Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

Hòa Lan: Jan Zwartendijk – Người Hùng Vô Danh Cứu Hàng Ngàn Dân Do Thái Đã Có Một Thời Bị Lãng Quên

 Tháng Sáu năm 1940, người bán hàng Hòa Lan, hành động như một nhân viên tòa lãnh sự ở Lithuania, đã cấp phát sổ thông hành giả cho người tỵ nạn Do Thái thoát khỏi Đức Quốc Xã tới châu Âu. Hơn 70 năm qua, câu chuyện này bây giờ mới được nói ra.  Ông giúp cứu số người nhiều hơn Oskar Schindler nhưng trong khi Schindler, một kỹ nghệ gia Đức được biết đến trên khắp thế giới, với bộ phim thắng giải Oscar, thì ít ai biết đến cái tên Jan Zwartendijk, một ngưới bán máy ra -dô Hòa Lan đó.

    The Just, tạp chí bằng Anh ngữ xuất bản năm nay, cho biết kỹ hơn, làm thế nào hơn 10 ngàn người, đàn ông, phụ nữ, trẻ em trốn chạy trận diệt chủng Holocaust. Câu chuyện tập trung vào hai người, Zwartendijk và nhân viên ngoại giao Nhật, Chiune Sugihara, đã tổ chức một con đường trốn thoát nguy hiểm từ Lithuania tới hải cảng Tsuruga của Nhật và sau đó. Trong suốt 10 ngày kinh hoàng mùa hè năm 1940, hai người này đã cấp giấy thông hành cho 2,139 người Do Thái, giới quan sát thời cuộc ước tính có khoảng từ 6 ngàn tới 10 ngàn đã thoát cộng với số phụ nữ và trẻ em, cùng đi trong các giấy thông hành đó.

    Trong lúc Sugihara trở thành một anh hùng của quốc gia, có bài học trong chương trính giáo khoa của Nhật thì, chuyện của Zwartendijk lại bị bỏ quên. Người con trai nhỏ nhất của ông, một đứa bé trong những năm ở Lithuania, không biết gì về hành động của cha mình cho tới năm 30 tuổi, như lời anh nói với tờ Observer từ thành phố Blaricum, miền bắc Hòa Lan. Jan Zwarendijk tình cờ trở thành một người ngoại giao bất đắc dĩ, khi chiến tranh bộc phát năm 1939, ông là trưởng chi nhánh của công ty Philips ở Kaunas, sau là thủ đô của Lithuania, chuyên bán ra -dô, bóng đèn, máy hát dĩa, đời sống êm đẹp, vui vẻ với vợ và ba đứa con và chiếc xe Buick cũ.

    Được xem là người siêng năng, hoạt bát, tin cậy của công ty, chính quyền Hòa Lan lưu vong nhờ ông đứng ra, nhận làm một nhân viên ngoại giao không trả lương cho họ tại Kaunas vì người tiền nhiệm bị nghi ngờ là cảm tình viên của Đức Quốc Xã. Tưởng là chỉ làm việc phụ giúp vài công dân Hòa Lan nhưng không ngờ, Zwartendijk không lâu phải đứng trước một sự chọn lựa nguy hiểm. Theo tác giả cuốn sách về Zwartendijk, ông Brokken, ông ta không phải sinh ra để làm anh hùng nhưng ông lại có quyết định nhanh chóng trong hoàn cảnh đó, phải giúp người Do Thái tìm đến cửa tòa lãnh sự van xin, những người đáng thương này đã trốn chạy đến Lithuania sau khi Ba Lan bị quân Đức chiếm đóng tháng 9 năm 1939.

     Trong thời kỳ Thế chiến thứ hai, Lithuania bị chiếm đóng của Nga và Đức Quốc Xã, suốt gần 10 năm, thành phố Kaunas lại là một thành phố tự do, được xem là một “Casablanca of the North” và cũng là đất hoạt động rần rộ của gián điệp và chốn dung thân an toàn cho người tỵ nạn Do Thái trốn khỏi cả hai Nga và Đức.

Nhưng sau đó mọi sự thay đổi khi Hồng quân Nga xâm lăng Lithuania ngày 15 tháng Sáu năm 1940, Người tỵ nạn Do Thái bắt đầu tìm đường trốn đi trong tuyệt vọng. Khởi đầu một vài cặp vợ chồng tìm tới Zwartendijk nhờ giúp, ông bằng lòng cấp cho họ một sổ thông hành mà không cần đòi chiếu khán du lịch tới đảo Curacao, cái đảo ở vùng biển Carribbean thuộc Hòa Lan. Và với chiếu khan đảo Curacao, người tỵ nạn Do Thái có thể thỉnh cầu Sugihara và đám cầm quyền đói tiền ngoại tệ cấp cho tờ giấy phép chuyển tiếp ra đi, từ đó cái tên “Ông Ra dô Philips” của Zwartendijk được truyền miệng khắp vùng.

