Trong
một bài viết của tác giả Đinh Lâm Thanh có đoạn:
“Văn hóa
truyền thống dạy cho người Việt chúng ta kính trọng các bậc tu hành, vì những
vị tu hành là những người đã dứt khoát trần tục, từ bỏ giàu sang danh vọng phú
quý để tìm con đường tu thân, và từ đó, dẫn dắt người đời đến một cuộc sống
thánh thiện, chân thiện mỹ…
Sở dĩ chúng ta
trọng những người tu hành vì những vị nầy đã trở thành những kẻ hơn người. Họ
đã từ bỏ được ba cái tầm thường ‘Tham, Sân, Si” của giới phàm tục. Như vậy,
những ai một khi quyết định xa gia đình, dứt bỏ phú quý danh vọng để tự nguyện
trở thành kẻ phục vụ chúng sinh, lấy đức bác ái, tinh thần từ bi hỷ xả làm lý
tưởng để lo cho đời sống tâm linh con người, đồng thời chấp nhận làm kẻ thấp
hèn trong xã hội cũng như quên mình để hiến dâng cho lý tưởng, thì đều được xã
hội quý trọng. Người Việt chúng ta rất sùng đạo, đó là vấn đề rất tốt.
Nhưng hành động
trọng cha, kính thầy một cách quá đáng, có thể nói rằng đi đến lố bịch của một
số con chiên, Phật tử đã làm hư các thầy các cha, đồng thời biến các vị tu hành
thành Phật, thành Chúa, là thần thánh oai nghiêm và quyền uy vô lượng, chứ
không còn là những kẻ tu hành hèn mọn, mà những vị nầy đã tâm nguyện dâng hiến
cuộc sống để trọn đời phục vụ Phật tử, tín đồ cũng như con chiên!
Những hình ảnh
chấp tay cúi đầu: "Con lạy thầy, con lạy cha" làm cho các nhà tu hành
quên hẳn vai trò một nhà sư, một cha xứ đạo...! Để rồi những vị nầy tự ban cho
mình cái quyền linh thiêng, đại diện Phật, Chúa ban phát ân huệ cho chúng sanh,
con chiên và bắt người phàm tục phục dịch cho mình.
Hình ảnh và
thái độ của thầy cha ngày nay thường bị hư hỏng và đôi lúc trịch trượng bởi
hai lý do:
- Trước hết là
số người người sùng đạo có thái độ tôn trọng cha thầy một cách quá đáng, việc
gì của thầy của cha làm đều tốt đều đẹp, lời thầy lời cha nói gì nghe cũng hay
cũng phải.
- Thứ đến,
là một số tín đồ, giáo hữu cò mồi dựa vào tôn giáo để làm chính trị cũng như
kinh doanh, họ bám sát vào thầy vào cha, nhà chùa, nhà thờ, đánh trống thổi
kèn, chấp tay lạy sống thầy, cha khúm núm trình thưa như đang đứng trước mặt
quan quyền vua chúa ngày xưa..
Hành động nầy
chẳng những đưa "cái tôi" của thầy, cha lên tận mây xanh. Do đó,
những cái tầm thường xấu xa trong lòng các vị tu hành đã không diệt được mà còn
được bơm lên thì Tham, Sân, Si trong lòng các vị tu hành càng ngày càng lớn hơn
những người phàm tục nữa! Như vậy, tu hành đã không đạt được kết quả…mà một khi
cái Tham, Sân, Si trong các vị tu hành thường xuyên bị dồn nén thì sẽ bộc phát
dữ dội.
Nên nhớ rằng: Các
nhà tu hành một khi đã đi lạc đường, thì cái Tham, Sân, Si sẽ quậy tới bến còn
hơn những người phàm tục!!!
