Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

ANH EM GHẺ....(P.1 ) - Vương Văn Ký

 
Tôi với nó là hai anh em ghẻ! Nói "ghẻ"không phải là chúng tôi ở dơ, khiến ghẻ chóc đầy mình. 
Tôi là con mất mẹ từ lúc mớii biết bò, còn nó mất cha tù khi 3,4 tuổi. Mẹ tôi bị bịnh ban cua, không có thuốc trị, phải rước thầy pháp về cúng bái,trừ khử lũ ma ám quỷ nhập. Bà tử vong khi mới 27 cái xuân xanh với gia cảnh vô cùng nghèo túng lúc 
Thế chiến thứ 2 gần đến hồi kết thúc. Ba nó mất khi phong trào Việt Minh mới nổi lên với chính sách "giết lầm còn hơn thả lầm"! Nghe người lớn tuổi nói lại thì ổng hiền như cục bột nhưng có ai đó ghét, tố cáo là "việt gian" nên bị bắt dẫn đi mất tích luôn vào năm 1945, 1946 gì đó. Năm 1948, rỗ rách, rá rách ghép lại. Khi cha mẹ hai bên tái giá thì tôi , con riêng của cha, còn nó là con riêng của mẹ ráp lại thành "anh em ghẻ".
Mà anh em ghẻ sao được khi tôi và nó đồng tuổi Nhâm Ngọ ( 1942), tầm vóc như nhau, cùng trắng trẻo như "tây con". Tôi tên KÝ còn nó tên KEN, giống y như tiếng chuông của chiếc xe đạp rao hàng để bán cà rem; ký ken..ký ken..ký ken...Rồi hai đứa cùng đi học chung với một ông thầy giáo làng, cùng ăn cùng ngủ với nhau, cùng chơi đùa phá phách vơi nhau, cùng quí mến nhau nên từ "anh em ghẻ", bọn tôi biến thành "anh em ruột"hồi nào không biết,kiểu ruột thừa đó mà..
.Đến khi xin vô học trường "nhà nước", hai đứa phải có thế vì khai sanh. Để đỡ rắc rối giấy tờ, một đúa phải bỏ tên mẹ ruột, một thằng bỏ tên cha đẻ, để trở thành hai anh em sinh năm một; Vương Văn Ký, sinh năm 1943 và Vương Văn Ken sinh năm 1944. .Đó là chuyện của 9,10 năm sau chứ lúc bấy giờ, có ai rổi rảnh đâu mà lo việc đó. Nội việc chạy gạo, kiếm sống hàng ngày cũng đã ứ hơi rồi. Thời buổi loạn lạc giặc giả mà!
Ông bà lón tuổi thương nói: con mồ côi mẹ thì khờ khạo, mà mồ côi cha thì kháo khỉnh lanh lơi hơn. Ông bà nói đúng lắm. Nó khôn ngoan và lanh lọi hơn tôi nhiều. Có lần nó cắc cớ hỏi tôi:
- Ký nầy, tao dố mầy một ký sắt với một ký bông gòn, cái nào nặng hơn? Tôi trả lời chẳng cần suy nghĩ:- Một ký sắt năng hơn! Hai đứa tranh cải hoài nên phải đến nhờ người lớn phân xử tôi mới chịu thua. Một lần khác, hai đứa chơi cát, lấy cát đương xe bò đắp thành đồn bót. Không biết tranh giành gì đó khiến tôi giận, tát nó một bạt tay nhẹ. Nó bình tỉnh, lộ vẻ như không có gì xảy ra. Một lúc sau, nó ngó thẳng vào mặt tôi rồi nói lớn: -Ủa có con gì bò vào miệng mầy vậy? Đâu mầy hả miêng để tao xem coi! Tôi hết hồn, mở rộng miêng ra Nó nhanh như chớp, thảy một nắm cát cầm sẵn vào rồi đứng dậy chạy thẳng về nhà. Tôi vưa nhả cát ra khỏi miệng, vừa rượt nó để đập cho nó một trân trả thù. Về đến nhà thì tôi đâu dám đụng tới nó mà còn bị mắng về tội ăn hiếp anh em!. Hai đứa cùng xin lỗi với nhau cho huề cả làng. Lỗ tới xương! Chỉ còn biết lấy nước xúc miệng rửa mặt để sửa soạn ăn cơm.

 (Còn Tiếp.... )


 

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...