LỄ TƯỞNG NIỆM
ĐỨC CAO THƯỢNG PHẨM
CAO QUỲNH CƯ
THƠ Đức cả phò cơ mở Đạo Cao,
CAO tay xây dựng Thánh Tòa Cao.
QUỲNH lo cơ sở nơi Tòa Thánh,
CƯ bị hàm oan bịnh khổ sầu !!!
I.- PHẦN ĐỜI :
Đức Cao Thượng Phẩm quý danh là Cao Quỳnh Cư, sinh năm 1887 tại làng Hiệp Ninh, Tổng Hàm Ninh Thượng, Tỉnh Tây Ninh trong một gia đình thế phiệt Nho phong.
Đức Ngài là bào đệ của Ngài Bảo Văn Pháp Quân và bạn đời của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu. Đao hạnh nhu hòa và ngôn từ chúng ái. Đức Ngài đang làm sở Tạo Tác tại Sài Gòn, thì Đức Chí Tôn khai Đạo, Đức Ngài liền phế đời hành Đạo.
II.- PHẦN ĐẠO :
NGỘ ĐẠO và ĐẮC PHONG THƯỢNG PHẨM (1925-1926)
Tuy hành Đạo ngắn ngủi có 4 năm, nhưng công nghiệp của Đức Ngài áng nêu vào Đạo Sử, đáng cho người sau noi dấu và đã được Đức Hộ Pháp thuyết minh như sau :
1/- Nhà Đức Ngài là nơi phát tích xây bàn để tiếp nhận những Thiên Điệp đầu tiên của Bạch Ngọc Kinh. Thế nên, vào đêm 26-12-1926 Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế phán rằng : “ Nhà nầy (nhà Ngài) sẽ đầy ơn Ta, giờ ngày gần đến đợi lịnh Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đăng kính mến Ta hơn nữa.”.
Lễ Hội Yến đầu tiên, lập đàn cầu Đạo, gia đoạn xây bàn cũng ở tại nhà Đức Ngài.
2/- Đức Ngài phế thân hành Đạo trước nhứt và vững niềm tin hơn cả. Chính Đức Pham Hộ Pháp đã thố lộ trong bài thuyết Đạo đêm 17-8 năm Quí Tỵ như vầy : “ Bần Đạo không có đức tin gì hết, nghe nói Tiên giáng đi theo nghe thi chơi.”. Còn Đức Cao Thượng Sanh thì ít đi hầu đàn vì không tin.
3/- Kiểu mẫu áo mão đầu tiên làm tại nhà Đức Ngài do Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu (bạn đời của Ngài cắt may).
4/- Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung cũng nhập môn theo Đạo tại nhà Ngài vào 11-01-1926.
5/- Đức Chí Tôn mượn đôi tay của Ngài chắp nhang để trục Thần của Ngài Phạm Công Tắc ra để chơn linh Hộ Pháp nhập vào đêm 13-5 Bính Dần tại nhà Ngài Lê Văn Trung.
6/- Cất Tòa Thánh (tạm) đầu tiên bằng tranh, di cốt Phật Tổ và an vị nơi Đại Đồng Xã.
7/- Bàn tay Đức Ngài đã dựng các cơ chế Đạo. Đức Ngài qui là cơ phong thánh đã gãy.
“ Cái cơ Phong Thánh, cơ lập thành cơ truyền giáo, Ngài đã đem theo, nên, ngày giờ này, thảng có cơ Phong Thánh thì Ngài cậy mươn Cao Tiếp ạo nâng loan có Ngài trợ lực, chớ cây cơ hong Thánh hiển nhiên giờ phút nầy không còn. Cái tiếc của Bần Đạo có hay chăng là ở điều đó.” (Lời thuyết minh của Đức Hộ Pháp, ngày 1-3 Canh Ngọ 1930).
LÚC LÂM CHUNG
Đến 11 giờ, ngày 1-3 Kỷ Tỵ (1929), Đức Ngài cho mời Đức Hộ Pháp, Ngài Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu (tức bào đệ của Đức Ngài), Bà Giáo Sư Hương Hiếu, Giáo Hữu Thiện Trí Thanh, Giáo Hữu Thượng Kỳ Thanh, Lễ Sanh Thượng Ngươn Thanh, Đức Ngài nhìn Đức Hộ Pháp ma trối rằng :
- Nay Qua về chầu Đức Chí Tôn, Em ở lại hiệp với chư Chứ Sắc chung lo nền đạo của Thầy cho được vẹn toàn mọi sư.
Kế day qua nói với người bạn đời của Ngài :
- Anh dẩu có nhắm mắt thì sự mất cũng như sự còn.
Đức Ngài nói xong tuông hai hàng nước mất rồi xuất hồn êm ái. Nét mặt cũng như người đang ngủ.
Trong lúc tang lễ, chư Chức Sắc Hiệp Thiên Đài cầu cơ, Đức Ngài giáng đàn tõ vẽ vui mừng, được bái mạng Đức Chí Tôn nơi Bạch Ngọc Kinh và Đức Phật Mẫu nơi Diêu Trì Cung. Thiên Đình đã nhận công tròn quả mãn trong buổi đầu khai nguyên của nền Đại Đạo của Ngài.
Khi Liên Đài đưa ra bữu tháp, Đức Ngài có giáng cho bài thi mà ngày nay dùng để dâng lễ :
Ngoảnh lại mà đau cảnh đoạn tràng,
Cõi Thiêng mừng đặng dứt dây oan.
Nợ trần đã phủi lòng son sắt,
Ngôi vị nay vinh nghĩa đá vàng.
Cỡi tấm chơn thành lòa nhựt nguyệt,
Phơi gan chí sĩ nhuộm giang san.
Bốn mươi hai tuổi sanh chưa phỉ,
Để mắt xanh coi nước khải hoàn.
(Tài liệu ban Đạo sử )
Tuy hành Đạo ngấn ngủi có 4 năm, nhưng Đức Ngài đã đạt được thành quả viên mãn và các Kim Tiên vinh hiển đáng nêu vào Đạo Sử và để lại gương sáng cho chúng ta noi theo./-
(Từ NamLe)
Lễ nghi các tôn giáo rất khác nhau
Trả lờiXóa