Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Bi vọp bẻ - Bài st từ mạng

Nhiều người bị chứng vọp bẻ ở chân mà mất ngủ, mệt mỏi. Nhiều đêm đang ngon giấc bỗng giật mình vì cơ bắp chân co rút, kéo dài vài giây hoặc nhiều phút. Thường thì bị ở cơ bụng chân (bắp chuối), nhưng nhiều khi còn bị ở đùi hoặc bàn chân. Sau khi hết cơn, cơ đã duỗi ra mà vẫn còn đau.
Chứng này thường ở người trên 50 tuổi. Đàn ông và đàn bà đều bị như nhau.

NGUYÊN NHÂN GÂY VỌP BẺ BẮP CHÂN

Bạn thử xem mình bị nguyên nhân nào dưới đây:
  • Vận động quá mức những khối cơ ở chân
  • Mang thai dễ bị vọp bẻ vì thiếu chất khoáng, như can-xi và ma-nhê, nhất là những tháng cuối của thai kỳ. Các yếu tố khác trong thai kỳ như thiếu progesterone, ứ đọng tuần hoàn do tử cung to chèn vào, cũng góp phần làm thai phụ dễ bị vọp bẻ
  • Tiếp xúc với thời tiết lạnh, nhất là bị ngâm chân trong nước lạnh
  • Một số bệnh của mạch máu, thận, tuyến giáp, hoặc xơ cứng mô liên kết, nghiện rượu, bệnh Parkinson, bệnh Addison, bệnh dây thần kinh ngoại biên, bệnh viêm cơ, bệnh bàn chân phẳng
  • Đứng lâu trên nền đất cứng, hoặc ngồi lâu, hoặc để chân bị gập quá mức trong khi ngủ
  • Thiếu chất ka-li, can-xi, và những chất khoáng trong máu
  • Uống ít nước trong ngày
  • Đang sử dụng thuốc cho bệnh tâm thần, thuốc ngừa thai, thuốc lợi tiểu, thuốc statin trị tăng cholesterol máu, thuốc beta agonist, thuốc steroids
  • Bệnh thiểu năng động mạch chi dưới làm giảm máu đến chân và hay vọp bẻ
  • Người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) dễ bị vọp bẻ cả ngày lẫn đêm. Vì insulin hạ thấp chất ka-li, na-tri, ma-giê trong máu
Nhưng có những người tìm mãi mà không biết nguyên nhân vì sao

CÓ CẦN LÀM XÉT NGHIỆM GÌ ĐỂ BIẾT NGUYÊN NHÂN KHÔNG?

Thường thì không cần làm. Nhưng nếu bị nặng và nhiều, và bác sỹ nghi ngờ có chuyện khác thì mới làm xét nghiệm để xem có bị rối loạn chất khoáng (điện giải) không. Bác sỹ cũng thường bắt mạch ở chân để kiểm tra tuần hoàn máu.

LÀM SAO ĐỂ CHẶN CƠN CO RÚT CƠ NGAY LẬP TỨC

  • Kéo thẳng cơ đang bị co rút ra. Cách này giảm cơn co rút rất tốt.
  • Đứng dậy đi vài vòng, đong đưa chân, hoặc xoa bóp cơ. Các động tác này giúp máu tăng lưu thông ở chân
  • Tắm nước ấm để cơ dãn ra, hoặc đắp túi chườm nóng lên. Có thể chườm lạnh
  • Có thể uống ngay một muỗng (thìa) mustard vàng, giúp giảm đau rất nhanh

CÓ THUỐC NÀO CHỮA ĐƯỢC BỆNH NÀY KHÔNG?

  • Nếu biết được nguyên nhân gây ra, tốt nhất là chữa nguyên nhân trước.
  • Các thuốc bổ như vitamin E, vitamin B, chất ma-giê (hay dùng cho vọp bẻ ở phụ nữ đang mang thai), can-xi
  • Bác sỹ có thể cho dùng thuốc diphenhydramine, thuốc chẹn kênh calcium (calcium channel blocker)
  • Dược chất quinine trước đây được dùng để chữa chứng vọp bẻ ban đêm nhưng có nhiều tác dụng phụ
  • Các thuốc phải có bác sỹ theo dõi khi dùng như: quinine sulfate, thuốc giãn cơ đơn giản (meprobamate, Equanil, Robaxin), verapamil HCl (Calan, Isoptin, Verelan), chloroquine phosphate (Aralen), Hydroxychloroquine sulfate (Plaquenil), Carbamazepine (Tegretol), Phenytoin (Dilantin)

NGĂN NGỪA VỌP BẺ

Đê giảm bớt số lần bị vọp bẻ ở chân, bạn có thể làm như sau
  • Căng cơ 3 lần mỗi ngày, trước khi đi ngủ như hình dưới đây
  • Uống nhiều nước trong ngày. Có đủ nước, cơ thể mới thải chất độc khỏi cơ, tránh gây vọp bẻ sau này
  • Ăn thức ăn giàu chất ka-li (chuối, cà chua, khoai tây, broccoli, cantaloupe, cam, nho. Thiếu chất ka-li, ma-giê, cơ dễ bị co rút ở mọi nơi trên cơ thể
  • Dùng dùng 200-300 mg calcium lactate. Có thể dùng calcium gluconate. Nên uống đầy đủ vitamin C và D để can-xi được hấp thu tốt
  • Một nghiên cứu ở Taiwan thấy vitamin B6 và vitamin B12 làm hết hoàn toàn vọp bẻ trong 85% người hay bị vọp bẻ ban đêm
  • Mang giày vừa vặn, thoải mái. Nếu cần thì dùng miếng đệm gót chân thêm
  • Khi ngủ, nhớ nằm ngửa để ngón chân không bị chúi và gập xuống giường
  • Nếu nguyên nhân là thiểu năng tuần hoàn chi dưới (thiếu máu nuôi ở chân), có thể dùng horse chestnut. Đây là dược thảo ở vùng Balkans, người ta dùng để chữa thiểu năng tuần hoàn chân. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, muốn dùng phải hỏi ý bác sỹ. Không dùng thuốc này cho người bị bệnh gan, thận
  • Tắm trong bồn nước ấm, trước khi đi ngủ 1 giờ, vừa giúp cơ bắp giãn vừa giúp một giấc ngủ dễ hơn
  • Làm động tác duỗi cơ cẳng chân trước khi ngủ (xem hình trên). Giữ tư thế này khoảng 5 phút
  • Tập bơi lội giúp cơ bắp chân mềm mại hơn
  • Tránh mang giầy cao gót; mang giầy thể thao khi tập thể dục
  • Uống valerian tea. Dược thảo này có ở nhiều vùng của châu Âu và châu Á. Thường dùng để giúp ngủ ngon, an dịu tinh thần. Uống một tách trà valerian trước khi đi ngủ, giúp cơ bắp dãn ra. Trà này làm cho bạn buồn ngủ, do đó đừng uống ban ngày. Nếu đang mang thai hoặc cho con bú, phải hỏi ý bác sỹ trước khi dùng
  • Nếu đang mang thai hoặc bị chứng thiếu chất progesterone, bác sỹ có thể cho bổ sung chất này để tránh vọp bẻ.
THAM KHẢO
  • Cleveland Clinic
  • American Academy of Orthopaedic Surgeons
  • Mayo Clinic
  • New York University Langone Medical Center
  • http://www.healthguidance.org
  • http://www.webmd.com/sleep-disorders/tc/nighttime-leg-cramps-topic-overview

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...