Cá nhân tôi là
người trong cuộc và đã chứng kiến tận mắt hai trường hợp, từ đó lòng tôi mất đi
rất nhiều kính trọng đối với một số vị tu hành:
1. Trong một cuộc biểu tình, tôi được giới thiệu với
một vị linh mục còn trẻ hơn tôi. Sau câu chào hỏi thân mật xong thì vị linh mục
quay mặt đi nơi khác, hình như có thái độ không muốn nói chuyện với tôi nữa, vì
tôi đã thẳng thắn kêu bằng cha và xưng tôi. Có lẽ chữ tôi trong cách xưng hô
không thích hợp giữa một giáo dân với một vị linh mục nơi đông người đã làm
giảm giá trị một vị tu hành, nên vị nầy đã quay mặt đi giã vờ nói chuyện với
những người chung quanh.
Nếu tôi trịnh
trọng gọi bằng cha thì phải xưng con như những người khác thì câu chuyện sẽ được
tiếp tục trong tình thân mật! Tôi có thể gọi cha và xưng con trong nhà thờ, lúc
xem lễ hay vào tòa xưng tội theo con người Ky tô hữu của tôi. Nhưng ngoài đời,
trong một buổi biểu tình chính trị, thì giữa hai người tu hành và giáo dân cũng
đều là những người dân tỵ nạn Việt Nam. Tôi nghĩ rằng một người già
trên 70 xưng con với một vị linh mục còn trẻ giữa nơi công cộng thì cũng khó
nghe! Như vậy trong bộ áo màu đen quý trọng đang mặc trên linh mục nầy, cái sân
si vẫn còn quá nặng mùi trần tục trong một vị tu hành.
2. Dịp cúng thất cho một người trong gia đình, nhằm
buổi cơm chay, tôi có dịp phải đi ngang qua phòng ăn - nối liền từ chân cầu
thang đến chánh điện – trong lúc các vị sư đang dùng bữa. Chuyện đập vào mắt tôi, vị trụ trì ngồi đầu bàn, sau
khi ăn hết chén cơm vị nầy ngồi yên, không quay lại, đưa cái chén ra phía
sau…thì một Phật tử chấp tay vái lạy ba cái, cúi mình xuống và đưa hai tay lên
khỏi đầu đở lấy cái chén, lấy cơm xong lại cung kính dâng lên vị trụ trì như
lúc đầu…trong lúc tô cơm đang nằm ngay trước mặt và trong tầm tay của vị trụ trì!
Phía bên kia, một Phật tử cầm quạt đang phe phẩy để cho thầy dùng cơm mặc dù Paris lúc đó đang mát trời! Tôi
thấy vị trụ trì nầy đã quên hẳn mình là kẻ tu hành mà có thái độ trịch trượng
như một vị vua chúa ngày trước.
Trở về với đề
tài, nhiều người hỏi tôi thời đại nầy làm nghề gì sướng nhất, tôi có thể trả
lời tức khắc không cần đắn đo suy nghĩ rằng: "Nghề Đi Tu"!
Một nghề không đòi hỏi vốn kiến thức, không cần đầu tư tài chánh mà chỉ cần
thuộc vài bài kinh – như loại tu hành quốc doanh - là có thể hành nghề một cách
dễ dàng.
Khi hành đạo, không cần làm việc, nhưng
tài sản đất đai, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc do con chiên thiện nam tín nữ cung
hiến cũng quá dư thừa cho phép những vị nầy ăn uống no say, vợ con đầy đủ và
nếu muốn thì tình nhân cũng sẵn sàng có ngay!
Nhà cửa được giảm hoặc miễn thuế, ăn khỏi tốn tiền, có người
hầu hạ, có kẻ làm bếp dâng lên tận miệng. Có vị còn biến từ nhà ở cho đến nơi
thờ phương thành cơ sở kinh doanh với giá bán cắt cổ từ cuốn sách cho đến gói
thực phẩm. Tất cả hoạt động kinh tế đều theo hình thức chui và chỉ thu tiền
mặt.
Các lễ
lộc phục vụ tôn giáo không có tình trạng miễn phí hoặc giảm giá cho nhà nghèo
mà phải tuân theo theo từng bậc giá cả khác nhau. Cước phí xin lễ, cầu nguyện
đối với các vị tu hành người nước ngoài hoàn toàn do tín hữu tự nguyện không
bắt buộc theo một hình thức khuôn mẫu nào.
Tôi chứng kiến
một cha người Pháp đã từ chối số tiền lớn do một tín hữu người Việt Nam đến nhà
thờ Tây xin lễ bình an cho gia đình.. Chẳng những thế, nhà thờ còn làm hóa đơn
chính thức để ghi vào sổ của nhà thờ.
Nhưng trái
lại, trong một dịp gặp một cha người Việt Nam để xin lễ, vị linh mục nầy cho
giá đàng hoàng và tỏ vẽ không hài lòng khi tôi đề cập đến giá cả của nhà thờ!
Từ chỗ nầy
người ta xem các vị tu hành từ trong nước ra đến hải ngoại hành nghề tôn giáo
với giá cả cắt cổ tín hữu và Phật tử một cách vô tội vạ.
Riêng việc
tang chế, giá cả được ấn định bao nhiêu tiền cho cha thầy đến tư gia, đến nhà
xác để tụng niệm. Bao nhiêu tiền để tổ chức theo hình thức lớn, trung bình, nhỏ
đối với một lễ tiễn đưa người quá cố, bao nhiêu tiền để mang cốt tro về chùa,
nhà thờ… và bao nhiêu tiền theo đẳng cấp giàu sang hay bình dân để thuê một cái
hộc để đựng hủ cốt người chết!
Tiền nhiều thì
nhà chùa nhà thờ tổ chức lớn, với nhiều cha nhiều thầy làm lễ.. Nhiều tiền thì
tổ chức lễ riêng rẽ một cách trang trọng vào cuối tuần.
Ít tiền thì tổ
chức cầu siêu tập thể và vào những ngày giờ làm việc.
Chính các thầy các cha đòi hỏi giá cả để tổ chức những buổi
lễ đình đám cho hôn nhân, cầu siêu, án táng, đưa hài cốt về chùa, về nhà thờ.
Những tiền lệ
nầy đã tập cho tín đố Phật tử những tính xấu, xem thường việc linh thiêng tôn
giáo đồng thời tạo cho những gia đình nghèo, thiếu phương tiện bị mặc cảm và
đau lòng mỗi khi có người thân vừa nằm xuống.
Chắc tất cả mọi
người đều công nhận rằng nghề đi tu chẳng những là một nghề ấm thân cho kẻ tu
hành mà còn giúp họ trở thành triệu phú một sớm một chiều. Chẳng mất một giọt
mồ hôi, suốt đời không đóng thuế, nhà cửa được giảm tiền điện nước lại còn
hưởng trợ cấp đặc biệt của xã hội.
Cuộc đời tu
hành thật đáng giá ngàn vàng, chỉ một sáng một chiều trở thành triệu phú, trở
nên kẻ ăn trên ngồi trước và được trọng vọng nhất trong thiên hạ: Nhà cao cửa
rộng, đi Mercedes, BMW… có tài xế, ngày ăn no, đêm ngủ với vợ, ngày thì đệ tử
tự nguyện (!) thời gian rổi rảnh thì đếm bạc giấy rồi đem cất vào tủ sắt…Như
vậy nghề tu hành thời nay của người Việt quả thật là tuyệt hảo và độc nhất vô
nhị của thế giới tính, từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đến nay.
Nhà thờ nhà
chùa đã biến thành cái chợ và hơn nữa các nơi nầy còn cạnh tranh tổ chức văn
nghệ mừng Xuân, ca hát ăn uống…thì chắc Chúa và Phật cũng phải quay mặt trước
tình trạng tu hành thời nay.
Bây giờ giới
trẻ ai cũng muốn đi tu, một nghề ngồi mát ăn bát vàng mà được thiên hạ đội lên
đầu, chắp tay vái lạy thì còn gì quý hơn khi phải phí cuộc đời gần hai chục năm
trong các nhà trường để rồi vác bằng chạy đôn chạy đáo kiếm việc làm sau khi
tốt nghiệp……”.
_____________________________Tác giã: ĐINH LÂM THANH
CÒN TRONG TÔN
GIÁO CAO ĐÀI THÌ SAO?
Nhân đọc bài trên đây của tác giả Đinh
Lâm Thanh, tôi đã nãy sinh ý kiến là xin trích đăng tãi lại những điểm chính yếu
của tài liệu về cách xưng hô trong Đạo Cao Đài và nhiệm vụ “phổ độ” mà tất cả
tín đồ luôn đem hết tâm thành, thiện ý của mình ra làm cho đúng với danh đạo là
“Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. Mục đích không phải là để hạ thấp Đạo nầy, tâng bốc Đạo
kia mà chỉ nhìn vào sự thật: tâm nguyện mong sao người tu chân chính chu toàn được
nhiệm vụ xã thân cứu đời của mình mà thôi.
Thật cảm nhận
tâm mình bình đẳng và giản dị làm sao khi đọc thấy những điều trọng yếu trong nội
dung của Huấn Lịnh số 211/CV ngày 15 tháng 7 năm Nhâm Thìn (DL: 03-9-1952) của
Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh ban cho Chức sắc, Chức việc và toàn đạo
phải triệt để thi hành.
Những điểm
chính đó là:
Nói một cách
tổng quát, các Chức sắc phẩm dưới xưng hô với Chức sắc đàn anh của mình thì tự
xưng mình là Tiện Đệ và gọi bề trên
là Hiền
Huynh. Còn bề trên xưng hô với đàn em dưới mình hay tín đồ thì xưng
là Tiện
Huynh và gọi người dưới là Hiền Đệ. Hết sức là thắm tình anh em trong
gia đình, con cùng Cha chung Thượng Đế.
Còn hai chữ Ông và
Ngài thì
xưng hô thế nào?
Cũng theo qui
định trên của Hội Thánh: Khi xưng với
Chức sắc mang phẩm từ Giáo Sư trở lên thì xưng gọi là Ngài. Còn từ phẩm Giáo Hữu trở xuống thì xưng gọi là Ông.
Thí dụ: Kính
gởi Ngài Giáo Sư Thượng Thành Thanh.
Hay:
Kính gởi Ông (hay Hiền Huynh) Giáo Hữu Thượng Mỹ Thanh
Sau đó nếu có
lập lại thì xưng bề trên là Hiền Huynh và xưng mình là Tiện Đệ
là đủ.
Đặc biệt, chỉ
đối với Đức
Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp thì phải ghi rõ Bạch Đức
Giáo Tông và Bạch Đức Hộ Pháp. Và khi thư hay đơn kính trình
dài thì sau đó khi cần xưng hô lập lại thì đề Bạch Đức Ngài.
Đối với NỮ PHÁI:
Chức sắc bề trên xưng hô với đàn em phẩm dưới thì xưng mình là Tiện Tỷ
và gọi em mình là Hiền Muội.
Chức sắc phẩm dưới xưng hô với bề trên (nữ phái) thì xưng mình là Tiện Muội
và bề trên là Hiền Tỷ hay cao cấp nhứt là Đại Tỷ.
(Tham
chiếu Huấn lịnh số 211/CV- Ngày 15 tháng 7 Nhâm Thìn; DL: 03-9-1952)
Trong các lời
dạy của Đức Lý Giáo Tông hay của Đức Hộ Pháp gởi các Chức sắc, tín đồ Cao Đài,
Đức Lý và Đức Hộ Pháp luôn xưng là Bần Đạo và gọi các đàn em là “Hiền Hữu” hay
“các em” đầy tình yêu thương, hòa ái. Ngoài ra, trong các văn thư của Đức Hộ
Pháp gởi các vị Quốc Trưởng các nước, Đức Ngài vẫn luôn luôn xưng Bần Đạo một
cách khiêm cung, đạo đức.
Luôn theo
gương Đức Ngài, lấy đức tính khiêm cung làm căn bổn trong hành đạo, các vị Chức
sắc lãnh đạo Cơ sở hay tổ chức Đạo khi ngõ lời chào mừng quan khách và đồng đạo
luôn luôn mở đầu:
“Kính thưa quý
Quan Khách, quý Đại diện Cơ sở Đạo, Cơ quan đoàn thể các tôn giáo bạn.
Nhưng kể từ năm Đạo thứ 50, Ngài Hiến Pháp
Trương Hữu Đức, Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài có ra Thánh Lịnh số 113-CQ/HTĐ ngày
19-5 Ất Mão (28-6-1975), tham chiếu các Thánh lịnh trước đây của Hội Thánh, đặt
lịnh trong cửa Đạo Cao Đài từ ngày ký Thánh lịnh nói trên trở đi, chỉ dùng cách
xưng hô Đại
Huynh, Đại Tỷ, Hiền Huynh, Hiền Tỷ, Hiền Đệ, Hiền Muội
trong các văn kiện giấy tờ hay trong các phiên họp Đạo. Còn ngoài ra trong giao
tế hàng ngày thì xưng hô Anh lớn, Chị lớn và Anh, Chị, Em tùy theo phẩm cấp cao, thấp sao cho thuận thảo tình anh chị em
thân thiện trong đại gia đình Đạo cùng một Đấng Cha chung Thượng Đế.
Không giống như
một vị Hòa Thượng của một ngôi chùa ở Texas mà một lần tôi được chứng kiến khi
được mời tham dự một lễ Phật Đản. Vị Hòa Thượng, chỉ khoãng trên 30 tuổi thôi,
nói trước hàng trăm tín đồ và quan khách, có vị trên 90 tuổi, có người là Phật
tử hay có khách dự không phải là đạo Phật: “Bây giờ Thầy xin ngưng không giảng
đạo nữa và cùng tất cả các con chơi
rút thăm đánh số, coi ai trúng nghe!”, Tất cả những người có mặt đang nghe “Thầy”
tự xưng mình và gọi mọi người có mặt kể cả các vị khách cao tuổi đều là con hết, nhiều người nghe nói vậy lắc
đầu, có vẻ ngạc nhiên.
Tôi thật sự
không biết rõ trong các khóa đào tạo tu hoc của Phật giáo hay đạo Thiên Chúa,
Tin lành, các Hội Thánh đó có ghi rõ cách xưng hô chính thức giống như trong
tôn giáo Cao Đài hay không? Nhiều người phê bình thế nầy thế nọ như bài viết
trên đây của tác giả Đinh Lâm Thanh, tôi thì không dám phê bình, nhưng có mục
kích nhiều lần, thấy là có thật nên hơi thắc mắc nói ra vậy thôi.
CÒN VIỆC MA
CHAY CHO NGƯỜI MẤT THÌ SAO?
Tôi rất đồng ý với tác giả Đinh Lâm Thanh về
việc “làm tiền” trong tang lễ của một số các thầy tụng trong Phật giáo. Chuyện đã
xãy ra chính trong gia đình anh ruột của tôi. Một lần tôi chứng kiến tận mắt
khi đến dự lễ tang cha ruột của chị dâu tôi. Bác hai (người mất) là tín đồ Phật
giáo, bác trụ trì ngôi chùa ở Núi Bà, tỉnh Tây ninh. Đám tang cử hành theo Đạo
Phật. Một vị Hòa Thượng và các thầy tụng được gia đình mời đến lo cho tang lễ
của bác hai. Tụng kinh liên tục trong ba ngày. Đến ngày thứ hai, trong lúc tôi
đang nói chuyện với anh tôi thì một vị thầy đến nói với anh tôi: “Chúng tôi
tụng xong đủ 6 ngàn rồi, anh có muốn tụng thêm không?” Anh tôi và tôi rất ngạc
nhiên. Nhưng anh tôi vẫn nói: “Cứ tụng tiếp cho đúng 2 ngàn nữa.” (tiền trước
năm 1975). Và các thầy tiếp tục tụng với
chi phí ấn định trước đó.
Thật tôi không
hiểu gì hết, vì trong Đạo Cao Đài tất cả đều được miễn phí, đều làm công quả,
phục vụ cho nhơn sanh, gọi là công tác “phổ độ” chứ không bao giờ tính tiền
sòng phẳng lộ diện như vậy. Còn tiền công quả, ai có muốn đóng thì đóng góp, cứ
bỏ vào tủ hành hương, bao nhiêu tùy khả năng và ý muốn. Còn ai không muốn hay
không có tiền, thì việc lo tang lễ cho người chết vẫn tiến hành đầy đủ với hình
thức theo luật Đạo Cao Đài qui định y như nhau không phân biệt đối xử.
Trong Đạo Cao
Đài, nhiều và rất nhiều người, có Đạo hay không phải là người Đạo, khi mất gia
đình có đến nhờ các vị trách nhiệm của Đạo lo liệu giùm thì đều được sẳn sàng,
dù hoàn cảnh nghèo đói không tiền đến thế nào chăng nữa. Việc làm thể hiện rõ
tính nhân đạo và phổ độ của nền Đạo như danh xưng “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”.
Năm 1972, khi
bộ đội Cộng Sản tấn công đồn Phước Tân (Tây Ninh) . Một số
chết nằm la liệt ngoài rào của đồn,, không ai chôn
cất. Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh thấy vậy xin phép chánh quyền sở tại,
cho đạo tỳ của Tòa Thánh lên lo liệu giùm, đem đi chôn cất và cầu siêu tử tế,
thể hiện tính từ bi đối với tất cả những mọi người, bất kể những người đã chết
khi còn sống là ai, làm gì.
Có một trường
hợp nữa xảy ra tại vùng Long Hoa tỉnh Tây ninh, thời điểm sau năm 1975, tôi
biết chính xác: Một vị nữ tín đồ hiến thân cho Đạo, gia đình rất nghèo, đến độ
không có đến một bộ đạo phục mới để mặc cho bà để tẩn liệm sau khi bà chết. Nhà
cửa không có, tiền bạc không có, đang phải ở đậu nhờ tại nhà người quen. Khi chết,
người quen báo tin, các vị Chức việc và đồng đạo địa phương đứng ra lo liệu mọi
việc thật chu đáo, đúng nghi thức Đạo không thiếu xót một điều chi. Đồng đạo ở
địa phương chung góp mua vải may đạo phục, thực phẩm nấu cúng tế. Hội Thánh lo cho
quan tài. Xong đám tang, thân nhân vị nầy còn dư được một số tiền để lo liệu
hậu sự về sau.
Qua những việc
đã trình bày trên đây đã xác nhận một điều: Cách xưng hô và phương cách phục vụ
nhơn sanh trong sinh hoạt đạo hàng ngày như giúp khó, trợ nghèo, tang tế lễ
trong tôn giáo thể hiện trung thực tính nhân bản, mục tiêu cao thượng của riêng
từng tôn giáo. Người tu hành từ Chức sắc cao cấp đến tận tín đồ, khi đã tâm
nguyện xã thân vì Đạo để phục vụ cho nhơn sanh, là chấp nhận làm “đầy tớ”cho
nhơn sanh như Đức Chí Tôn đã từng dạy, chứ không phải là giã nương vào cửa Phật
để vinh thân, phì gia, ăn trên ngồi trước, chờ người khác tung hô mình, rồi
mình tự coi mình như Thánh, như Phật, như hoàng đế, như cha, như thầy cả ngồi
trên đầu thiên hạ thì còn gì gọi là TU.
Hơn nữa, đi
tu là để sửa bỏ cái đam mê, dục vọng, diệt trừ tánh nết trần tục bợn nhơ“Tham,
Sân, Si”, tất phải hạ mình xuống thật thấp, đưa người khác lên cao. Nếu làm
ngược lại với ý nguyện lúc ban đầu là “xả thân” cầu Đạo thì thật uổng phí một
kiếp sanh rồi.
Thương thay!
Tiếc thay!
Tài liệu do Hồ Xưa sưu tầm và bổ túc thêm.
mỗi tôn giáo xưng hô khác nhau
Trả lờiXóa