Tại thị trấn Zaranji, trên phần đất của A Phú Hản, sát biên giới Ba Tư, nhiều thanh niên, từng nhóm hai ba người, chen nhau lên mấy chiếc xe vận tải nhỏ, từng cái một cách nhau đều đặn, chở họ đi tơi gần biên giới, vượt qua đất Ba Tư. Đưa người lậu là một trong nhiều yếu tố chính đã đóng góp cho nền kinh tế A Phú Hản, và cái khác là bạch phiến, thuốc phiện.
Chừng 900 cây số đến phía tây thị trấn Zaranji, tại một con đường mòn hẹp hoang vắng, len giữa ngọn núi lạnh buốt, một nhóm người đàn ông, quảy túi xách lớn trên lưng, âm thầm, lặng lẽ đi về hướng Tabai, trước khi bắt đầu chuyến vượt biên giới vào vùng “bô lạc an toàn” bên đất Tây Hồi. Trong túi xách họ giấu đầy các bao đựng bạch phiến nhỏ, đem bán tại các chợ ở Peshawar và Karachi, và cuối cùng số thuốc này sẽ có mặt trên đường phố Anh quốc. Mức độ buôn bán ma túy và đưa người lậu đang tăng lên hết sức quan trọng khi các lãnh vực khác của nền kinh tế bị sút giảm và suy sụp sâu rộng hơn. Cả hai hình thức làm ăn bất hợp pháp, liên hệ tới hệ thống tiếp liệu vận chuyển phức tạp, hạ tầng cơ sở và mạng lưới cung ứng nhu cầu thiếu xót, gãy đổ đã làm cho làn sóng người dân tham gia vào việc sản xuất cũng như buôn bán ma túy bất hợp pháp lên cao từ khi quân Taliban lên nắm quyền.
Tại Zaranji, trước khi chế độ thay đổi, người dân cho biết trong những năm 2014 – 2015, là cực điểm của việc đưa lậu người vượt biên giới, khi thị trường lao động thiếu hụt và nền kinh tế trên đà đi xuống vì mức độ quân đội quốc tế giảm dần, hiện giờ thì, việc này lại “đua nở” trở lại nữa và vì thế giá cả cũng tăng theo. Theo bản tường trình của hội đồng Tỵ nạn Đan Mạch, ngay cả khi xảy ra vụ khủng hoảng, người A Phú Hản phải trả số tiền trung bình 1,710 Mỹ kim để được đưa lậu từ A Phú Hản tới Thổ Nhĩ kỳ và ước lượng con số người vượt biên giới đã tăng lên gấp đôi trong những tuần lễ gần đây.
Trước khi Taliban chiếm lại quyền hành, có khoảng 400 xe vận tải chở người di dân lậu xuyên qua Tây Hồi tới Ba Tư mỗi ngày, con số này tăng lên 1,200 trong tháng 9, tháng 10 và hiện giờ giảm xuống còn chừng 600 chiếc. Tiền lệ phí đi theo con đường dài hơn, tốt hơn Mashkel ngang qua Tây Hồi tăng lên gấp 4 tới 6 lần trong khoảng thời gian này, vì cửa biên giới chính thức qua Ba Tư đã đóng lại, không cho hầu hết người xin di dân vào.
Ảnh hưởng của việc xản xuất và buôn bán thuốc phiện, bạch phiến cũng đã tăng nhanh chóng không kém, khi quân Taliban trở lại nắm quyền, giá bạch phiến tăng một cách đáng kể, tại Nangarhar, thuốc phiện phơi khô tăng từ PKR 20,000 (112 Mỹ kim) lên PKR 33,000 (185 Mỹ kim) mỗi một xấp, tương đương 1,25 kí lô. Tại Nimzor, giá tăng từ PKR 10,000 lên PKR 28,000 một kí. Giá cả hiện có vẻ ổn định, một số sạp bán thuốc phiện tại các khu chợ, nơi trước đây do chính quyền cũ kiểm soát đã bắt đầu ồn ào buôn bán trở lại. Luật thuế mới áp dụng cho việc buôn bán thuốc phiện của Taliban đang được thi hành triệt để, tại khu Durbaba ở Nangarhar, mức thuế là PKR 1,000 một xấp thuốc phiện, PKR 500 một kí lô cần sa và PKR 2,000 một kí lô bạch phiến.
Đối mặt với áp lực và tình trạng suy sụp kinh tế và bất ổn của đời sống cả nước, Taliban xem ra không chắc sẽ làm gí để chặn đứng tình trạng thu nhập từ thị trường thuốc phiện ma túy, chỉ có ngoại lệ nhỏ là, thường truy dẹp đám người nghiện ngập xì ke ma túy ở thủ đô Kabul, vậy thôi. Chưa có dấu hiệu gì cho thấy Taliban sẽ nhắm vào các phần khác của việc buôn bán ma túy như trồng trọt, chế biến, bày bán và đưa người lậu vượt biên giới. Không giống như nhóm khủng bố ISIS – K (Islamic State Khorosan), trồng trọt, đưa người lậu không phải là chuyện đáng lo của Taliban, nhưng chắc chắn nó là một món dùng để mặc cả trả giá trong sự thương thuyết với Tây phương về việc công nhận và viện trợ tài chính cho họ.
Cùng lúc này, những người đang làm ăn trong lãnh vực này đang sửa soạn dự trữ số lượng hàng trong trường hợp Taliban thay đổi chính sách mà họ đang có. Tuy nhiên, tình trạng kinh tế bất ổn, nghèo đói lan tràn cả nước, không có giải pháp nào đạt được chuyện làm sút giảm việc trồng trọt thuốc phiện. Hàng tỷ Mỹ kim đã bỏ ra từ các tổ chức quốc tế để ngăn chận việc trồng trọt và sản xuất bạch phiến thuốc phiện trong vòng 20 năm qua đã thất bại, không làm gì được và Taliban cũng không có ngân quỹ hay tỏ ý làm chuyện này như người ta muốn.
Hầu hết việc buôn bán, sản xuất ma túy các loại bất hợp pháp và đưa người lậu đều xảy ra tại các vùng cận biên giới, đã tạo ra một mạng lưới liên kết chặt chẽ và quan hệ đáng kể với cộng đồng người chung quanh nó, đã thấm nhập vào một A Phú Hản hiện tại vốn kéo dài hơn suốt bốn thập niên chiến tranh. Sự cắt giảm viện trợ tài chính thình lình của phương Tây đã tác động một cách bi thảm lên kinh tế và chính trị A Phú Hản và xã hội cũng chịu ảnh hưởng theo, vì nước này gần như sống còn tùy thuộc vào sự hỗ trợ tiền bạc từ ngoại quốc, trợ giúp kỹ thuật và khả năng duy trì quân sự. Trong bối cảnh hiện tại, chế độ Taliban sẽ phải chật vật, khó khăn trong việc duy trì các dịch vụ công cộng bao gồm y tế công căn bản và giáo dục học đường.
Sự sống còn có thể được tại các vùng nông thôn dọc theo biên giới của A Phú Hản hiện đã bị giới hạn không ít, vì số lượng nông trại giãm sút và số người không có đất canh tác tăng vọt quá cao, cũng như tình trạng hạn hán lập đi lập lại bởi khí hậu thay đổi. Do đó, việc đưa người vượt biên lậu và buôn bán ma túy tự nhiên tăng vọt đua nở, hai thành tố của cái gọi là “kinh tế vùng cận biên” có thể được hiểu là cứu cánh cho bối cảnh bất ổn của A Phú Hản hiện tại. Trong khi nền kinh tế chính thức của quốc gia bị ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng hệ thống ngân hàng, người dân sống bằng nghề đưa người lậu và buôn bán ma túy vẫn tiếp tục đi lên, qua giao dịch “halwaldars”, một mạng lưới hoán đổi tiền bạc bất hợp pháp.
Không may thay, cho tới hiện nay, câu trả lời của quốc tế về số phận của A Phú Hản dưới chế độ Taliban vẫn dậm chân tại chỗ, không mấy nước nào tỏ ý thích thú, tất cả vẫn theo thế “chờ và xem” từ các chính quyền tây phương, không sốt sắng mấy chuyện bang giao với Taliban. Tuy nhiên một số viện trợ nhân đạo và phát triển giới hạn hiện đang được gởi tới trợ giúp tạm thời nhưng nhỏ giọt không hơn không kém.
Thuyên Huy
Xe tăng T-90S của Nga. Ảnh: TASS
Mời Xem : Radio FM974 Úc Châu :Ukraine: Nga Sô Muốn Gì Ở Chúng Tôi – Câu Hỏi Của Bà Cụ Chín Mươi Tuổi
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa