Nikola Tesla là một trong những
nhà phát minh thiên tài và lập dị nhất trong thế kỷ 20 được thế giới
công nhận nhưng có nhiều sự thật thú vị đằng sau tên ông mà nhiều người
cho đến nay còn chưa biết đến.
Trong
lịch sử, chúng ta luôn công nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại
nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một
nhà phát minh tài năng không kém: Nikola Tesla.
Nikola
Tesla (1856 – 1943) là nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư
điện người Mỹ gốc Serbia. Ông sinh ra ở Smiljan, Đế quốc Áo, sau này
trở thành công dân Hoa Kỳ. Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang
tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ
19, đầu thế kỉ 20.
Các
phát minh của Tesla cùng các công trình lý thuyết đã tạo nên cơ sở của
hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều
pha và động cơ điện xoay chiều giúp tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp
lần 2 trong lịch sử nhân loại.
Dưới đây là 10 sự thật thú vị về Nikola Tesla khiến bạn không khỏi ngạc nhiên:
1.
Phòng thí nghiệm tại Long Island của Tesla đã bị lãng quên trong một
thời gian dài và theo dự định nó sẽ trở thành một viện bảo tàng lịch sử:
Đầu năm 2013,một tổ chức phi lợi nhuận tại Mỹ đã mua phòng thí nghiệm
Wardenclyffe của Nikola Tesla nhằm khôi phục và biến nó thành một bảo
tàng lịch sử cũng như thành lập tại đây 1 trung tâm giáo dục khoa học.
2.
Tuy là nhà phát minh vĩ đại và có nhiều thành tựu nổi bật nhưng tài sản
của Nikola Tesla lại vô cùng ít ỏi. Ông mất đi sự hậu thuẫn về tài
chính từ Morgan vì nhận thấy mình chẳng nhận được lợi thiết thực gì từ
công trình nghiên cứu điện không dây điên rồ của Tesla và phải bán tài
sản của mình để bù đắp thiệt hại từ việc bị tịch thu tài sản thế chấp
tại phòng thí nghiệm Wardenclyffe. Khối tài sản này được một công ty chế
biến và xây dựng phim mua lại.
Năm
1917, chính phủ Hoa Kỳ đã phá hủy ngọn tháp đã được hoàn thành một phần
của Tesla bởi lý do lo ngại các gián điệp Đức sẽ sử dụng nó để ngăn chặn
việc liên lạc và thu thập thông tin tình báo trong Thế chiến thứ I.
3. Năm
1901, Tesla nhận được tài trợ của J. Pierpont Morgan để xây dựng phòng
thí nghiệm Wardenclyffe tại Shoreham, Long Island. Cơ sở này bao gồm
“Tháp Tesla”, một công trình cao 185 feet (khoảng 56 mét) cùng một máy
phát điện đúc bằng đồng cao 65 feet (khoảng 20 mét) trên đỉnh tháp. Mục
đích của Tesla lúc bấy giờ là sử dụng tháp này để truyền tín hiệu và
nguồn điện không dây miễn phí và không giới hạn trên toàn thế giới.
Nhờ
sáng chế thông minh của Tesla, việc truyền tải năng lượng không dây đã
được áp dụng vào cuộc sống ngày nay, từ các bộ sạc không dây cho bàn
chải đánh răng và điện thoại thông minh cho đến sạc xe điện không dây,
còn có cả một công nghệ đang được nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Quốc
gia của Bộ Năng lượng Mỹ.
4. “Teslas”
cũng chính là một đơn vị dùng để đo cường độ từ trường được đặt theo
tên của Tesla. Một cái tên nổi tiếng khác là Tesla Motors – một doanh
nghiệp khởi nghiệp bằng xe điện, tất cả đều dùng để tôn vinh vai trò của
Tesla trong việc phát minh ra động cơ điện và tôn vinh Tesla vì những
gì ông tạo ra cho thế giới sau này.
5. Tesla
là người thiết kế nhà máy thủy điện đầu tiên ở thác nước Niagara Falls
tại New York, khai thác sức mạnh của những thác nước có thể mang lại cho
con người mà ông đã cảm thấy nhận được từ thời thơ ấu. Công việc xây
dựng mất ba năm và dòng điện đầu tiên được đưa tới những hộ gia đình gần
thành phố Buffalo vào ngày 16 tháng 11 năm 1896. Ngày nay, có hẳn một
bức tượng của Tesla trên đảo Goat nhìn ra thác nước này.
6. Thế
kỷ 20 chứng kiến cuộc tranh cãi không hồi kết giữa 2 quan điểm về dòng
điện: dòng điện xoay chiều (AC -loại dòng điện được Tesla ủng hộ) đối
đầu với dòng điện một chiều (DC – loại dòng điện được Edison ủng hộ)
nhằm chứng tỏ xem loại dòng điện nào sẽ đóng vai trò nền tảng cho hệ
thống điện cho toàn nước Mỹ.
Edison
tung ra một chiến dịch chống lại AC, tuyên bố nó là nguy hiểm và có thể
giết người; Tesla phản công bằng cách công khai tự mình truyền vào cơ
thể dòng điện lên đến 250.000 vôn để chứng minh sự an toàn của AC. Cuối
cùng, dòng điện xoay chiều AC đã dành chiến thắng.
7. Năm
1891, Tesla chính thức trở thành công dân Hoa Kỳ và ông cũng sáng tạo
ra “Cuộn dây Tesla” ngay trong năm đó. Một cuộn dây Tesla bao gồm hai
phần: một cuộn dây sơ cấp và cuộn thứ cấp, mỗi cuộn dây có tụ điện
riêng. Hai cuộn dây và tụ điện được nối với nhau bằng một khe đánh lửa –
một khoảng cách giữa hai điện cực để tạo ra tia lửa điện.
Về
cơ bản, các cuộn dây Tesla là hai mạch điện mở kết nối với một khe đánh
lửa. Một cuộn dây Tesla cần một nguồn điện cao áp. Một nguồn điện được
cung cấp thông qua một biến áp có thể sản xuất một dòng điện với cường
độ cần thiết (ít nhất hàng nghìn vôn).
Ngày
nay, chúng được sử dụng rộng rãi trong các đài phát thanh, truyền hình
cũng như các thiết bị điện tử khác và có thể được sử dụng cho truyền dẫn
không dây. Một cuộn dây tại trạm thực nghiệm của Tesla ở Colorado
Springs, Colorado, tạo ra tia lửa điện dài hơn 9 mét có thể được nhìn
thấy từ cách đó 10 dặm (khoảng 16km).
8. Tesla sống ở thành phố New York trong 60 năm và những dấu ấn ông để lại nơi này dường như vẫn còn đó:
- Góc phố 40 (40th Street) và phố số 6 (6th Avenue) ở trung tâm thành phố Manhattan được đặt tên là “Góc Nikola Tesla” (Nikola Tesla Corner) với biển hiệu riêng vì gần phòng thí nghiệm của Tesla ở số 8 phía tây phố 40 (8 West 40th Street), nơi ông làm việc vào năm 1900 trong khi xây dựng tháp Tesla tai tiếng ở đảo Long Island.
- Tại tòa chung cư Bryant Park Place gần đó có một tấm bảng kỷ niệm Câu lạc bộ Kỹ sư – nơi đã trao Huân chương Edison cho Tesla vào ngày 18 tháng 5 năm 1917. Trong những năm sau đó, Tesla thường cho những chú chim bồ câu ăn ở Công viên Bryant gần đó.
9. Sự
đổi mới và đột phá là những gì Tesla theo đuổi, dường như thấm sâu vào
trong huyết mạch của Tesla. Ông từng viết: “Mẹ tôi là nhà phát minh bậc
nhất và tôi tin rằng bà sẽ thực hiện được những điều tuyệt vời nếu bà
không rời xa cuộc sống này cùng những ý tưởng tuyệ vời của nó. Bà đã
phát minh và chế tạo ra tất cả các loại dụng cụ, thiết bị và dệt những
mẫu thiết kế đẹp nhất từ vải sợi mà bà bện”.
Ông
cho rằng sự thành công của mình đều có ảnh hưởng từ cả cha và mẹ ông.
(Cha của ông là Milutin Tesla – một cha sứ chính thống người Serbia và
mẹ của ông là Djuka Mandic – một nhà phát minh đồ gia dụng.)
10. Bạn
không thể tưởng tượng ra viễn cảnh cảnh cuộc sống nhàm chán của mình
phải thiếu đi chiếc điều khiển tivi thì hãy cảm ơn Nikola Tesla vì ông
đã biến nó trở thành hiện thực.
Tesla
đã phát minh, dự đoán hoặc góp phần phát triển hàng trăm công nghệ đóng
vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như điều khiển
từ xa, đèn neon, đèn huỳnh quang, truyền dẫn không dây, máy tính, điện
thoại thông minh, tia laze, tia X, người máy học và đương nhiên là cả
dòng điện xoay chiều – nền tảng của hệ thống điện ngày nay của chúng ta.
Nikola
Tesla là một “kẻ điên rồ” vĩ đại là một nhà khoa học nối tiếng với các ý
tưởng khó tin, cái điên rồ khiến giới khoa học xa lánh và cho rằng ông
bị điên. Tuy tầm quan trọng của ông cũng như các phát minh bị đánh giá
thấp hoặc bị cho là không tưởng nhưng chính chúng là nền tảng cho sự
phát triển của nền công nghiệp, xã hội ngày nay. Có thể khẳng định rằng
ông là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại.
Sơn Tùng (daikynguyen.tv)
Nội dung bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa