Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

Cuối năm nói chuyện Tầm Phào: MAI MAI - ĐÀO ĐÀO. - Blao Bùi

 

Tôi biết đến hoa mai và hoa anh đào cũng trên bảy mươi năm rồi. Vì hai loài hoa này được dùng trong ngày tết nguyên đán, và cũng biết rỏ là vùng miền có loài hoa này là hoa mai ở vùng khi hậu nóng, ở cao độ thấp hơn 1000 mét so với nước biển, còn Anh đào ngày xa xưa ấy chỉ biết có ở Đà Lạt ở vùng khí hậu mát cao độ trên 1000 mét .
Hoa Mai và Anh Đào được dùng như phong tục, như nghi thức đón xuân của dân Việt từ lâu đời rồi Mãi đến thập niên 1980 chúng tôi vẫn xem Anh đào là hoa có ở vùng Đa Lạt cho nên tác giả Hoàng Nguyên có một bản nhạc “ Ai Lên Xứ Hoa Đào” và ngay cả sau này nhạc sĩ Phan Long cũng có bài hát mà giọng hát Hồng nhung đã hát “ từ thành phố hoa Mai nhớ thành phố Hoa Đào “
Thời đó, Mai và Anh đào vẫn được dùng cành chưng trong ngày tết chứ không dùng bụi, gốc như bây giờ.
Được biết hai loại này là cây bản địa của Việt Nam, như đã thấy môi trường sống khác nhau và họ thực vật cũng khác nhau, dáng vóc cây lá hoa cũng khác nhau…Người ta nói đến anh đào tại Đà Lạt là loài được trồng theo đương phố hoa nhỏ nhiều bông cho màu hồng đỏ, tên khoa học là Prunus cerasoides. Tại Đà lạt cùng họ anh đào, được trồng thành vườn dùng để hái trái mang tên Đào Lông do cây cho trái to và vỏ trái có lông mịn, loại này được cắt cành để chưng tết, có người gọi là Bích đào ?
Cũng tai Đa Lạt người ta còn trồng loài cây ăn quả cùng họ hàng Prunusoides ta còn có cây mận, Vào tết Nguyên đán cây mận Prunus domestia cũng cho hoa trắng, vẫn được dùng để cắm bình trong ngày tết.. Riêng cây Bích Đào được chuyển cành về Sài gòn để chưng tết.
Nhóm cây trên thời ấy quen gọi là anh đào, bích đào, hoa mận.
Hoa mai Ochna integerrima, ngày ấy cũng chỉ chưng bằng cành cắm bình với chủ yếu là hoa màu vàng (hoàng mai) ngoaì ra còn các màu trắng, xanh, hồng…
Cuối năm 2019 một lần ghé Di linh , trong một quán cà phê khi nghe tôi là tác giả cây Phượng Vàng tại trường Lê Lợi, nhóm bạn trẻ có hỏi tôi về tên cây MAI ANH ĐÀO, tôi hơi ngạc nhiên vì chưa nghe tên này, hỏi lại thì mới biết đó là cây anh đào được trồng từ lâu theo đường phố Đa Lạt .
Tôi nghĩ ngay đến cây anh đào ở Đà Lạt ra hoa dịp tết, cây mai cũng ra hoa ngày tết, nên người ta gọi cây anh đào này như Mai ? nên gọi Mai-anh-Đào? tôi cho rằng cảm tính, tùy tiện vì tên của 2 cây riêng biệt và đã có từ lâu đời.
Theo tôi, có thể người đặt tên mới này cho rằng HOA ANH ĐÀO chỉ có ở Nhật Bản ? vì Anh đào ở Nhật Bản hay Hàn Quốc nở hoa từ tháng 3 dương lịch trở đi , Chỉ nghĩ đến mùa nở hoa mà không rỏ về thổ ngơi, về ngay cà 2 giống hoa khác nhau ở Đà lạt là Prunus Cerasoides còn ở Nhật là Prunus serrulata. Cho rằng cây anh đào ra hoa như mai vào ngày tết nên gọi Mai-Anh-Đào ?
Thực sự , một trăm năm qua ngay chính người Đà lạt và quanh vùng đã gọi Mai và Anh Đào là hai tên rạch ròi khác nhau, vì là 2 họ thực vật, hình dáng hoa và tàng nhánh cây cũng khác nhau: Hoa Mai thuộc họ Ochnaceae còn Anh Đào thuộc họ hoa hồng Rosaceae .
Trong sách Cây Cỏ Việt Nam của GS Phạm Hoàng Hộ đà nói chính danh của 2 cây này nó là Anh Đào và Mai rồi.
Mới dây, cây anh đào ở Đà lạt lại có tên “ MAI ANH ĐÀO ĐÀ LẠT” vì chính trong tự điển Wikipedia có viết , Xin Trích
***
Theo các nhà chuyên môn, Đà Lạt hiện có nhiều giống Mai Anh đào; trong đó, đặc trưng nhất vẫn là “Mai Anh đào Đà Lạt”. Mai Anh đào Đà Lạt (Prunus Cerasoides) có thân thuộc giống mận mơ (chi Prunus) nhưng hoa thì lại thuộc hoa đơn năm cánh giống hoa mơ nhật bản (hoa mai). Có lẽ vì điều đó nên loài hoa “vừa là hoa đào lại vừa mai” nhưng gọi tên mai đào thì khó đọc nên người Đà Lạt đã gọi tên là mai anh đào cho dễ gọi tên một cách chính xác là “Mai Anh đào Đà Lạt” hay hoa ''Anh Đào''.
Nhiều nhà khoa học từ trước đến nay trong các nghiên cứu của mình vẫn nghiêng về xu hướng khẳng định Mai Anh đào Đà Lạt là loài cây bản địa; hơn thế, nó còn là loài cây bản địa của riêng Đà Lạt (ngược lại với xu hướng cho rằng Mai Anh đào Đà Lạt là loài cây di thực từ nước ngoài về), tuy nhiên điều này còn gây tranh luận.[2]
Trong nghiên cứu của ông Nguyễn Thái Hai, một Việt kiều gốc người Đà Lạt, cho biết: Cha của ông (ông Nguyễn Thái Hiến), là người gốc Nghệ An, chuyển vào sống ở Đà Lạt năm 1927. Ông Nguyễn Thái Hiến từng là Giám thị lục lộ, và là người được chính quyền cũ giao nhiệm vụ trồng cây cảnh trong các khuôn viên, dinh thự… Trong khi làm nhiệm vụ trồng hoa, ông Hiến đã phát hiện tại một khu rừng gần ấp Tân Lạc có những cây hoa vừa giống hoa mai và vừa giống hoa đào nên đã đề nghị với chính quyền cho phép ông mang giống hoa này về trồng dọc theo các đường phố trung tâm.[3] Nhưng thực tế đây là loài có nguồn gốc từ dãy núi Himalaya và núi ở Nhật Bản được chim ăn mang theo hạt nên phát triển thành cây mọc tự nhiên ở Đà Lạt
 
Qua bài viết có nêu những vấn đè :
1- Xuất phát từ hoa vừa giống hoa Mai vừa giống Anh Đào cơ sở nào ? đặt tên là Mai Đào? Mai Anh Đào Đà Lạt và Anh Đào ?
2- Các nhà Khoa học là ai ? không thể nói một cách bâng quơ như thế, chung chung như mượn cớ.
3- Cuối cùng dựa vào chuyện của một Việt Kiều kể lại về người cha mình là Cai Lục lộ ( coi làm đường ) lại được chính quyền cũ giao nhiệm vụ trồng hoa? Chính quyền nào? Thời nào Pháp hay Việt ? Trồng ở khuôn viên nào ? Dinh thự nào ? từ đó xem như cơ sở chính để đặt tên Mai-Anh-Đào. Về thuật ngữ thì cây hoa Anh Đào là chủ thể còn hoa Mai là phụ, lẽ ra thì phải dùng ANH-ĐÀO-MAI mới phải
4 -Phần cuối có nói đến xuất xứ ở dãy Himalaya và Nhật Bản “ được chim ăn mang theo hạt nên phát triển thành cây mọc tự nhiên ở Đà Lạt”đây là dẩn giải thô thiển .vì theo qui ước một cây được nhà khoa học tìm thấy đầu tiên thì công bố, sau đó được một tổ chức quốc tế công nhận. Như vậy cây anh đào này trước đó nhà thực vật học David Don đã tìm thấy ở Himalaya rồi. không phải do chim ăn đem hạt về. Thử hỏi loài chim nào từ Himalaya bay về đến Đa Lạt ?
5- Tôi khá ngạc nhiên khi người viết không nói gì về một tài liệu trích dẫn nào, về cây cối VN.
Đầu năm 2021 một quyển sach nói về cây hoa cũng dùng cây anh đào Prunus cerasoides trồng từ lâu ở đà lạt là MAI ANH ĐAO trong phần tham khảo sách tiếng Việt, đều dùng các sách xuất bản sau năm 2000 trong đó có 2 quyển của Gs Phạm Hoàng Hộ. năm 1972 và 1999.
Trong lúc bộ sách Cây Cỏ Việt Nam của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ cũng đã giới thiệu 2 loài cây Mai và Anh Đào.
Riêng cây Anh Đào tên khoa học Prunus cerasoides D.Don“ Trích : mọc ở độ cao 1000 – 1800 met từ Cao Lạng đến Hà nam Ninh, Trông nhiều ở Đà lạt” (Quyển 1 trang 804)
Như vậy nếu có tên Mai Anh Đào hay Mai Anh Đào Đà Lạt thì phải có tên trong sách vì sách xuất bản đầu thập niên 1960 ( Cây Cỏ Miền Nam VN) và nhà xuât bản Trẻ in lại 1999.(Cây Cỏ Việt Nam)
Thiết nghĩ tên của hoa đã có từ lâu, có một giá trị nhất định trong văn hóa dân Việt, đã lưu dấu nhiều trên sách báo văn thơ, ca nhạc… vật mà tự nhiên thay đổi không hiểu vì lý do gì ? mục đích gì ?
Cũng xin có một lời bàn cho vui, cho nó hòa cả làng “ giống như trên, thấy hoa Mai Bình Định giống hoa Anh Đào,dựa vào nguyên tắc đặt tên như ở Đà Lạt thì ta có tên là Anh-Đào-Mai Bình-Định phải không ?
 

 
Bùi Tho 2020

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...