tình trạng sức khỏe và đối xử tù nhân trên khắp thế giới xác nhận, hiện nay họ không có văn phòng làm việc ở Thổ Nhĩ kỳ nên họ không thể biết những gì đang xảy ra ở đó.
Đối với các nhóm tranh đấu cho nhân qyền, tình trạng tiếp tục bắt giam người tại Thổ vẫn còn là một điều lo ngại lớn, “sau ngày có vụ đảo chánh hụt tháng 7 năm 2016, hàng chục ngàn người đã bị bắt giam, đa số không phải là những người có can dự vào việc này và trong nhiều trường hợp mà tổ chức Ân xá Quốc tế theo dỏi một cách kỹ lưỡng, họ không tìm thấy có bất cứ bằng chứng gì rõ ràng cho rằng có liên quan gì tới cái gọi là tội hình sự”, họ cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ việc bắt giam trẻ con vô tội trong nhà tù, đây là một sự vi phạm nhân quyền rõ rệt.
Thuyên Huy
Monday 19.02.2018
Bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa