Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 01/02/2021
Trong trận chiến tranh giành quyền kiểm soát những vùng địa phương xa của A Phú Hãn, lằn ranh phân chia giữa quân hồi giáo Taliban và chính quyền đang được xem hiện nay chỉ là một sợi chỉ mỏng manh. Bất chấp cuộc hòa đàm Doha ở Qatar đang tiến hành nhưng giờ đã sang tới tháng thứ hai vẫn không có kết quả gì trong việc đạt được một thỏa hiệp chắc chắn, chiến trận tiếp tục tăng dần tại vùng Helmand, nơi được xem là cường độ súng đạn, tàn khốc và khủng khiếp nhất tại vùng đất tranh chấp miền Nam nước này.
Trong khi hai bên ngồi đàm thảo chuyện hòa bình ở Doha thì trên mảnh đất vùng Helmand, cả hai phe cho tăng cường quân lực, dốc toàn sức đánh nhau dữ dội hơn là tìm cách hòa giải. Helmand, trong cách nào đó được xem là trái tim của A Phú Hãn, lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ và Anh quốc đã rời khỏi nơi này trong năm 2014, để tỉnh này được xem là biểu tượng sự thất bại của liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu. Sau 19 năm chiến tranh, Helmand vẫn là trung tâm tài chính của Taliban và cho tới gần đây, là tổng hành dinh quân sự của họ vốn đã dời tới Quetta ở miền nam Tây Hồi. Ảnh hưởng việc này được cảm thấy và nhận thấy trên con đường đi tới thành phố Lashkar Gah, tỉnh lỵ của Helmand, băng ngang xa lộ Kandahar – Heart do Nga sô làm, con đường này, hiện đánh dấu bởi các chốt kiểm soát lẻ loi, cô độc bao quanh bởi các vòng kẽm gai và phủ đầy bụi cát.
Quân Taliban, quần áo thường dân, râu mép và súng tiểu liên Kalashnikov Nga, chận các loại xe cộ qua ngang, yêu cầu đóng góp khoảng 50 hay 100 đồng Afghani, chừng hơn 1 Mỹ kim, như họ nói, vì họ ở đây để gìn giữ an ninh cho xe cộ nên luôn luôn chào đón sự ủng hộ của chủ xe, tài xế. Những người lái xe hàng khác, những người không mấy có thiện cảm, trung thành với lý tưởng Hồi giáo quá khích Taliban, thường dùng các con đường khác, nhỏ hẹp, gồ ghề không đi ngang chỗ có quân Taliban kiểm soát này và luôn luôn chịu khó, lòn lách né tránh nguy hiểm do các thứ mìn bẫy gài đặt mà họ gặp phải trên chuyến đi.
Tại Helmand, cờ của quân Taliban bay phất phới trong vùng quận Naher – Seraj, nằm cạnh biên giới với thủ phủ Lashkar Gah, ai để râu dài cũng đủ bị quân chính quyền nghi ngờ. Taliban trước đây đã gửi tin nhắn trên điện thoại cầm tay di động, báo động với dân chúng địa phương, không nên bỏ đi trên các xa lộ chính nhằm tránh gặp mìn bẫy, phía nam của vùng vẫn còn là phần đất cho nhiều mìn, nguy hiểm nhất ở A Phú Hãn.
Hai Rahman, người thanh niên 30 tuổi, dân sống ở thủ phủ Lashkar Gah, giải thích “bên này thì Taliban cảnh báo chúng tôi việc tìm cách tránh đi bằng các con đường chính, bên kia phía chính quyền thì chân đứng không cho đi, buộc chúng tôi phải dùng mấy ngả đường nguy hiểm nhỏ hơn, làm gì được hơn đây”. Đối với người dân tỉnh Helmand, phía nào cũng bị kẹt cứng, không ai muốn đi qua xa lộ chính vì gặp phải các chỗ cảnh đòi tiền hối lộ nhưng sự đe dọa của mìn bẫy cứ lẩn quẩn trong đầu những người đi đường là những người bị buộc phải di chuyển từ làng này tới làng khác giữa tiếng súng tiếng đạn ngày đêm không ngớt.
Kể từ khi khối quân liên minh NATO chấm dứt các cuộc hành quân năm 2014, quân đội AN Phú Hản thay thế việc kiểm soát vùng này với tất cả ngả đường chính tới thủ phủ Lashkar Gah đều bị phong tỏa, đồng thời lúc đó quân Taliban lại kiểm soát một số vùng chung quanh như các quận Kreshk, Nahre – Saraj và Nawa. Đây là vùng, theo lời người dân địa phương, chiến trận dễ bùng phát trở lại giữa các nhóm quân Taliban và quân đội chính quyền. Nếu Taliban muốn chiếm đoạt thủ phủ Lashkar Gah thì họ có thể làm việc này trong vòng một ngày nhưng họ không làm, người ta tin rằng họ cứ duy trì tình thế này và chỉ tiến vào trong trường hợp hội nghị hòa đàm ở Doha thất bại. Taliban đã làm như vậy, tuy nhiên khi mở trận tấn công hôm 10 tháng 10 vừa rồi như là một phần của những hoạt động quân sự lớn trên cả nước, một màn biểu dương lực lượng chứng tỏ thực lực của họ trong việc đàm phán.
Quân Taliban ở vùng Helmand do một nhóm người chỉ huy điều khiển, đứng đầu bởi Fazeli, quận trưởng quận Sangin, nơi quân Taliban hoàn toàn cai trị. Văn phòng của NDS (cơ quan an ninh quốc gia A Phú Hãn nằm cách đó chừng một cây số rưỡi, nếu cuộc đàm phán Doha bất thành, chuyện Taliban tiến vào Lashkar Gah chắc chắn là lá bài nắm trong tay của họ, người dân ở đây đều cho là như vậy.
Vùng phía nam của thủ phủ Lashkar Gah, được biết tới vì có nhiều cao ốc và các chương trình phát triển của người Mỹ, vẫn còn thấy rõ những dấu vết của các trận chiến trong quá khứ và những khổ đau mà dân chúng đã gánh chịu. Dân địa phương gọi đây là “nước Mỹ nhỏ” nhưng những vết đạn loang lỡ ghi dấu rằng tất cả chỉ là ảo vọng. Thật vậy, bất chấp hàng ngàn quân Anh quốc và quân Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã đóng ở đó hơn một thập niên, tỉnh Helmand vẫn tiếp tục được xem là tổng hành dinh quân sự thứ thiệt của Taliban. Những vùng mà Taliban chiếm được từ năm 2016, họ vẫn hoàn toàn làm chủ, Kakar, một cựu giáo viên địa phương nói rằng, cơ quan, văn phòng chính quyền nằm phía bên kia cầu, hai bên chỉ cách nhau chừng đó một con sông, những khu chợ búa gần nhất lại dưới quyền kiểm soát của Taliban.
Trong thực tế, quân Taliban kiểm soát khu Babaji, Dashti –e- Bolan và một phần rộng lớn của vùng cư dân của quận Nawa, là những vùng bao quanh thủ phủ nhưng nếu xem trên trang “Facebook” thì ngược lại, các nơi này vẫn do quân chính quyền kiểm cai quản.
Trong lúc những cuộc đàm phán ở Doha có vẻ có một chút ít tiến bộ thì lằn ranh phân chia hai bên, chính quyền A Phú Hãn và Taliban rõ ràng cho thấy vẫn còn là cái đường chỉ mỏng manh, mà mọi sự thành bại đều dựa vào sức mạnh quân sự hơn là hai chữ hòa bình.
🌸🌸🌸🌸🌸🌸
Mời Xem :Radio FM 974 – Melbourne :Ba Tư: Lệnh Giáo Chủ Khamenei - Hủy Diệt Do Thái Năm 2041
Thuyên Huy
Thứ Hai 01.02.2021
*Theo Asia Times
1T
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa