Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

TỜ GIẤY KHAI SINH CỦA TÔI - Phạm Hòa

 GIẤY KHAI SINH CỦA TÔI.☺☺☺☺☺☺☺

Ngày 1 tháng 1 năm 2022, rất nhiều bạn bè trên FB tặng hoa và chúc mừng sinh nhật tôi,thật ra ngày nầy là sinh nhật 'ảo'.

Lúc đó.vì mới biết FB,lóng ngóng trong kê khai ngày sinh nên tối bấm đại cho qua chớ nếu tôi sinh vào năm 1950,vào SPSG khóa 2 1963 tôi mới có 13 tuổi sao...?

Vụ nầy làm tôi nhớ lại tờ giấy khai sinh xưa

Vào thời của tôi,lớp tuổi sinh từ 1940 đến 1948,phần nhiều ít được làm giấy khai sinh trừ những gia dình  ở chợ,có người nhà  làm 'chức việc'
..Ở quê,.thời đó còn loạn lạc,nhiều gia đình phải chạy từ chỗ nầy qua chỗ khác nên trẻ con sinh ra chỉ nhờ sự mát tay của bà mụ vườn.Tên con trai thường là Đực lớn,Đực nhỏ, Cu, Tèo, Tí,Hai, Ba..Con gái thường là Bé,Gái..nếu có đứa em thì con chị thành gái lớn...

Năm 1949-50,gia đình tôi gồm bà nội,ông Năm (tôi sẽ viết 1 bài về người ông nầy sau),má tôi và tôi về cư trú tại nội ô Tòa thánh Tây Ninh và theo đạo Cao Đài. 
Chính tại. nơi nầy tôi đã gặp những con người  rất  nghèo  tiền bạc nhưng thừa lòng nhân ái.
Trở lai chuyện tấm giấy khai sinh . Bắt đầu lớp 1 (hồi đó gọi là lớp đồng ấu), tôi học ở 1 ngôi trường nền đất,vách lá, 3 phòng cất trên 1 cái  bàu đầy cây cà na,do đó trường có tên gọi là trường Bàu Cà na
Học trò ở đó không phân biệt độ tuổi,vì chiến tranh nên nhiều đứa lớn đaị  đứng cao gần bằng thầy mà không biết chữ nào nên vào lớp vỡ lòng,học chung với mấy đứa bé con,mới đến trường lần đầu.  Xin đi học cũng hết sức đơn giản, cha mẹ hay có người lớn dẫn đến xin với thầy và học
 Về tên họ thì ,," tùy nghi khai báo" , Thầy không bao giờ hỏi  giấy tờ  gì, cứ theo lời khai bằng miệng .Tôi là đứa bé nhất nên thầy đặt tên là Bé trắng,phân biệt với chị kia cũng khai tên Bé,nhà ở xóm Tà-Mun * da đen,cao lớn là Bé đen
Cứ như vậy mà thầy dạy và trò học, bắt đâu là A,B,C,  Học trò 
không có đóng tiền trường,nghe đâu  mỗi tháng thầy  được lãnh gạo từ trong Đạo.
Tôi qua được   lớp dự bị,bỏ lớp sơ đẳng (lớp 3 bây giờ) và nhảy lên học trung đẳng (lớp 4) tại Đạo Đức hoc đường, rồi cao đẳng (lớp 5) tại trường Lê văn Trung,cuối năm sẽ thi Tiểu học. 
Mây năm sau có đóng hoc phí nhưng rất ít
Đó là năm 1954.Miền Nam có chính quyên đầu tiên do ông Ngô Đình Diệm làm tổng thống,...
Bấy  giờ  tại nhiều tỉnh thành,những trường trung học công lập được xây dựng mới,phòng ốc khang trang,lót gạch sạch sẽ..và nhất là học trường công không phải đóng tiền, nếu học giỏi còn có học bổng....mà muốn học lên nữa phải có giấy khai sinh,

 Lúc  tôi được  sinh ra,tại nhà thương KongpongChàm (Kampuchia), không  làm giấy khai sinh   nhưng theo lời má tôi  thì  ba tôi và mấy người bạn nói bây giờ VN độc lập rồi ,có nhà nước VNDCCH nên không cần giấy tờ gì của Tây....? .

 Nhưng sau khi tôi ra đời được hơn tháng là bắt đầu chiến dịch "cáp duồng". Mấy người bản xứ ,khích động,giết,cướp bóc ...những gia đình người Việt ở K, gia đình tôi buộc phải bồng bế nhau về cư ngụ tai Tây Ninh, rồi sau khi ba tôi mất tích,cả nhà vào vùng Cao Đài sinh sống.
Mấy người quen tới may  vá quần áo tại  nhà tôi (lúc đó má tôi làm thợ may) nói mấy người Bắc di cư làm gì còn giấy khai sinh nên  tại Tòa Án Tây Ninh   tổ chức những buổi kê khai làm giấy khai sinh chung,ai không có cứ việc ra gặp thơ ký luc sự   tòa án,,,,và làm giấy khai sinh không tốn tiền..Họ  còn  chỉ giúp má tôi đến chỗ làm giấy tờ như những bà con di cư nữa.

