Mời Xem :
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022
MUỐN TÌM , CHIỀU BUÔNG - Thơ Thu Hà
Mời Xem :
Suy Ngẫm Sự Đời 🌹🌹🌹🌹
Hạnh Phúc Là Hành Trình Chứ Không Phải Điểm Đến
Chúng ta thường cho rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp và có ý nghĩa hơn một khi chúng ta lập gia đình, sinh con…
Sau đó chúng ta vỡ mộng vì con cái còn quá nhỏ, và tự nhủ rằng mọi việc sẽ tốt đẹp hơn một khi chúng lớn khôn…
Và chúng ta lại thất vọng khi con cái của mình đến tuổi niên thiếu, vì chúng ta lại phải chăm sóc và lo lắng cho chúng…
Chúng ta lại tự nhủ cuộc sống rồi sẽ tốt đẹp một khi gia đình được ổn định, khi chúng ta tậu được một chiếc xe đẹp hơn, khi chúng ta đi nghỉ hè thoải mái, và cuối cùng là khi chúng ta được về hưu…
Sự thật là không có một thời điểm nào tốt đẹp và hạnh phúc bằng hiện tại cả.
Nếu không đúng, vậy thời điểm nào là hạnh phúc nhất? Cuộc sống của bạn luôn bị quay cuồng bởi các thách thức, các đòi hỏi và các nhu cầu.
Tốt nhất bạn nên nhận ra rằng hiện tại là thời gian hạnh phúc nhất của mình, mặc dù cuộc sống đầy rẫy khó khăn và muộn phiền. Một thời gian rất dài, tôi cứ ngỡ rằng cuộc đời của mình sắp bắt đầu. Một cuộc đời, một cuộc sống thật sự. Nhưng lúc nào cũng có nhiều việc xảy đến, một thử thách phải vượt qua, vài công việc phải hoàn tất, vài việc khác cần phải để tâm, còn vài hóa đơn phải thanh toán. Sau đó thì cuộc sống sẽ bắt đầu…
Cuối cùng tôi mới khám phá ra, chính những sự việc ấy là một phần đời sống của mình.
Từ cái nhìn này, tôi nghiệm được rằng không có con đường nào đi đến hạnh phúc cả.
Hạnh phúc chính là con đường chúng ta đang đi.
Do đó, hãy quý và hưởng mọi phút giây.
Không nên chờ đợi nữa.
Không chờ đợi ngày tốt nghiệp ra trường, chờ đợi ngày trở lại trường, chờ đợi xuống bớt vài ký, lên thêm vài ký, chờ đợi việc làm mới, chờ đợi ngày kết hôn, mong đợi đến tối thứ Sáu, sáng Chủ nhật, một chiếc xe mới, đợi trả nợ xong, trông chờ Xuân đến, Hạ về, đợi đến đầu tháng, cuối tháng, đợi nghe bản nhạc hay trong radio, chờ ngày từ giã cõi đời, ngày tái sinh… trước khi quyết định sống thật hạnh phúc.
Hạnh phúc là hành trình chứ không phải điểm đến.
Không có một giờ phút nào quý cho bằng hiện tại.
Hãy sống và tận hưởng từng giây phút.
Chúng ta hãy suy nghĩ và cố gắng trả lời các câu hỏi sau đây: Bạn hãy nêu tên của 5 người giàu nhất thế giới?
Tên của 5 hoa hậu thế giới?
Tên của 10 người lãnh giải Nobel gần đây nhất?
Tên của 10 người lãnh giải Oscar gần đây nhất?
Bạn không trả lời được?
Không sao cả, ít ai có thể nhớ những điều này.
Bởi, các tràng pháo tay rồi cũng chấm dứt.
Các giải thưởng cũng sẽ đóng bụi.
Các quán quân hoặc người thắng cuộc rồi cũng sẽ bị quên lãng.
Chúng ta lại thử trả lời các câu sau đây:
Bạn hãy nêu tên 3 vị thầy cô đáng kính trong cuộc đời mình?
Tên 3 người quen đã từng giúp bạn trong những giây phút khó khăn nhất?
Hãy nghĩ đến vài người đã từng cho bạn những cảm giác đặc biệt?
Và 5 người mà bạn lúc nào cũng muốn gần gũi?
Các câu này có vẻ dễ trả lời hơn, phải không bạn?
Những người có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của bạn, không phải là những người giỏi nhất, cũng không là những người giàu nhất, và họ cũng không đạt được một giải thưởng quốc tế nào.
Họ chỉ là những người nghĩ đến bạn, lo lắng cho bạn và luôn ở bên cạnh bạn khi bạn cần đến.
Hãy suy nghĩ về điều này.
Cuộc sống rất là ngắn ngủi.
Và bạn đứng trong danh sách nào của tôi? Bạn có biết không?
Hãy cho tôi nắm lấy tay bạn.
Bạn là một trong những người “nổi tiếng” nhất trong danh sách của tôi, mà tôi đã không quên để gửi đến bạn thông điệp này.
Cách đây rất lâu, ở một cuộc thi Thế vận hội dành cho những người tàn tật ở Seattle, có 9 vận động viên tham gia cuộc thi chạy 100 mét, và tất cả đều muốn thắng cuộc đua.
Tiếng súng nổ báo hiệu cuộc thi bắt đầu. Tất cả mọi người bắt đầu chạy, nhưng có một thanh niên bị trượt chân ngã quỵ xuống, và cậu ta bật khóc.
Tám người kia nghe tiếng khóc, họ chạy chậm đi và quay đầu nhìn.
Cuối cùng họ ngừng chạy và quay trở lại cả 8 người.
Một cô gái ngồi xuống ân cần hỏi chàng thanh niên bị trượt té: “Đã thấy đỡ chưa?”.
Sau đó cả 9 người sánh vai cùng nhau bước đến lằn mức trắng.
Tất cả khán giả đều đứng lên đồng loạt vỗ tay. Và tràng vỗ tay đã kéo dài rất lâu.
Tất cả mọi người chứng kiến sự việc hôm đó, thường kể lại chuyện này cho người khác nghe. Tại sao vậy?
Vì tận cùng trong thâm tâm của chúng ta đều hiểu rằng, điều quan trọng nhất trong cuộc sống không phải là thắng cuộc.
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là giúp người khác thắng, mặc dù việc này có thể làm chậm công việc của chúng ta hoặc thay đổi kết quả cuộc thi đua.
TÖI LÀ NGƯỜI TÂY NINH
Thủ đô Ấn Độ chìm trong khói lửa rác thải
Khói mù mịt bao trùm thủ đô New Delhi khi một bãi rác lớn bốc cháy trong đợt nắng nóng kinh hoàng ở Ấn Độ
Làn khói mù mịt đã bao trùm thủ đô New Delhi, Ấn Độ sau khi một bãi rác lớn bốc cháy trong đợt nắng nóng kinh hoàng, buộc những người làm công tác xử lý rác thải phi chính thức phải chịu đựng trong những điều kiện nguy hiểm.
Một cậu bé đi xe đạp giữa làn khói dày đặc bốc ra từ đám cháy tại bãi rác Bhalswa ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AP.
Bãi rác ở Bhalswa, phía bắc thủ đô Delhi, cao hơn một tòa nhà 17 tầng và có diện tích rộng hơn 50 sân bóng đá. Những công nhân xử lý rác thải sống ở những ngôi nhà gần đó đã đổ ra đường vào tối ngày 26/4. Nhưng đến sáng ngày 27/4, hàng nghìn người sống và làm việc tại bãi rác đã bắt đầu quá trình trục vớt rác khỏi đám cháy nguy hiểm.
“Năm nào cũng có hỏa hoạn. Đây cũng không phải điều gì đó mới mẻ. Có rất nhiều rủi ro ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh kế, nhưng chúng tôi có thể làm được gì?”, Bhairo Raj, 31 tuổi, một công nhân rác thải phi chính thức sống cạnh bãi rác thắc mắc. Anh nói rằng, các con anh ấy phải học tập và lớn lên tại bãi rác này và không có khả năng rời đi.
Các quan chức cứu hỏa Delhi tại bãi rác Bhalswa ở New Delhi. Ảnh: AP.
Khói bốc lên từ một đám cháy tại bãi rác Bhalswa, ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AP.
Thủ đô của Ấn Độ, giống như phần còn lại của Nam Á, đang ở giữa đợt nắng nóng kỷ lục mà các chuyên gia cho rằng đó là chất xúc tác chính cho đám cháy bãi rác. Ba bãi rác khác xung quanh thủ đô của Ấn Độ cũng đã bốc cháy trong những tuần gần đây.
Bãi rác trong vụ cháy gần đây nhất đã được lên kế hoạch đóng cửa trong hơn một thập kỷ trước, nhưng hơn 2.300 tấn rác thải của thành phố vẫn được đổ ở đó mỗi ngày. Chất thải hữu cơ trong bãi chôn lấp phân hủy, dẫn đến tích tụ khí metan rất dễ cháy.
Một người phụ nữ buôn vải vụn sống ở rìa bãi rác Bhalswa, New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AP.
Các quan chức cứu hỏa tại đám cháy dữ dội ở bãi rác Bhalswa ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AP.
Ravi Agarwal, Giám đốc của Toxics Link, một nhóm vận động tập trung vào quản lý chất thải có trụ sở tại thủ đô New Delhi, cho biết: “Với nhiệt độ cao, quá trình đốt cháy tự phát này sẽ diễn ra”.
Một số xe chữa cháy đã lao đến bãi rác hôm 26/4 để cố gắng dập lửa. Vào ban đêm, bãi rác giống như một ngọn núi đang cháy và âm ỉ kéo dài cho đến sáng sớm.
Tháng 3 được xem là tháng nóng nhất ở Ấn Độ trong hơn một thế kỷ qua và tháng 4 cũng có mức độ kinh hoàng tương tự. Nhiệt độ đã vượt ngưỡng 43 độ C ở một số thành phố và được dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Một chiếc xe kéo giữa làn khói dày đặc bốc ra từ đám cháy tại bãi rác Bhalswa ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AP.
Các quan chức cứu hỏa cố gắng dập lửa tại bãi rác Bhalswa ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AP.
Tiến sĩ Friederike Otto, Giảng viên cao cấp về khoa học khí hậu tại Viện Grantham thuộc Đại học Hoàng gia London, cho biết: “Đợt nắng nóng hiện tại của Ấn Độ đã trở nên gay gắt hơn do biến đổi khí hậu”.
Bà nhấn mạnh rằng, trừ khi thế giới ngừng thải thêm khí nhà kính vào bầu khí quyển, những đợt nắng nóng như vậy sẽ còn trở nên phổ biến hơn.
Các quan chức cứu hỏa cố gắng dập lửa tại bãi rác Bhalswa ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AP.
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022
BÀI THƠ VIẾT TRƯỚC ĐỂ TẶNG HIỀN THÊ- ĐẶNG MỸ DUNG
CAO TUỔI” khác với “GIÀ” - Vũ Công Hiển
* Trong khi quyển nhật ký của người cao tuổi gồm toàn là những “ngày mai”, vẫn hy vọng một tương lai sáng lạn và có ích, thì quyển nhật ký của người già chỉ chứa những “ngày hôm qua” và mỗi ngày không có gì thay đổi...
Chúng ta cao tuổi, có lẽ vậy, nhưng chúng ta không muốn bị hủy hoại vì nghĩ mình già, bởi chúng ta có lắm thứ dạt dào làm tim ta rung động trẻ trung mãi, lắm dự tính để thực hiện, lắm thứ chỉ sợ là làm không hết, lắm thứ để chăm sóc, người cao tuổi thích chia sẻ tình cảm nhỏ mọn của mình cho mọi vật xung quanh...
ST
Điếu thuốc đầu ngày (by Vũ Công Hiển)
Truyện Dài Nông Lâm Súc ( Chuyện đi thi...)
Bùi Blao
Mời Xem :
KHÔNG ĐỀ
(FB Bùi Xuân Tùng
THỦY TÁNG - Nguyễn Đức Tùng
Mọi thứ đều yên tĩnh. Có một lúc biển thôi gầm thét, mặt nước xanh như một lời hứa. Khoảnh khắc ấy trong chiều muộn sẽ qua nhanh, sóng lại tung bọt trắng xóa, hắt ướt sàn thuyền. Con bé chết đúng vào khoảnh khắc yên tĩnh ấy, người mẹ quỳ xuống bế nó lên trên tay, ôm chặt. Chung quanh không ai nói gì, hồi lâu chị ngất đi, buông tay ra, đứa bé rơi xuống tay một người đàn bà khác. Chị cúi thật lâu nhìn mặt đứa bé. Khuôn mặt bụ bẫm kháu khỉnh miệng nói bi bô lúc mới xuống thuyền, sau mười mấy ngày nay tái xanh, gò má nhô cao, môi nứt nẻ, mắt hõm sâu vì mất nước do tiêu chảy. Chị trao lại cho một phụ nữ trẻ, người này ôm lấy nó vào lòng như chính con mình, rồi chuyển cho một người khác nữa. Sinh vật nhỏ bé không còn sự sống được chuyền trên tay những người chung quanh, cuối cùng trở lại với người mẹ. Nhìn mặt con, lúc này chị mới khóc. Những lời cuối cùng của con bé, khi nó còn tỉnh táo, khi chưa đi vào hôn mê và co giật, là “mẹ”. Và “nước”. Nước là mẹ, chúng ta sinh ra từ nước. Chúng ta sinh ra từ biển. Từ mẹ. Từ muối. Từ nguyên thủy chúng ta đã khát. Mặt trời lăn đi trên sàn thuyền, biển tạm thời bớt hung hãn, trở nên êm ả hơn, đám đông những người áo quần tơi tả, mặt lọ lem, tiếng động của im lặng, gió thổi qua cánh buồm rách nát cột lại bằng quần dài và áo sơ mi và váy đầm kẻ hoa bay phần phật như ngọn cờ chiến bại sau cuộc chiến tranh lien miên, tiếng lăn khô khốc của chiếc thùng gỗ chứa nước không còn một giọt. Trên thuyền mọi người vây quanh, nghe được cả tiếng đập trong những lồng ngực thắc thỏm. Khung cảnh tựa như nghi lễ trước giờ tiễn biệt, người chủ thuyền, sau khi hỏi ý mọi người, quyết định thủy táng. Chúng tôi chờ thêm lát nữa, trước khi mặt trời sắp lặn xuống biển, cho gió bớt thổi tàn bạo, lên hết mạn thuyền. Người mẹ lúc này thôi khóc, xơ xác, nhưng mặt chị tỏ ra bình tĩnh. Chị im lặng đi theo con mình đến gần mạn thuyền, nơi mấy người đàn ông đang quỳ. Đứa bé nằm trên cái chiếu nhựa nửa xanh nửa đỏ không biết ai kiếm ở đâu ra, tay chân buông thõng, mắt nhắm, thoạt nhìn tưởng như đang ngủ, thản nhiên, dịu dàng. Tôi quỳ xuống ở xa, để cho những người phụ nữ đến gần hơn, tất cả đều cầu nguyện, đọc kinh rì rầm. Người mẹ được dìu đến sát bên con, hai tay chị ôm chặt lấy con giờ đây nằm gọn trong chiếc chiếu, chị không nói năng gì, không khóc, khuôn mặt nhợt nhạt thuộc về một thế giới khác. Như một người bỗng nhận ra linh hồn vốn không nằm trong thể xác, bỗng nhận ra thế giới thoạt kỳ thủy vốn không có gì cả. Chị đi một mình với đứa con gái lên bốn tuổi, chồng chị đã đi vượt biển trước đó cùng với con trai đầu lòng, sau nhiều tháng không nghe được tin tức gì, người ta nghĩ thuyền của họ đã mất tích. Trước một đứa trẻ bốn tuổi nằm trước mặt bạn, không cử động, không nói năng, như con cá trích, cá chuồn, ướp muối, thế giới dừng lại, thời gian dừng lại, cái sai dừng lại cái