      Mặc dù họ sống cách nhau không hơn 330 thước nhưng Zwartendijk và Sugihara chưa hề gặp nhau nhưng đã nói chuyện nhiều lần qua điện thoại, Sugihara thức giục anh bạn Hòa Lan chậm bớt lại việc cấp phát sổ thông hành, cả hai chấp nhận hiểm nguy, Sugihara phớt lờ lệnh cấp trên ở Tokyo, Zwartendijk sẽ đi vào tự sát nếu quân Đức khám phá ra ông đã trở lại quê nhà đang bị chiếm đóng. Họ cũng đối mặt với nguy cơ vì sự chú ý của công an Nga, khi để ý thấy số người sắp hàng dài trước văn phòng hảng Philips, nơi đang tạm làm tòa lãnh sự của Hòa Lan. Một buổi tối, một sĩ quan công an Nga tới, ra lệnh công an chận lề đường vào văn phòng ông ta, họ buộc tội Zwartendijk gây ra mất trật tự công cộng, đe dọa sẽ đóng cửa tòa lãnh sự ngay tức khắc. Zwartendijk bèn tặng tên sĩ quan cái máy cạo râu Philipshaver, kiểu mới nhất xài điện là công ty vừa đưa ra năm 1939, làm thử cho hắn xem, hắn khoái chí cho là kỳ diệu quá, nhận nó và để Zwartenddijk cứ tiếp tục việc đã làm.

    Khi Zwartendijk trở về Hòa Lan đã bị quân Đức chiếm đóng, tháng 9 năm 1940, với nhiệm vụ bí mật gì đó dĩ nhiên, sau chiến tranh kết thúc bao lâu, chuyện trận diệt chủng Halocaust đã được biết tới rộng rãi nhưng ông gặp nhiều rắc rối, bị bộ Ngoại giao Hòa Lan trừng phạt sau khi một tờ báo viết bài phóng sự về người bí mật có tên là “Angel of Curacao”, câu chuyện anh hùng của Zwartendijk từ đó đi vào quên lãng. 

 Năm 1976, những người làm khảo sát cho biết 95% số người tỵ nạn Do Thái nhờ sổ thông hành của Zwartendijk còn sống sau chiến tranh, tin này đến nhà ông một ngày sau đám tang. Với cô Liwer- Stuip, người viết trong 1,200 trang lịch sử gia đình, cả hai Zwartendijk và Sugahira đã đóng vai trò lớn cho việc cứu sống ông bà và dì mình, rất dễ dàng có được mọi chi tiết của Sugihara nhưng tìm những gì về Zwarendijk thật khó khăn và ít oi, đây là một sự không công bằng, làm cho cô rất đau lòng cứ tự hỏi mình, tại sao cũng một viêc làm là một người thì được nổi tiếng nói tới còn người kia vô danh, không ai biết. vị trí anh hùng này phải có hai người, cô nói với tờ Observer, ca ngợi một người và bỏ quên người kia, đối với cô, lịch sử đã thiếu một phần sự thật.

    Sugihara mất năm 1986, hai năm sau ngày ông được công nhận là “người anh hùng của những quốc gia”, một danh dự cao nhất dành cho người không phải là người Do Thái đã chịu hiểm nguy mọi thứ để cứu người Do Tháii, Zwartendijk được công nhận danh dự đó năm 1997. Tại Hòa Lan, danh dự này cuối cùng cũng được tuyên nhận năm 2018, theo lời tác giả Brokken viết trong sách, có lời xin lỗi chính thức với gia đình ông Zwartendij, miêu tả việc trừng phạt ông năm 1964 là một việc hoàn toàn không thích hợp, năm rồi bộ trưởng Ngoại giao Stef Blok, ca ngợi tình bạn tuyệt vời của Zwartendijk và Sugihara đã chấp nhận dấn thân vào hiểm nguy lo cho nhân loại. Sách của Brokken đã được dịch sang tiếng Anh, Ý và sẽ xuất bản bằng bảy ngôn ngữ khác, bao gồm Pháp, Tiệp Khắc và Nga.

    Riêng tại thành phố Kaunas đã dựng lên một bức tường tưởng nhớ Zwartendijk trước văn phòng công ty Philips, có treo từng cái 2,139 sổ thông hành mà ông cấp phát giữa những hàng cây, và những ngọn đèn chói sáng, đổi màu từ xanh nước biển, hồng nhạt và xanh lá rừng giữa màn đêm vừa xuống.

Thuyên Huy

👤👤👤👤👤👤👤👤👤

Mời Xem Trên YouTube 



1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...