Buổi làm giấy khai sinh cũng vui. 
Một buổi sáng,má  dẫn  tôi đến 1 phòng  trong tòa án Tây ninh sau khi dặn dò kỷ lưỡng hể khi nghe kêu tên là phải dạ..... Rồi cha mẹ  ra ngoaì cửa chờ,
 
Một đám con nít trai có ,gái có đứng thành hàng ngang trước mặt ông thơ ký,ông bắt đầu kêu tên 1 đứa ,tôi  không nhớ rõ là gì hình như là Nguyễn Ngọc Hải gì đó,không đứa nào lên tiếng nên ông bỏ lá đơn đó chuyển qua tên khác,Chúng tôi đứng im trước măt ông và chỉ nói dạ khi nghe tên mình.
 Cuối cùng còn  lại 3 tên  không  nói  dạ đang   đứng ngơ ngác,muốn bật khóc,ông thơ ký hỏi  1 tên : vậy con tên  gì ? : Dạ  Tèo em .
Trời đất,phải ra  kêu cha mẹ nó tụi nó, đang lúm xúm phía  ngoaì gần cửa  ra mà hỏi,rốt cuộc rồi cũng qua và  tuần sau đó tôi có được giấy '' thế vì khai sinh ''để  nộp đơn  thi  vào trường Trung Học Công Lập Tây Ninh .
Giấy khai sinh của tôi ghi ngày sinh là 28/8/1944.
Sau nầy,tôi có dịp tìm chồng sách  của  ba tôi thấy có kẹp 1 tờ lịch cũ,rất tiếc là nó đã bị mất không lưu được đến ngày nay.
Mẹ tôi nói đó là ngày sinh chính xác của tôi : 30/8/1945,nhằm ngày 23/7/Ất Dậu .
Về năm sinh thì có 1 trục trặc, tôi đứng trong  nhóm sau cùng làm giấy khai sinh nên ông thơ ký lúc đó,có lẽ muốn mau nghỉ( gần trưa).. nên ghi đại vào mà không kịp hỏi han gì ,không coi đến giấy kê khai....
Về tên,sau nầy đọc rành chữ,tôi đã đọc nhật ký của ba tôi và biết tên ba tôi đặt là Phạm  Kong Hoa- không có chữ thị- Đó là lấy từ chữ VN Dân chũ Cộng Hòa là tên nhà nước Việt Nam đầu tiên .,má tôi nói mấy chữ đó,viết khó ,rắc rối...nên ông viết đơn đặt đại là Phạm thị Hòa cho nhanh.
.
.....Tôi ghi lại  này  trong lòng rất vui và cũng thầm cám ơn những người ngày xưa đã giúp  bọn trẻ con chúng tôi làm được  giấy khai sinh, vì bổn phận,không vì tư lợi mà hạch sách người dân ..nhờ vậy  tôi được đi học..
Cám ơn những  Thầy Cô ở những năm học đầu đời đã  hết  lòng  giảng dạy.với tất cả lương tâm và đạo đức ,không để  mồi vật chất  xen vào trong cách đối xử với học sinh.. 

Bài nầy như là một cách  để giúp con cháu hiểu một phần về NGÀY XƯA ẤY.
 PH

1 tờ giấy Khai sinh trước 1975  trên mạng




2 nhận xét:

  1. Nhân đọc bài này của cô Hoà, tôi mạn phép chia sẻ về việc khai sinh.
    Trước năm 1975, chiến tranh làm cho việc quản lý hồ sơ cá nhân gặp nhiều khó khăn. Có người không có hồ sơ khai sinh, có người mát hồ sơ khai sinh vì nơi lưu hồ sơ đã bị bom đạn thiêu thành tro bụi. Cũng chính vì vậy, sau năm 1975, không ít người đã đi cải chính ngày sinh của mình.
    Trớ trêu thay, nhiều người không biết vô tình hay hữu ý, đã chọn đúng lúc mình sắp về hưu để đi cải chính khai sinh, thành ra kéo dài thêm vài năm để tiếp tục được ngồi ghế cao, cái ghế mà họ đã mất nhiều công sức (có thể bao gồm cả thủ đoạn) để được ngồi vào đó.
    Cũng trớ trêu thay, có nhiều người vì không biết ngày sinh đích thực của mình, đã gặp khổ sở khi làm hồ sơ cá nhân để được lãnh ít tiền trước khi nghỉ hưu.
    Tôi tự vấn, nếu cõi âm mà có thủ tục xác minh ngày sinh thật của người trần thì sao nhỉ?

    Trả lờiXóa
  2. Kỷ niệm của ngày xưa rất ý nghĩa

    Trả lờiXóa

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...