Ai có về Long Hoa
Nguyễn Duyên
Ngày xưa mỗi lần về thăm nhà, từ Sài Gòn xe đò chạy thẳng một mạch
đến Ngã ba Giang Tân thì đã thấy xa xa cái chóp của nóc chợ Long
Hoa,càng tới gần càng hiện rõ ,lòng rất hồi hộp….quê nhà là đây tới
rồi…Cửa Nam thân quen bến xe lam ông già tôi hay chạy tuyến Long Hoa -
Gò Dầu, buổi sáng có cháo lòng rất ngon thơm rẽ…nhất là miếng dồi thì
không thể nào quên vừa béo vừa bùi,cay cay hạt tiêu..người bán lại là bà
già của thằng bạn .Lúc đó anh em tôi lại chuyên đi Cửa
Bắc ( cửa 1) vì thường hay chở thuốc rê vô cho bà già bán cặp hông
cánh chợ gạo ( Cửa đông – cửa 7 ).Buổi sáng sau khi công việc xong không
gì ngon hơn là làm một ly đi demi cô Yến thì quá tuyệt…sang nữa thì lên
Chợ cũ dùng điểm tâm sáng bằng một tô phở Nam Thành bốc khói thơm
phức.Long Hoa đi cửa nào cũng gặp người quen vì đa số dân xung quanh vào
chợ bán.tôi đi lòng vòng trong chợ một hơi thì có người hỏi thăm bà bảy
( bà già tôi ) dạo nầy ra sao? Thân thương là vậy…vòng vòng chợ là
những hiệu buôn mà nhắc lại ai cũng biết:Duy Châu,Hữu Nghĩa,Nam Hưng,Nam
Lợi,nhà may Đại Trí, Dân Nam, tiệm sách báo Minh Phát…
Ngoại vi Long Hoa cũng có những món ăn rẽ tiền kỉ niệm thời học sinh
ai cũng biết như Quán chè Bà Tư Cô Đơn hay cà phê Ngọc Mai rất bình dân
mà đến bây giờ vẫn còn – đã trên 40 năm,tôi nghĩ quán cà phê mà trên 40
năm,chắc là độc nhất vô nhị ở Tây Ninh rồi?!… ( Cửa số 4 ngoại ô) Ngày
xưa mỗi lần đi về Bến Cầu ăn đám giỗ bà nội thì ông già tôi hay chở ra
cà phê Tuyết Lan cho uống một ly bạc xỉu ăn một cái bánh bao hay bánh
tiêu rồi mới lên đường ( bánh tiêu ,dầu cháo quẩy chỗ ông Tiều làm thì
ngon hết cỡ)..Thức ăn thực phẩm ở đây giá cũng bình dân, dù hiện nay dù
vật giá có leo thang mạnh nhưng vẫn còn những quán cà phê 1 ly chỉ 4.000
đ thôi,hủ tiếu bánh canh ,bún riêu khoảng 6000 – 7000 đ …vẫn có phục vụ
cho dân nghèo.Điều đặc biệt ở đây là tình tương thân tương ái rất đậm
đà ai có việc hữu sự là xóm làng đến giúp đỡ: ngay từ dựng rạp,nấu
nướng,chở đồ,may vá…đây là một truyền thống quý của người dân Long Hoa.
Về lịch sử chợ Long Hoa,theo tài liệu của Đạo thì đây là một cái chợ
do Đức Phạm Hộ Pháp lập ra vào năm Nhâm Thìn ( 1952) ở phía Nam và cách
Tòa Thánh chừng 1 cây số.
Trước đây, Hội Thánh có lập một cái chợ Long Hoa nhỏ ( mà người dân
thường hay gọi là Chợ Cũ cách Báo Quốc Từ vài trăm mét) Sau nầy dân
chúng về càng ngày càng đông nên Đạo phải xây một cái chợ mới cho phù
hợp
Chợ Long Hoa mới có nhà lồng hình chữ thập trên một lô đất hình
vuông, chung quanh có 8 cửa, hướng ra 8 con đường.Từ trên phi cơ nhìn
xuống khu chợ Long Hoa, quan khách thấy giống như một cái Bát Quái Đồ
Ngoài chợ Long Hoa Hội thánh Cao Đài còn lập thêm những chợ khác hiện
nay cũng rất trù phú nhộn nhịp như chợ Long Hải,chợ Trường Lưu…
Chợ Long Hoa đến nay đã trên nửa thế kỉ đã trở thành nơi phố xá sầm
uất vào bậc nhất Tây Ninh, một biểu tượng văn hoá của địa phương. Ngôi
chợ cũ ngày xưa đã bị phá dỡ để xây lại ngôi chợ mới, theo đồ án thì rất
đồ sộ,hiện đại… nhưng nhiều năm qua vẫn chưa hoàn thành…để thoả lòng
mong đợi của người dân nhìn thấy lại một bóng dáng ngôi chợ xưa, niềm tự
hào, hãnh diện của người dân Long Hoa
Nguyễn Duyên
( Ảnh minh hoạ từ trên mạng )
(từ trang NLS.Tây Ninh)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
EM MÙA THU, CHIỀU MƯA THÁNG MƯỜI - Thơ Ngọc Ánh
Tranh Hứa Xuân Trường EM MÙA THU Em ďi dưới nắng Xuân hồng đó Mái tóc mây trời trong trắng bay Má đào đã ửng hây hây đỏ Em thướt tha ngời tr...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa