Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Ăn thứ này coi chừng bị cụt tứ chi.

Một người đàn ông đang phải đối mặt với nguy cơ cụt chân tay bởi thói quen ăn uống của mình. Đây là món ăn yêu thích của nhiều người chứ không riêng gì người này. Chúng chứa nhiều hiểm họa khôn lường bạn cần đề phòng.

Kinh hãi tứ chi đều bị cắt cụt chỉ vì món khoái khẩu sushi làm từ hải sản sống.
Nguồn tin từ Dailymail cho biết, cụ ông 71 tuổi giấu tên nhập viện sau 12h ăn món sushi từ hải sản sống. Khi ấy, bàn tay trái của ông đã sưng vù lên như một quả bóng golf và phải chịu đau đớn khủng khiếp. Những vết rộp lớn và vết bầm tím xuất hiện trên tay cụ ông 71 tuổi này là kết quả của việc nhiễm khuẩn bắt nguồn từ việc ăn hải sản sống.

Các bác sĩ đã tiến hành làm rách các mụn nước và loại bỏ các mô bị nhiễm bệnh trước khi kê đơn cho người đàn ông bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc điều trị không như mong đợi, những vết nhiễm trùng ngày càng lở loét, kéo theo thịt bị thối rữa trên tay, khiến ông không còn lựa chọn nào khác là phải cắt bỏ đi cánh tay của mình.

alt
alt

Nguồn tin từ Dailymail cho biết, cụ ông 71 tuổi giấu tên nhập viện sau 12h ăn món sushi làm từ hải sản sống.

Trước đó, cụ ông tội nghiệp tìm kiếm sự giúp đỡ của các bác sĩ ở Eonju tại Hàn Quốc, khoảng 118 dặm về phía nam Seoul, sau khi bị sốt và đau đớn cùng cực vùng cánh tay 2 ngày trước đó. Theo tờ New England Journal of Medicine, ông cho biết thêm, những vết phồng rộp lớn trên tay cùng sốt mê man xuất hiện chỉ sau 12 giờ ăn sushi làm từ hải sản sống.

Vết phồng rộp trên lòng bàn tay có kích thước 3,5cm x 4,5cm - xấp xỉ kích thước của một quả bóng golf, trong khi những vết phồng rộp khác trải rộng trên mu bàn tay và cẳng tay. Các bác sĩ chẩn đoán cụ ông bị nhiễm trùng do vi khuẩn Vibrio vulnificus gây ra, trước đó ông đã mắc tiểu đường type 2, huyết áp cao và chạy thận nhân tạo.


alt
alt

Vết phồng rộp trên lòng bàn tay có kích thước 3,5cm x 4,5cm - xấp xỉ kích thước của một quả bóng golf.

Đây không phải trường hợp duy nhất gặp nạn do ăn hải sản sống. Trước đó, bà Jeanette LeBlanc (đến từ Texas, Mỹ) cũng gặp nạn do ăn hàu sống và cua sống. Sau 48 giờ, người phụ nữ nhập viện vì nghi bị dị ứng thì được chẩn đoán nhiễm vibriosis. Sau 21 ngày chiến đấu với căn bệnh này, người phụ nữ đã tử vong vào ngày 15/10.

Cảnh báo vi khuẩn ăn thịt người tấn công từ món hải sản sống

Theo Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm có khoảng 80.000 người bị bệnh do vi khuẩn Vibrio tấn công và có khoảng 100 người trong số này không thể vượt qua được. Người ta ước tính rằng khoảng 52.000 trường hợp này là do ăn thực phẩm bị ô nhiễm, chủ yếu là các loại động vật có vỏ sống hoặc chưa nấu chín.

Theo FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), nhiệt độ nấu chín là thứ duy nhất có thể tiêu diệt được vi khuẩn Vibrio, từ đó khuyến cáo mọi người hãy ăn hải sản đã nấu chín để tránh tổn hại sức khỏe. Tuy nhiên, vì để ăn món khoái khẩu như sushi nên nhiều người bất chấp, cho hải sản sống vào gói ăn kèm. Ăn hải sản sống cũng là một thủ phạm chính trong việc lây lan viêm gan A và norovirus - thường được gọi là bệnh cúm dạ dày. Cả hai bệnh nhiễm trùng đều có thể gây buồn nôn, nôn và đau bụng.

alt
alt

Ăn sushi làm từ hải sản sống cẩn thận rước họa vào thân.

Không chỉ do ăn uống, người bơi lội trong nước biển có nhiễm khuẩn Vibrio, lại có vết thương hở thì nguy cơ cao bị vi khuẩn này xâm nhập. TS Gabby Barbarite (Nhà nghiên cứu Vibrio tại Viện Hải dương học Chi nhánh Đại học Florida Atlantic) chia sẻ với Health: "Cụm từ vi khuẩn ăn thịt người có thể khiến bạn nghĩ rằng nếu chạm vào chúng, bạn sẽ bị ăn mục ruỗng từ làn da đến từng thớ thịt. Nhưng điều này không đúng. Bạn phải có một vết cắt, vết thương hở từ trước đó. Hoặc bạn phải ăn hải sản sống bị nhiễm khuẩn thì chúng mới có cơ hội đi vào máu, phá vỡ làn da khỏe mạnh của mình được".

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), việc ăn hải sản sống còn khiến chúng ta dễ dàng bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng. Nhiều ký sinh trùng chọn cư trú trong vỏ của các loại hải sản, các ký sinh trùng này không thể được loại bỏ hoàn toàn thông qua việc rửa hoặc nấu nướng đơn giản, nếu không chế biến với nhiệt độ cao mà trực tiếp ăn tái/sống, vô hình sẽ ăn luôn mầm bệnh. Sau khi ăn uống không chú ý có thể sẽ bị nhiễm sán lá gan, sán lá phổi, sán hình lát gừng, và các loại ký sinh trùng khác.

alt
alt

Không chỉ do ăn uống, người bơi lội trong nước biển có nhiễm khuẩn Vibrio, lại có vết thương hở thì nguy cơ cao bị vi khuẩn này xâm nhập.

Chuyên gia nhấn mạnh: "Việc lựa chọn loại hải sản sống để làm món sushi rất quan trọng, phải đảm bảo sức khỏe". Mặc dù vậy nhưng hiện nay, nhiều người lại tùy ý lựa chọn hải sản sống khoái khẩu như hàu sống thì vô cùng nguy hiểm. Hàu và các loài động vật nhuyễn thể (ngao hến, hàu, móng tay, tu hài…) sống vùng đáy, ăn bùn, tảo và phù du nên rất nhiều con có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có thể sán, nhất là với hàu sống ở vùng cửa biển.

"Ăn hàu sống, chưa cần phải nghĩ đến nguy cơ bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công, chúng ta đều có nguy cơ cao nhiễm sán, ngộ độc thực phẩm, nhiễm nhiều loại ký sinh trùng đáng sợ khác", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, mối nguy hại khi ăn hàu sống ở khu vực nước mặn còn là khả năng chúng bị nhiễm kim loại nặng, khi ăn vào cơ thể sẽ tích lũy lại theo thời gian, đến một lúc nào đó phát ra những bệnh mãn tính nguy hiểm khó lường.

Theo chuyên gia, nếu bạn thực sự muốn tận dụng được nguồn chất bổ dưỡng từ hàu sống thì cần mua hàu biển về, loại bỏ hết hàu chết, hàu ươn, ngâm trong nước mặn, hoặc nước muối để hàu thải hết chất bẩn, rồi hãy làm sushi. Bạn cũng có thể ăn hàu an toàn bằng cách làm thịt và sơ chế sạch, bóp muối rồi mới cho vào sushi và thưởng thức.

alt
alt

Theo chuyên gia, nếu bạn thực sự muốn tận dụng được nguồn chất bổ dưỡng từ hàu sống cũng như động vật có vỏ khác cần chế biến đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, để loại trừ nguy cơ vi khuẩn ăn thịt người tấn công, bạn cần tránh ra biển khi có vết thương hở. Sau khi đi biển về cần tắm tráng nước ngọt sạch sẽ, nếu thấy bị sưng đỏ ở bất cứ vùng da nào cần vệ sinh nước sạch càng kỹ càng tốt. Sau 4-5 giờ tình trạng này không thuyên giảm cần đi thăm khám bác sĩ ngay để chữa trị, tránh biến chứng càng sớm càng tốt.

(Từ Cảnh chuyển)

1 nhận xét:

EM MÙA THU, CHIỀU MƯA THÁNG MƯỜI - Thơ Ngọc Ánh

Tranh Hứa Xuân Trường EM MÙA THU Em ďi dưới nắng Xuân hồng đó Mái tóc mây trời trong trắng bay Má đào đã ửng hây hây đỏ Em thướt tha ngời tr...