Thứ Tư, 26 tháng 1, 2022

Radio FM974 Úc Châu :Ukraine: Nga Sô Muốn Gì Ở Chúng Tôi – Câu Hỏi Của Bà Cụ Chín Mươi Tuổi

Vera Basova, đứng trước sân nhà, cầm tờ báo địa phương trên tay, hàng tít lớn trên trang đầu, xe tăng Nga sô đang kéo tới vùng biên giới phía đông Ukraine. Bà lắc đầu hỏi người láng giềng nhà bên “họ muốn gì ở chúng ta, tại sao lại đem xe tăng tới đây”. Bà cụ 90 tuổi này, lo sợ lại phải chui xuống hầm trốn đạn pháo như những ngày có cuộc chiến giữa quân đội Ukraine và quân ly khai theo Nga ở vùng đông Donbas, hiện tại đã kéo dài sang năm thứ tám và đã làm cho hơn 13 ngàn người chết.

    Bà Basova người làng Marinka, một cái thị trấn nhỏ còn quyền kiểm soát của chính quyền, chừng 23 cây số tây nam Donetsk, nơi là địa bàn của quân ly khai và 80 cây số tính từ biên giới Nga sô. Đôi vớ cũ dính trên cái hàng rào cây bên cạnh cây xê ri, vốn đã bị băng vải quấn chung quanh từ lúc chiếc xe nhà binh tông vào vẫn còn nằm đó từ ngày xảy ra chiến cuộc. Bải mìn, chất nổ, cọc sắt từng hàng dài thấy rõ mồn một, từ đường phố của bà Basova nơi mà gần như nhà nào cũng đầy dấu hư hại, gần đó cũng còn tiếng con nít chơi đùa ngoài vườn chơi cũng như tiếng chim hót pha lẫn tiếng súng vọng về từ xa, thỉnh thoảng dăm ba người lính Ukrainian hờ hững đi ngang qua trên đường.

    Khi ngoài mặt trận tạm yên và cuộc chiến dịu dần, thị trấn Marinka trở thành địa điểm còn tạm cho phép qua lại giữa quân chính quyền và quân ly khai tại vùng Donetsk. Tình trạng này như vậy kéo dài cho tới mùa Xuân năm 2020, khi cơn đại dịch Vũ Hán làm các trạm kiểm soát đóng chốt và từ đó gây chia cách nhiều gia đình, người bên này người bên kia. Bà Basova đứng đó, rồi bật khóc khi nói về nổi nhớ nhung con gái mình, đang sống ở Donetsk, hơn một năm rồi không thể về thăm bà. Svitlana Derkach, người láng giềng 50 tuổi cũng có cảm tưởng như vậy, cũng chưa thấy được đứa cháu nội mới sinh ở Donetsk, bà vừa nói vừa đưa cho người ta xem, con gấu bông mà bà đã làm cho nó. Mới đầu họ quen dần với không khí chiến tranh nhưng rồi cơn dịch Vũ Hán đã một lần nữa gieo sợ hãi không kém.

    Bà Derkach nhớ lại những lần bị máy bay dội bom trong nhũng năm 2017, 2018, đã làm cho con mèo của bà chết và cửa sổ nhà bể từng mảnh vụn. Bà cố không hoảng sợ về chuyện gì sẽ xảy ra, nếu quân Nga tung toàn bộ tràn vào xâm lăng Ukraine, nếu có xảy ra, bà sẽ trấn tỉnh mình bằng mọi giá để có thể an tâm sống còn. Cũng cùng lúc này, bà rải hạt giống trồng hoa và tính chuyện nướng  “paskas”, cai bánh truyền thống mùa Phục sinh của Chính Thống giáo vào tháng Năm với cái lò nướng mới mà tổ chức phi chánh phủ NGO của Pháp tặng cho. Dân làng hiện sống nhờ vào thực phẩm có được từ vườn tược họ trồng, mặc dù quân đội có khuyến cáo là, làm vườn xong trước xế trưa sẽ tránh được nguy hiểm bị bắn sẻ.


    Theo Alina Kosse, 62 tuổi, giám đốc một trung tâm nghệ thuật và huấn luyện địa phương, thì “đời sống hàng ngày ở đây kết thúc lúc trưa của ngày”, bà rất tiếc nhưng thực tế hơn về dịp may kinh tế phục hồi hay có ai đó tái đầu tư ở thị trấn Marinka này, nơ trước đây thường có dân số hơn 10 ngàn người nhưng gần phân nửa đã bỏ đi, đi tỵ nạn trong những năm 2014 -2015 hay bỏ đi tới thành phố khác sau đó. Trong số những người còn ở lại thì theo, Kosse, bà tin rằng, có nhiều người ủng hộ thân Nga sô vì họ có đủ tin tức từ truyền hình Nga và chính quyền Ukrainian không có khả năng ngăn chận các loại phát thanh, truyền hình này từ Donetsk, tiếng Nga là ngôn ngữ chính mà hầu hết người dân ở Marinka dùng mặc dù tiếng Ukrainian cũng còn nghe một số người già nói.

    Bà Kosse cho biết, nhà bà đã bị ai đó ném chất nổ vào vì bà luôn tay trợ giúp quân lính Ukrainian. Lúc khởi đầu cuộc chiến, người dân tình nguyện gom góp tặng vớ mới, quần lót cho những người lính Ukrainian thiếu thốn trang bị, giờ thì sự giúp đở bằng nhiều nguồn tài trợ khác như vũ khí và phi cơ không phi công, quân đội Ukrainian bây giờ khác với những năm 2014, nếu Nga sô dám tấn công nước bà, tin bà đi, Ukraine sẽ đánh bại Nga sô ngay.

    Trong sân của một căn nhà bỏ hoang ở Marinka, cách chỗ gần nhất của quân ly khai đóng chừng 400 thước, một người lính Ukrainian, có bí danh Kaba, tự tin là, quân anh sẽ có đủ khả năng kháng cự quân Nga sô, khi anh nói rằng, “nếu đồng minh của Ukraine đóng chặt không phận không cho máy bay Nga sô bay vào và ngăn chận tàu chiến Nga tấn công từ biển, quân Ukrainian có thể có đủ sức đánh nhau với Nga trên bộ”. Người lính bắn sẻ Ukrainian 48 tuổi này nói thêm, đơn vị của anh có các tay súng từ Gia Nả Đại và Hoa Kỳ bên cạnh, Họ cũng được huấn luyện viên người Anh chỉ dẫn nhưng nhìn nhận từ tháng Hai, nhóm anh đang phải chống trả một số lính bắn sẻ ly khai từ Donetsk, anh tin rằng nhóm này là quân Nga được huấn luyện kỹ càng và trang bị vũ khí tối tân.

    Kaba là người từ Kherson, một thành phố phía nam Ukraine và nơi xuất phát cuộc cách mạng Euromaidan năm 2014, đã truất phế tổng thống lúc bấy giờ, Viktor Yanukovych, sau đó thì Nga sô chiếm bán đảo Crimea và hậu thuẩn cho loạn quân thân Nga chiếm giữ vùng Donetsk và Luhansk.

   Tiệm làm bánh mì lâu đời ở Marinka bị đạn pháo phá sập năm 2014, một tiệm khác được nhóm thiện nguyện Tin Lành và vài thương gia lập năm 2016, sản xuất khoảng 1000 ổ các loại mỗi buổi sáng. Mục sư Roman Riazantsev, 38 tuổi, tổ chức phát miển phí hay bán giá thật rẽ cho giáo dân nhưng ông cũng cho biết, họ hết sức lo sợ. Cửa sổ nhà thường bị nứt bể vì đạn pháo kích và lo lắng phải chuẩn bị nữa nếu có dội bom hay pháo kích liên tục nhiều hơn. Nhưng theo lời ông, người ở đây cũng đã quen sống trong tình cảnh này rồi, họ âm thầm tái dựng lại mọi thứ cho những ngày tháng tiếp nối còn lại.

    Bà cụ Basova đã sống sót sau thế chiến thứ Hai và không bao giờ nghĩ mình sẽ chịu đựng một cuộc chiến khác ngay cả lâu dài hơn, cuộc chiến tới tận cùng cuộc đời bà. Khi nghe tiếng súng nổ hay tiếng đạn đại pháo, bà chỉ biết cầm thánh kinh lên để cảm thấy an tâm, bà lắc đầu thở dài “họ muốn gì ở chúng tôi, họ cần tiền không”, bà nhìn xa xa “tôi sẽ đưa hết cho họ, Nga sô, toàn số tiền hưu của tôi để họ chấm dứt bắn giết đi”.

Thuyên Huy

 

donesk Village 

 

Mời Xem  Úc Châu -FM974 -CM Blog :Bắc Hàn: Ba Đời Kim – Ba Đời Người Dân Bắc Hàn Khổ Nạn

1 nhận xét:

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...