đúng dừng lại, sóng biển không còn đập ầm ầm vào mạn thuyền. Trời nhá nhem nhưng chưa tối hẳn, trăng bắt đầu hiện ra, một mảnh lưỡi liềm mỏng sáng bạc hiu hắt, chúng tôi, tôi và ba thanh niên khác, mỗi người cầm một góc chiếu giữ chặt, chúng tôi quỳ một hồi, để những người phụ nữ cầu nguyện. Tôi nghe tiếng đọc kinh, cảm thấy sức nặng trên tay bỗng nặng lên một cách lạ lùng, kéo trĩu xuống. Mảnh chiếu giờ đây đã cuộn tròn đứa bé vào trong, vừa đủ kín, sắp rách, không nhìn thấy mặt nó, nhưng cái chiếu ngắn bày đôi bàn chân ra hẳn bên ngoài, khẳng khiu, rồi một chiếc dép rơi xuống bên cạnh. Chỉ có một chiếc. Một đôi chân hồi chiều bạc trắng, bây giờ đổi qua xanh tím trước mắt tôi, một người cầm manh chiếu quay người lại hỏi có ai tìm chiếc dép còn lại của đứa bé không, mang cả đôi vào cho nó. Tôi không hiểu sao anh ta hỏi thế, tại sao lại cần đến dép hay giày cho một người sắp sửa đi qua thế giới khác, hay họ phải đi bộ thêm nhiều đoạn đường nữa mới tới nơi, như tôi từng đi bộ thời chiến tranh?
Người mẹ trở lại khoang thuyền, lục lọi hồi lâu trong đống đồ đạc chị mang theo, nhưng không tìm được thứ gì, không biết chiếc dép kia của đứa bé thất lạc đâu. Chúng tôi quyết định không thể chờ nữa, tôi cũng không nghĩ con bé cần giày dép làm gì, mọi người tiến sát mép thuyền, nâng chiếc chiếu lên cao, tiếng tụng niệm vang lớn. Vào lúc ấy một đứa bé gái khác, khoảng sáu hay bảy tuổi, da mặt đen nhẻm, quần áo gọn gàng, bất ngờ rút đôi dép trong chân nó ra, hồi đó gọi là dép Nhật, tới đưa cho người mẹ. Tôi không biết con bé này ở đâu ra, nó đi với ai, sao nó lại xuất hiện một mình, mọi thứ đều mù mờ không duyên cớ trong khoảnh khắc ấy. Chị lắc đầu từ chối, dùng dằng một hồi, đứa bé nói một câu gì đó tôi không nghe rõ, nhưng tỏ ra cương quyết, cuối cùng chị cũng nhận lấy và xỏ vào chân cho con mình. Đôi dép hơi rộng hơn bàn chân nhưng trông vẫn thích hợp, tươm tất hẳn, đôi bàn chân không còn trống trải sau mũi dép dài và nhọn. Người mẹ hôn lên mặt con lần nữa trước khi buông hẳn tay ra, lùi một quãng khá xa, mắt mở to. Chúng tôi cùng đứng thẳng người, giữ chặt mép chiếu trong tay, nâng cao nó lên, giữ thăng bằng, im lặng một lúc. Thời gian lặn xuống nước, để lại trên mặt biển những vòng tròn đồng tâm đỏ sẫm. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, lấy đà ném đứa bé ra xa xuống biển cùng với đôi dép của nó, được tặng bởi một người bạn nó chưa kịp quen biết. Tôi cúi mặt nhìn kỹ đôi dép sợ chúng sút ra, nhưng không, chúng vẫn nằm đó, ôm lấy đôi bàn chân nhỏ bé lướt qua mạn thuyền như chân của con chim hạc, vừa cất mình đã kêu lảnh lót vang xa trên mặt nước.
nguyễn đức tùng
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022
NGÓNG TRÔNG - Thơ Hồ Nguyễn,Họa :Sông Thu, Đăng Xuân Linh, Phương Hoa,Trần Đông Thành,Trần Như Tùng,Songquang,MaiXuân Thanh ,Yên Hà, Nguyễn Huy Khôi,Cao Mỵ Nhân
NGÓNG TRÔNG
Đêm nằm bỗng nghĩ nhớ về ai,
Dòng suối sông thu rộng trãi dài.
Thắm thiết nước tung bay trắng xóa,
Long lanh mây lượn đón lung lay.
Môi hồng bóng thắm bờ đê ngóng,
Mắt biếc dáng bồng góc liễu say.
Người ấy bây giờ xa diệu vợi,
Bút thơ ta lẩn quẩn hàngngày.
HỒ NGUYỄN (25-4-2022)
HỌA :TÌNH MỘNG
Thao thức đêm trường nghĩ đến ai
Vóc thon mềm mại, tóc nhung dài
Nụ cười duyên dáng hoa e ấp
Ánh mắt mơ màng trăng lắt lay
Vừa phút gặp nhau đà đắm đuối
Chưa lời thề hẹn đã nồng say
Ước mơ chung bước trên đường mộng
Hòa nhịp đôi tim, sẽ một ngày...
Sông Thu
( 27/04/2022 )
HỌA :NHỚ QUÊ
HỌA : DƯỚI TRĂNG
Trăng đã lên rồi soi bóng ai
Chườm qua biển rộng phủ sông dài
Vườn trung thờ thẩn nhìn mây chuyển
Hiên ngoại bơ phờ đợi gió lay
Hoa bỗng rạng ngời xua dạ héo
Lá oà tỏa sáng đón lòng say
Người xưa mong mỏi vừa đâu hiện
Hạnh phúc hoà chan bõ những ngày.
Phương Hoa - Apr 27, 2022
HỌA : MONG TRỜI MAU SÁNG
Năm canh thao thức nhớ thương ai
Tóc thả bờ vai suối chảy dài
Đôi mắt trăng thu mờ nguyệt khuyết
Màu da mây trắng sáng lung lay
Còn non còn nước còn trông đợi
Thơ lụn tình sâu vở tỉnh say
Mấy khắc qua đi sương gió lạnh
Bàng hoàng lúc tối lúc ban ngày
Trần Đông Thành
HỌA : NGÓNG HOÀI
Qua lời điện thoại biết là ai,
Sóng mạng run chân trải dặm dài.
Tựa thoảng nghe qua lòng rộn rộn
Dường như nhìn thấy tóc lay lay.
Một giây hưng phấn hai giây lặng
Một khắc bàng hoàng hai khắc say.
Từ ấy hàng tuần luôn ngóng đợi
Ba thu đằng đẵng hỏi bao ngày.
Trần Như Tùng
Duu Lau- Viet Tri- Phu Tho
Bấc lụn tàn canh bỗng nhớ ai
Sông Thu xứ Quảng rộng vươn dài
Sóng cồn Gò Nổi vườn dâu hái
Nước lũ bèo trôi nhánh lá lay
Nhớ bậu tao nhân thơ xướng họa
Thương ai mặc khách rượu nồng say
Thuyền quyên xuất chúng hồn phiêu lãng
Thục nữ kiêu sa đẹp mỗi ngày...!
MAI XUAN THANH
April 28, 2022
Lòng nặng ưu sầu,... ai thấu ai
Đêm đêm trở giấc trắng canh dài
Đào khai hờ hững thây sương phủ
Mai nở ơ thờ mặc gió lay
Chuốt tứ thi đường đằm nghĩa quyện
Trau vần lục bát đắm duyên say
Tơ trời khổ nỗi không se mối
Đành ngậm sầu vương...xuống bóng ngày
Nguyễn Huy Khôi
Khiến bạn buồn thêm nhớ lắt lay
HÌNH ẢNH NGẬP LỤT KHÔNG CỌNG RÁC ở Nhật Bản gây sốt cộng đồng mạng
Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)
Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2) Như ta đã biết, trong bài trước《T...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...