Ở góc xa xôi miền Bắc Ấn Độ, các tu viện Phật giáo Tây Tạng ẩn mình tại “vùng đất trăng”, giữa những ngọn núi ấn tượng nhất thế giới.
Ladakh có vị trí chiến lược, nằm dọc theo các tuyến đường thương mại cổ trong bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Đây là chủ đề của một cuộc xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Sự hiện diện quân sự của Ấn Độ vẫn đang được duy trì tại đây. Tuy nhiên, du khách có thể lái xe hàng giờ trên địa hình giống như mặt trăng mà không thấy một bóng người nào.
Vì thế Andries đã thuê một chiếc xe máy để tìm kiếm Phật tử Tây Tạng, người Hồi giáo Shia, và những cộng đồng nhỏ hơn của người Sunni và Kitô hữu sống giữa các đỉnh núi Kunlun và Himalaya hùng vĩ. Những ngôi làng được kết nối với nhau bằng đường đá, không sóng điện thoại, không internet hay trạm xăng.
“Khi bạn lái xe vào một ngôi làng Phật giáo, họ ngay lập tức mời bạn
vào nhà của họ. Đó thực sự là điều họ đã làm. Họ mang đến cho bạn trà
nóng, hoặc thậm chí là “momo”, loại bánh bao ở đây. Nhưng đôi khi có rào
cản ngôn ngữ, sự kết nối giữa tôi và những người dân ở đây chỉ là sự
tin tưởng lẫn nhau, điều nằm trong trái tim mỗi người”.
Những liên kết cá nhân đó tạo thành một chủ đề trong công việc Andries đang thực hiện. “Đối với tôi đó là loại hình chân dung”, anh giải thích, khi những ngôn ngữ không lời được truyền tải bằng hình ảnh. “Tôi muốn mang đến một sự tôn vinh cho nơi này. Tôi muốn người Ladakh tin vào thế giới mà tôi đang cho họ thấy”.
Trên thực tế, vùng đất này đang phải đối mặt với việc ngành du lịch
phát triển quá nhanh. Các tài nguyên thiên nhiên cũng đứng trước nguy cơ
bị ảnh hưởng. Nước cung cấp cho nông nghiệp tại đây đến từ những dòng
sông băng. Tuy nhiên, những nguồn nước này đang mất dần do tác động của
biến đổi khí hậu.
Andries ở tại ngôi làng sinh thái SECMOL - được sáng lập bởi kỹ sư Sonam Wangchuk, người phát minh ra tháp băng. Tháp băng - phát minh từng đạt giải thưởng này tạo ra một sông băng nhân tạo bằng cách chuyển hướng những dòng suối trên núi thành một mạch nước phun, sau đó dòng nước sẽ đóng băng trong mùa đông, có hình dạng giống như nóc nhà của các đền thờ Phật. Đến mùa hè, băng tan chảy cung cấp thêm nguồn nước cho cây trồng.
Người dân địa phương và khách du lịch đánh giá rất cao vùng đất này - nơi những lá cờ cầu nguyện xuất phát từ những ngôi làng hẻo lánh, nằm rải rác trên cao nguyên trống gần các hồ nước và đầm phá trên núi. Tìm cảm hứng cho mình ở Ladakh, Andries nói, "Tôi muốn cho thế giới thấy có một kiểu thiên đường đang tồn tại, và họ có thể tin vào nó".
Những liên kết cá nhân đó tạo thành một chủ đề trong công việc Andries đang thực hiện. “Đối với tôi đó là loại hình chân dung”, anh giải thích, khi những ngôn ngữ không lời được truyền tải bằng hình ảnh. “Tôi muốn mang đến một sự tôn vinh cho nơi này. Tôi muốn người Ladakh tin vào thế giới mà tôi đang cho họ thấy”.
Andries ở tại ngôi làng sinh thái SECMOL - được sáng lập bởi kỹ sư Sonam Wangchuk, người phát minh ra tháp băng. Tháp băng - phát minh từng đạt giải thưởng này tạo ra một sông băng nhân tạo bằng cách chuyển hướng những dòng suối trên núi thành một mạch nước phun, sau đó dòng nước sẽ đóng băng trong mùa đông, có hình dạng giống như nóc nhà của các đền thờ Phật. Đến mùa hè, băng tan chảy cung cấp thêm nguồn nước cho cây trồng.
Người dân địa phương và khách du lịch đánh giá rất cao vùng đất này - nơi những lá cờ cầu nguyện xuất phát từ những ngôi làng hẻo lánh, nằm rải rác trên cao nguyên trống gần các hồ nước và đầm phá trên núi. Tìm cảm hứng cho mình ở Ladakh, Andries nói, "Tôi muốn cho thế giới thấy có một kiểu thiên đường đang tồn tại, và họ có thể tin vào nó".
Kiều Dương (Theo National Geographic)
Ảnh: Yuri Andries.
Ảnh: Yuri Andries.
Bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa