Khu vườn thiên nhiên quốc gia Virunga, được nói tới trong một bản văn loan báo đầy xúc động, cho biết con dã nhân núi mồ côi tên Ndasaki, được trung tâm thú vật Senkwekwe của cộng hòa Congo nuôi dưỡng và chăm sóc trong suốt hơn một thập niên, đã chết sau mười bốn năm đau ốm kéo dài. Ndasaki trút hơi thở cuối cùng, chết trong tay Andre Bauma, người đã nuôi và là người bạn lâu năm hôm 26 tháng 9.
Ndasaki, vừa tròn hai tháng, khi một nhân viên kiễm lâm các khu vườn thiên nhiên quốc gia tìm thấy nó đang ghì níu thân xác bà mẹ đã chết, bị bắn bởi nhóm người võ trang năm 2007, Bauma an ủi, lo cho nó suốt đêm đầu tiên, ôm nó trên ngực mình và tiếp tục nuôi nấng nó kể từ đó. Ndasaki được chuyển tới trung tâm Senkwekwe năm 2009 khi nơi này lập ra và sống ở đây cùng với một số dã nhân núi mồ côi khác mà giới săn sóc cho là không có khả năng trở lại sống trong rừng hoang. Ndasaki xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình và trong phim tài liệu Virunga, nó cũng được người ái mộ khá đông trên các trang mạng điện tử năm 2019, do tấm hình chụp Ndasaki đứng nửa người thoải mái đưa bụng ra trước, bên cạnh Ndeze, một con dã nhân mồ côi khác do anh Mathew Shamavu, anh nhân viên kiểm lâm giữ vườn thiên nhiên và tạm chăm sóc chụp được.
Anh Bauma, viết trong bản văn, chăm sóc, lo lắng cho một con vật đáng yêu như Ndasaki là một đặc quyền danh dự cho anh, chính bản chất diệu hiền và thông minh của Ndasaki đã giúp anh hiểu được sự nối kết giữa con người và dã nhân và tại sao chúng ta nên làm mọi thứ trong quyền hạn của mình để bảo vệ nó, anh hảnh diện phải gọi Ndasaki là một người bạn. Anh yêu thương nó như thương con cái của mình và sự ngây thơ vô tư của nó đã làm cho anh luôn không nhịn cười được mỗi khi bên cạnh nó.
Vườn thiên nhiên quốc gia Virunga nằm ở phía đông Congo là nhà của nhiều con dã nhân rừng cuối cùng của thế giới, nước láng giềng Rwanda và Uganda cũng là nhà của một số dã nhân núi như vây và tổng cộng con số còn sống gần đây lên tới hơn 1 ngàn con. Gần 7 trăm nhân viên kiểm lâm giữ vườn thiên nhiên Virunga, hiện làm việc trong thế rũi ro đời mình để bảo vệ đời sống hoang dã, trong một vùng mà lúc nào cũng đối mặt với những bất an và các nhóm võ trang suốt hơn hai thập niên. Tất cả những người này đều mạnh mẽ cương quyết, họ biết có thể bị giết nhưng họ chấp nhận nguy hiểm để bảo vệ cho được các con dã nhân núi đáng thương ở vườn thiên nhiên Virunga.
Buổi sáng, hồ Lake Edaward, mặt trời đang hồng rực lên trên đầu dãy núi lửa bên trời phía đông, sương sáng giăng mờ mờ trên nước mặt hồ, phía trong rừng già có tiếng ồn ào của những con voi, trâu và tê giác, canh chừng chúng là 26 người nhân viên, đóng tại một trạm canh lẻ loi. Không lâu sau, tiếng hò hét, tiếng la, tiếng súng liên tục vang lên, phá tan cái im lặng bình yên buổi sáng, tiếp sau là một đám người võ trang len qua rừng cây bụi rậm về phía họ, một số tiến gần tới nghe được cả tiếng giáo mác và mũi tên bay ngang. Nhóm nhân viên trong trạm sau đó, báo cho cấp chỉ huy rằng, số người võ trang quá nhiều, cả trăm, sau 45 phút bắn nhau tiếp tục, rồi thì họ không còn nhiều đạn đành phải rút lui bỏ trạm, mang theo xác ba người chết nhưng cũng có ít nhất hơn xác mười người võ trang tấn công họ trên mặt đất.
Phó Giám Đốc vườn rừng thiên nhiên Virunga buồn thiu, đây không phải là một nghề làm dễ dàng, mất bạn, mất đồng nghiệp là một điều hết sức đau đớn nhưng họ đã chọn nó và họ biết được sự nguy hiểm mà họ sẽ đối mặt, vườn rừng Virunga, là một vùng rừng hoang dã, cây cao bụi rậm trải dài hơn 5 ngàn dậm vuông ở vùng phía đông biên giới Congo. Trận đụng nhau với nhóm săn bắn thú rừng vào tháng 8 năm nay là trận đẩm máu nhất tại vùng rừng thiên nhiên Virunga xảy ra trong nhiều năm qua, lần đó nhóm nhân viên kiểm lâm phải chiến đấu khó khăn mới chiếm lại trạm canh giữ sau khi phải rút lui trước đó. Những trận đụng độ như vậy đã làm chết đi hơn 170 nhân viên kiểm lâm vườn Virunga trong vòng 20 năm, kết quả làm khu vườn dược xem là một trong những nơi bảo tồn động vật hoang dã nguy hiểm nhất trên thế giới.
Mối đe dọa mà vườn Virunga, nơi có con số các con dã nhân núi nhiều nhất trên thế giới và hàng trăm con thú rừng hiếm khác sống. Ở đây, có đủ các nhóm võ trang, loạn quân chống lại quân đội chính quyền Congo hay các nước láng giềng trong nhiều năm, cướp địa phương, quân tự vệ võ trang và các nhóm săn lùng ngà voi hay thịt thú rừng bất hợp pháp, rồi phải kể tới chuyện chặt phá rừng để làm than đốt và đánh bắt cá lậu. Tình trạng bạo động và chiến cuộc tại Congo kéo dài nhiều năm qua vẫn còn âm ỉ, đã làm cho hơn 4 triệu rưỡi người dân mất nhà cửa tản cư, hàng ngàn người chết và 2 triệu trẻ con đang bị nạn đói de dọa. Sụ bất ổn này cũng đe dọa vườn rừng thiên nhiên Virunga đáng ngại, kể từ tháng Giêng, tại đây đã xảy ra cuộc xung đột khá nặng giữa quân lính Congo và nước láng giềng Rwanda và, tại vùng phía bắc của khu vườn rừng, đã có trận tấn công của quân khủng bố Hồi giáo nhắm vào quân gìn giữ hòa bình của LHQ, làm cho 14 ngưới lính LHQ thiệt mạng trong năm ngoái.
Nhân viên kiểm lâm được tuyển mộ từ những người dân tại các làng xã xung quanh vườn rừng thiên nhiên Virunga, hầu hết đều lập gia đình và có nhiều con cái. Những toán người thường có mặt trong các khu rừng rậm, hoang dã tuyến đầu đều rất trẻ, David Nezehose, 29 tuổi, một trưởng toán, sinh ra lớn lên và sống bên cạnh bìa khu vườn cho nên anh biết sự quan trọng của nó. Ông nội anh, là người hướng dẩn đi rừng này 40 năm trước, anh muốn bảo vệ các con dã nhân rừng là người láng giềng của anh ta. Cũng có một số ít các cô làm nhân viên kiểm lâm trong số 700 người ở đây, Angèle Kavira Nzalamingi, 25 tuổi là người mới nhất, cô ước mong được gia nhập toán tiền phương sau khi tham gia chạy cuộc đua đường dài London tháng này, theo tập tục của dân làng vùng nông thôn, nơi hầu hết các người nhân viên kiểm lâm làm hiện thời, việc chọn nghề này của Nzalamingi là một nghề không thích hợp. Gia đình cô ủng hộ, hảnh diện nhưng có rất nhiều người trong làng nói nghề này không phải cho con gái đàn bà, cô muốn chứng tỏ cho họ thấy, cô có thể làm bất cứ việc gì mà đàn ông có thể làm.
Cô tỏ ra chủ quan, biết chắc là khu vườn rừng thiên nhiên Virunga sẽ tốt đẹp hơn, một ngày nào đó nhóm người võ trang, băng cướp và đám săn thú rừng lậu không còn có mặt ở đây, khách du lịch sẽ trở lại, đi mọi nơi và những con thú hoang dã như dã nhân sẽ sống trong bình yên với rừng xanh, tiếng thác reo và hoa lá.
Thuyên Huy
Xem Trên Youtube
Bình Nhưỡng – Hán Thành: Kim Và Moon – Nối Vòng Tay Lần Cuối
Những loài thú này rất hiếm
Trả lờiXóa