Thứ Ba, 9 tháng 1, 2024

Đểu Cáng trên con đường cái quan

Trên đường Cái quan. Cây cầu giữa Tuy Hòa và Đèo Cả, ảnh chụp năm 1898.

Xưa, đường đi khó khăn, muốn đi từ tỉnh nọ đến tỉnh kia thường mất rất nhiều ngày, người ta thường chọn đi theo đường sông, hoặc đường biển, nếu đi theo đường bộ, những người giàu có hay thuê những phu khiêng kiệu, gọi là Cáng , có nhiều đồ đạc, thì thuê thêm người gánh, gọi là Đểu.

Đểu và Cáng thường hoạt động ở những vùng cố định, họ vận chuyển đồ đạc, khiêng võng, kiệu đến một dịch trạm [trạm dừng nghỉ trên đường cái quan] rồi dừng ở đó, khách sẽ thanh toán tiền công.

Hệ thống chữ Nôm đã ghi nhận từ “đểu” với 2 cách viết: 搗, 𢞬 và “cáng” (cũng 2 cách viết: 綱, 杭). “Đểu” có nghĩa là người gánh thuê, còn “cáng” là người khiêng cáng hoặc cái cáng (loại võng có mui che, mắc vào 2 đòn do 2 người khiêng hai bên).

Ngày xưa, từ “đểu cáng” dùng để chỉ những người phu khiêng. Có quan điểm cho rằng do phần lớn những người phu khiêng (đểu và cáng) ít học, thường giành khách, ăn chia không đều, dẫn đến tình trạng đánh nhau, chửi nhau, thậm chí lừa nhau, để rồi “ngày nay dùng để gọi bọn vô lại”

Theo fb Ngày Xưa

Từ Cảnh chuyển

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận : NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2) (Đỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :            NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2)                                                                      ...