Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2022

Úc Châu -FM974 -CM Blog :Bắc Hàn: Ba Đời Kim – Ba Đời Người Dân Bắc Hàn Khổ Nạn

Một thập niên nối ngôi cai trị của Kim Jong Un được đánh dấu bởi đại nạn đói, áp bức và sắt máu, không khác gì Bắc Hàn trong thời kỳ của cha và ông nội ông ta. Nếu tính theo mức thang con số người chết, thì trong mười năm đầu cầm quyền, Kim Jong Un chưa tương xứng với con số kỷ lục của ông nội Kim IL Sung hay cha mình Kim jon lL, hai tên bạo chúa cai trị bằng khủng bố, khiếp đảm ở Bắc Hàn trước Kim.

3 Generation of Kim Dynasty

    Hiện giờ con số người bị Kim Jong Un đích thân ra lệnh giết như chú ông ta năm 2013 và người anh khác mẹ năm 2017 thì gần đúng là vài trăm người. Nhưng một thập niên cai trị của ông ta, bắt đầu sau ngày cha ông chết 17 tháng 12 năm 2011, đã chứng minh là một thập niên sống trong thảm nạn tai ương của người dân dưới chế độ cộng sản Bắc Hàn. Cái quốc gia cô lập trở thành cô lập hơn nữa khi biên giới phía bắc với Trung cộng đóng kín trong thời gian cơn đại dịch Vũ Hán hoành hành, cắt đứt con đường trốn thoát cho những người dân tìm cách trốn chạy trong tuyệt vọng. Cùng lúc, thực phẩm thiếu hụt, không ổn định, có nghĩa là toàn cả một thế hệ trẻ con sẽ thiếu dinh dưỡng trầm trọng như bản tường trình của LHQ đưa ra.

    Con số chính xác, xác thực có bao nhiêu người đã chết, vì nạn đói và thiếu dinh dưỡng có liên hệ với các căn bệnh như tiêu thảy và lao phổi, dưới bàn tay của Kim Jong Un rất khó mà có được, nhưng như một học giả về lịch sử Triều tiên, ông ta tin rằng nhà độc tài trẻ, sẽ 38 tuổi tháng Giêng năm nay, đã có khả năng làm con số đó tăng lên hơn con số của ông và cha tiền nhiệm. Một thập niên quyền bính đầu của Kim cũng cho thấy một sự tiếp tục của áp bức, không chế chết người và những chính sách thất bại đã kềm kẹp người dân Bắc Hàn sống trong sợ hãi và đe dọa của nạn đói trong suốt bảy mươi năm qua.


Chiến tranh Triều tiên mà ông nội Kim Jong Un phát động bắt đầu năm 1950, chỉ hai năm sau ngày thành lập Bắc Hàn, đã làm cho hơn 4 triệu người chết, phần lớn là người dân Bắc Hàn bởi liên quân LHQ, là quân tới tham chiến bảo vệ Đại Hàn. Một khi cuộc chiến chiếm Đại Hàn bắng vũ lực của Kim Il Sung thất bại đưa tới thỏa ước ngưng bắn năm 1953, Kim Il Sung quay ra loại trừ các đảng viên thân Nga, thân Trung cộng, những ai dám chỉ trích ông ta, rồi tiếp tục thoải mái lùng giết hàng ngàn đảng viên đảng Công Nhân của Bắc Hàn vì không đồng ý với chính sách của Kim. Con của Kim Il Sung, Kim Jong Il, lên ngôi kế vị tháng 7 năm 1994, xảy ra một trận đói khủng khiếp đã chứng kiến tình trạng hơn 2 triệu người dân đói rồi chết vì đói. Thay vì xuất công quỷ lo mua thực phẩm cho dân thì Kim Jong Il, dùng tiền đổ vào việc trang bị cho quân đội, ngay cực điểm của nạn đói năm 1997, theo bộ ngoại giao Hoa Kỳ ước lượng, số tiền đó khoảng 6 tỷ Mỹ kim. Trong thời kỳ đen tối này, Kim đã xài hơn 1 tỷ mỗi năm cho các chương trình chế tạo họa tiển và 600 triệu nhập cảng hàng hóa xa xí phẩm.

Kim Jong Il cũng lấy từ công quỹ nhà nước đủ đẩ xây lăng mộ khoảng 800 triệu cho cha ông và một cái đã chôn cho ông vào tháng 12 năm 2011 sau khi bị đứng tim chết. Giả thử nếu Kim Jong Il xuất ra chừng 200 triệu mỗi năm trong số tài sản kếch xù của mình để mua gạo thóc, thực phẩm đem phân phát cho dân một cách công bằng thì không một người nào phải chết, thay vì vậy, theo Ủy ban theo dỏi nhân quyền của LHQ báo cáo, Kim Jong Il can tội vô nhân đạo khi biết rõ nguyên nhân của nạn đói kéo dài mà vẫn để cho dân chết. Ngay cả khi Kim ra lệnh đóng cửa biên giới với Trung cộng tháng Giêng năm 2020, Bắc Hàn đã nằm trong tình trạng thiếu hụt thực phẩm trầm trọng, theo LHQ ước lượng, khoảng 1, 36 triệu thước khối tấn năm 2018 và 2019, giải pháp của Kim là dựa vào viện trợ và, tháng 10, bảo người dân ăn ít hơn cho tới năm 2025. Đồng thời, trong suốt 10 năm vương quyền, Kim Jong Un đã chuyển khoảng một phần tư tổng sản lượng quốc gia cho quân đội sử dụng.
Dưới chế độ Kim Jong Un, con đường trốn đi khỏi nước tìm sống của người dân Bắc Hàn trở nên khó khăn và tuyệt vọng hơn. Trong những năm đói 1990, có rất nhiều người đã thoát qua bên biên giới Trung cộng tìm kiếm thực phẩm bất chấp cha của Kim Jong Un, Kim Jong Il ra lệnh đóng kín biên giới. Trong năm đầu của thời kỳ Kim Jong Un lên ngôi, con số người trốn thoát tới được Đại Hàn giảm hơn phân nửa so với những năm trước đó, khoảng 1500 và qua hai năm phong tỏa vừa qua, chuyện vượt biên đã khó hơn nhiều, năm 2021 chỉ có chừng dưới 100.

    Khi Kim Jong Un lên ngôi cai trị, giới quan sát và phân tích thời cuộc thế giới, năm 2011, tiên đoán thời kỳ này sẽ đánh dấu bằng, không có cải cách đổi mới hay chia sẻ quyền hành mà chỉ có áp bức không chế trong nước và khiêu khích đe dọa các quốc gia láng giềng. Và quả đứng vậy, mọi chuyện diễn ra đã chứng minh cho thấy, trong một thập niên qua, chỉ là sự tiếp tục chà đạp, khống chế nhân quyền như ông cha Kim đã làm và bước nhảy vọt tiến tới con đường tạo sức mạnh bằng hỏa tiển, vũ khí nguyên tử mà giòng họ triều đình Kim đã từng theo đuổi.

 

Kim Jong Il

    Bắc Hàn đã cho phóng hơn 130 hỏa tiển trong mười năm qua, trong đó có 3 hỏa tiển liên lục địa năm 2017, một trong 4 vụ thử nghiệm nguyên tử năm 2017 là cái mang bom hạch nhân. Các thứ vũ khí giết người này là cái mà Bắc Hàn dùng đe dọa thách thức cuộc chiến tranh nguyên tử với Hoa Kỳ trong khi Kim nhập nhằng với chuyện tìm kiếm hòa bình, vì vậy lên tiếng đòi hỏi Hoa Thịnh Đốn rút quân ra khỏi Đại Hàn và các thứ vũ khí chiến lược lắp đặt ở đó như em gái của Kim, Kim Yo Jong phát biểu vào tháng 8.

    Thật sự, cái ẩn ý của Kim Jong Un, tuy là ẩn ý nhưng ai cũng thấy rõ, là mục tiêu nhắm vào người bạn đồng minh, không có vũ khí nguyên tử Đại Hàn phía nam của Hoa Thịnh Đốn, Kim muốn đi tới cái gọi là “cuộc đại cách mạng Juche”, xâm chiếm miền Nam, thống nhất hai miền bán đảo Triều Tiên theo chữ nghĩa của Bình Nhưỡng.

    Cuộc chiến nguyên tử xảy ra, ngay cả cho là có giới hạn, vẫn có thể sẽ giết hàng triệu thường dân chết, con số mà Bắc Hàn đã có trong thời kỳ Kim Il Sung và Kim Jong Il cai trị. Cái khác biệt ở đây là, Kim Jong Un đã tạo nên một khả nắng kình chống căng thẳng ghê gớm hơn với thế giới bên ngoài bức màn sắt Bắc Hàn, bao gồm Hoa Kỳ.

Thuyên Huy

 

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...