Chườm
nóng là một liệu pháp trong y học cổ truyền (Đông y), chủ yếu được áp
dụng đối với các bệnh thông thường như đau khớp, cảm lạnh, đau bụng
kinh, bệnh do điều hòa sử dụng không khí lâu. Liệu pháp chườm nóng đơn
giản, dễ thực hiện, mọi người đều có thể tự làm tại nhà.
Trong
Đông y, từ lâu người ta đã phát hiện ra rằng việc dùng một vật thể ấm
nóng phủ lên vùng bị đau đớn sẽ giúp loại bỏ và giảm đau. Liệu pháp
nhiệt ấm nóng này đặc biệt thích hợp để điều trị các chứng liên quan đến
tính hàn (lạnh).
Có hai cách chính đối với liệu pháp này:
thứ nhất là chỉ đơn thuần lợi dụng hiệu ứng nhiệt ấm; thứ hai là chườm
nóng bằng thuốc Đông y tại huyệt vị có liên quan, cách này là kết hợp
công dụng của cả nhiệt độ và thuốc Đông y.
1. Đau khớp
Đau khớp
chủ yếu do lạnh hoặc bị ứ máu, kinh lạc bị tắc nghẽn không thông gây
ra, và việc sử dụng liệu pháp chườm nóng giúp trừ lạnh thông kinh lạc
nên mang lại hiệu quả giảm đau. Cách làm là dùng muối hạt rang nóng rồi
bọc vào một miếng vải, sau đó chườm vào các khớp đau, mỗi lần làm trong
khoảng 15 – 20 phút. Ban đầu khi túi muối nóng quá có thể kê thêm khăn
bông ở dưới để tránh bị bỏng.
2. Bệnh do sử dụng điều hòa không khí
Mùa nóng
dùng điều hòa không khí thời gian quá dài dễ gây nghẹt mũi, đau đầu,
hắt hơi, đau cơ và khớp chân tay, những triệu chứng này có thể trị bằng
liệu pháp chườm nóng. Trước tiên chườm vào huyệt Thần Khuyết (tức là
rốn), mang lại hiệu quả khử phong tiêu hàn, ôn trung kiện tỳ.
Nếu thấy
nhức đầu, chóng mặt, có thể chườm huyệt Thái Dương, Phong Môn (dưới mỏm
gai đốt sống lưng 2, ra ngang 1,5 thốn), huyệt Liệt Khuyết (ở chỗ lõm
ngay dưới đầu ngón tay trỏ), mang lại hiệu quả khử phong tiêu hàn, thông
kinh lạc giảm đau. Nếu nghẹt mũi hoặc hắt hơi, có thể chườm nóng các
huyệt như Đại Chùy và Mệnh Môn (chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt
lưng 2) cho đến khi trán hơi đổ mồ hôi là được.
3. Cảm lạnh
Chườm
nóng huyệt Đại Chùy giúp loại bỏ hàn khí rất tốt, biểu hiện ở việc ra mồ
hôi, đạt được mục đích điều trị cảm lạnh. Huyệt Đại Chùy nằm ở đường
trung tuyến của cổ sau, chỗ lõm dưới đốt sống cổ thứ bảy, là một huyệt
thuộc đốc mạch. Đốc mạch quản dương khí cơ thể, là nguồn mạch dương. Khi
chườm, tốt nhất thực hiện trước khi đi ngủ vào ban đêm, thực hiện thời
gian trong khoảng 20 phút.
Đối với
người bị ho cảm lạnh có thể chườm thêm huyệt Phế Du (dưới gai đốt sống
lưng 3, đo ngang ra 1,5 thốn, hai bên), và huyệt Định Suyễn (nằm ở gai
đốt sống cổ thứ 7, tức huyệt Đại Chùy, ra ngang 0,5 thốn). Giữ ấm sau
khi chườm nóng để tránh hàn khí xâm nhập lại.
4. Tiêu chảy
Đối với
đau bụng và tiêu chảy do lạnh, điều trị đơn giản bằng chườm nóng huyệt
Thần Khuyết. Áp túi muối nóng trên huyệt Thần Khuyết, có thể đồng thời
làm tương tự đối với huyệt Quan Nguyên (thẳng dưới rốn 3 thốn, trên bờ
xương mu 2 thốn), mang lại hiệu quả loại bỏ thấp hàn, sưởi ấm lá lách và
thận.
5. Sái cổ
Đau cổ
và quay cổ khó khăn do cổ cứng không linh hoạt, có thể dùng giấm để
chườm nóng huyệt Đại Chùy và vùng cổ đau. Sái cứng cổ cũng có nguyên
nhân do nhiễm hàn khí, kinh lạc không thông, hoặc tư thế cổ vặn vẹo gây
thương tổn và ngưng trệ khí huyết. Khi bị triệu trứng này có thể dùng
liệu pháp chườm giấm giải hàn, thúc đẩy tuần hoàn máu, thông lạc giảm
đau. Cách làm: Lấy một lượng giấm thích hợp làm ấm lên, sau đó dùng gạc
nhúng trong giấm nóng và chườm vào vùng bị ảnh hưởng, khi chườm kết hợp
di chuyển cổ qua lại từ từ, mỗi lần làm khoảng 30 phút, làm 2-3 lần một
ngày.
6. Đau bụng kinh
Đau bụng
kinh cũng có thể được điều trị bằng chườm nóng bằng thuốc Đông y. Thực
hiện 2-3 lần một ngày, mỗi lần 10 – 15 phút hoặc lâu hơn, làm từ 3 – 5
ngày, có công dụng giải hàn thông lạc và giảm đau.
Thanh Xuân
Liệu pháp này rất tốt nhé
Trả lờiXóa