Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2024

Món ăn Thái, Koi pla, nguy hiểm chết người - Cần phải biết.

Các món ăn Thái Lan lâu nay phổ biến và được yêu thích trên khắp thế giới nhờ hương vị và đặc tính dân tộc, từ Salad đu đủ đến Cà ri xanh kiểu Thái. Tuy nhiên, giới khoa học cảnh báo gần đây, về một món ăn có thể bạn chưa từng nghe đến – nhưng lại rất phổ biến ở Thái – lại nguy hiểm đến mức chỉ cần cắn một miếng cũng có thể dẫn đến ung thư gan.

 

Các báo cáo cho thấy 20.000 người ở Thái Lan chết mỗi năm vì ăn món ăn phổ biến này. Mặc dù vậy, không có cảnh báo nào cho các du khách tới Thái trong việc thưởng thức các món ăn. Hơn nữa, gần đây trong thực đơn của các nhà hàng Thái ở Châu Âu và Mỹ, cũng bắt đầu thấy xuất hiện tên món ăn này.

 

Món này có tên là Koi pla, được làm từ cá sống băm nhỏ, trộn với nước cốt chanh, rau thơm và gia vị. Mặc dù hàng triệu người Thái chọn ăn Koi pla thường xuyên, nhưng vấn đề là loại cá nào được dùng cho món này.

 

Món ăn này được nói là khởi đi và phổ biến từ Isaan, một trong những tỉnh nghèo nhất của Thái, cũng là nơi có số ca mắc bệnh ung thư cao nhất vì món ăn này. Điều tra cho biết, người dân địa phương lấy cá từ một vùng nước ở khu vực sông Mê Kông, nơi có nhiều giun dẹp ký sinh – hoặc sán sống – được các loại cá ở đây dùng làm thức ăn.

 

Những con giun dẹp này gây bệnh ung thư ống mật (Cholangiocarcinoma), và đó là lý do tại sao vùng Isaan có số ca ung thư đường mật nhiều nhất được tìm Bác sĩ Narong Khuntikeo, người lên tiếng trên truyền thông Thái, đang đấu tranh chống lại việc phổ biến món ăn này sau khi cả cha mẹ ông đều qua đời vì ung thư gan, vì món Koi pla.

 

Bác sĩ Narong, với chuyên khoa là phẫu thuật gan nói với AP rằng: “Đây là một thiệt hại rất lớn. Nhưng không ai lên tiếng để cảnh báo về điều này. Những người mắc bệnh chết một cách lặng lẽ, như những chiếc lá rơi khỏi cây”.

Bác sĩ Narong, đã hợp tác nhiều nhà khoa học, bác sĩ và nhà nhân chủng học, trong bốn năm thử nghiệm về loại giun dẹp này với dân làng ở vùng Isaan. Bằng máy siêu âm và bộ dụng cụ xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ phát hiện ra rằng có tới 80% cư dân ở một số cộng đồng được phát hiện đã ăn phải loại ký sinh trùng chết người này.

Trong khi bác sĩ Narong đang cố gắng truyền bá thông tin và cảnh báo về món cá Koi pla – cùng với việc các quan chức y tế địa phương giới thiệu một chương trình giảng dạy ở trường nhằm dạy trẻ em về những rủi ro của thực phẩm tươi sống – ông cho biết đang phải đối mặt với các vấn đề với thế hệ cũ.

Nhiều dân làng nghe xong các tác hại, cười và nói: ‘Ồ, có nhiều cách để chết’, các chuyên gia y tế kể. Một nông dân ở tỉnh Khon Kaen, Boonliang Konghakot, tự cho là ông ta không có vấn đề gì với việc này và nói: ‘Tôi từng đến đây và chỉ bắt cá trong ao… Cá sống rất dễ ăn’.

 

Thanin Wongseeda, một người dân làng khác đang được sàng lọc trong khuôn khổ sáng kiến nghiên cứu của bác sĩ Narong, thú nhận: “Tôi chưa bao giờ được kiểm tra trước đây, vì vậy tôi nghĩ có lẽ tôi đang mắc bệnh này vì tôi đã ăn (Koi pla) từ khi còn nhỏ”.

 

Nhưng một vấn nạn khác mà các bác sĩ như Narong đối đầu còn khó hơn khoa học: người dân, giới làm du lịch và những tổ chức bảo vệ giá trị truyền thống không đồng ý lên tiếng rầm rộ về sự nguy hại của món ăn này. Thái là một đất nước nổi tiếng và vẫn tự hào về những món ăn địa phương, công thức nấu ăn của họ được truyền qua nhiều thế hệ. Dù việc giới thiệu an toàn có tính khoa học được đưa ra nhưng các thế hệ lớn tuổi với ngôn luận mang tính quyết định trong gia đình, lại rất khó thuyết phục họ và gia đình từ bỏ. 

 

Nhưng điều quan trọng hơn, trong thế giới đang vận dụng các “giá trị truyền thống” để thu hút du lịch và quảng bá văn hoá, món Koi pla đang ngày càng lan rộng, thậm chí với lời giới thiệu đáng sợ là nguồn cá được nhập chính từ vùng Issan, như một sự hãnh diện về nguồn ẩm thực gốc.

Hãy ghi nhớ cái tên món ăn này, và cân nhắc chọn lựa khi đến nhà hàng Thái, vì rất có thể bạn sẽ bắt gặp tên của món ăn đó trong thực đơn của nhà hàng, hôm nay. 

 

Nguồn : saigonnhonews.com. 

 

Từ Cảnh chuyển

1 nhận xét:

NGẪM CHUYỆN ĐỜI - Thơ LAN và Bài Họa Của Các Thi Hửu

NGẪM CHUYỆN ĐỜI. Sáu chục xuân qua, ngẫm lại đời Ngọt bùi, cay đắng.... số mà thôi! Nhà nghèo, cảnh khó nào đâu muốn Phận hẩm, phần hiu vẫn ...