Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Những thực phẩm không được ăn tươi

A- Những thực phẩm không được ăn tươi.

Những thực phẩm này không nên ăn khi còn tươi.
1. Sứa
Sứa khi còn sống chứa rất nhiều nước, thịt Sứa rất dày và chứa nhiều độc tố. Chất độc chỉ có thể được tiết ra ngoài khi ngâm qua ba lần trong nước muối và phèn. Khi đó thịt Sứa sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt. Sứa chỉ nên xử dụng khi thịt Sứa trở nên dai hơn, và không bị chảy nước khi bóp mạnh vào thịt.

2. Mộc nhĩ tươi
Nếu ăn Mộc Nhĩ tươi, da chúng ta rất dễ bị mẩn ngứa, phù nề và nghiêm trọng hơn là hoại tử da nếu đi ra nắng. Mục Nhĩ khô là thực phẩm đã qua phơi nắng, các chất độc đã được loại bỏ. Tuy nhiên trước khi xử dụng nên ngâm trong nước.

3. Rau muối dưa
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên ăn rau muối dưa trong vòng 4 tiếng sau khi ngâm. Nếu không, bạn chỉ nên ăn chúng sau vài ngày.

Nguyên nhân là vì rau dưa sau khi làm 4 tiếng sẽ sinh ra nhiều Nitrit gây ra các triệu chứng bầm tím của tình trạng thiếu Oxy, ngoài ra nó còn kết hợp với các Amin thực phẩm để tạo cácNitrosamine gây ung thư.

B- Giật mình 100% mì tôm trên thị trường đều chứa chất gây sỏi thận
Acid Oxalic dùng để tẩy trắng nhưng các loại mì tôm trên thị trường đều có màu vàng mắt mắt, không cần tẩy trắng. Lý giải nghịch lý này ra sao?
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện nhiều sản phẩm được chế biến từ bột lại có sự hiện diện của loại hoá chất độc hại này. Cụ thể mới đây, Chi cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm TPHCM đưa 4 mẫu mì căn, hủ tiếu khô, mì sợi khô được lấy tại một số điểm kinh doanh trên địa bàn TP đi phân tích, thì cả 4 đều chứa Acid Oxalic.

Nhiều món ăn hằng ngày phát hiện chứa Acid Oxalic

Đầu tháng 7/2013, trong 7 mẫu bún tươi, bánh canh, thực phẩm làm từ gạo lấy ngẫu nhiên ở các điểm bán nhỏ lẻ ngoài thị trường, qua phân tích đã phát hiện 2 mẫu chứa Acid Oxalic với hàm lượng 54,5 và 304mg/1kg.

Mới đây nhất, Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn - đo lường - chất lượng III, có trụ sở tại TPHCM, đã phân tích mẫu măng muối của cơ sở chế biến của ông Nguyễn Văn Lâm (xã Thái Bình, huyện Châu Thành, Tây Ninh) xử dụng Acid Oxalic.
Nhiều loại thực phẩm khô cũng có sự hiện diện của Acid Oxalic.
Theo khai nhận, ông Lâm đã mua khoảng 100 tấn gồm măng le và măng tre về ngâm muối để bỏ mối cho các chợ trên địa bàn Tây Ninh. Đến thời điểm kiểm tra, cơ sở này đã đưa ra thị trường khoảng 30 tấn. Kết quả giám định 6 mẫu thử đều cho thấy, chất mà cơ sở ông Lâm dùng để tẩy trắng măng là Acid Oxalic.

Theo công bố của GS. TS Chu Phạm Ngọc Sơn, từ cuối tháng 6 đến ngày 10/12/2013, Cty cổ phần dịch vụ khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng đã tiến hành phân tích 873 các mẫu bún, bánh phở, hủ tiếu; bột nguyên liệu; mì tôm; măng tươi; măng muối; há cảo, nấm mèo, bánh bông lan, bánh cuốn, cà rốt, trà... thì phát hiện 363 mẫu (chiếm 41,58%) có Acid Oxalic rất cao.

Điều đáng nói, trong số đó, qua phân tích 62 mẫu mì tôm (trong nước lẫn nhập khẩu) thì 100% đều có sự hiện diện của Acid Oxalic với nồng độ khoảng (30,8 - 449mg/kg)9 mẫu măng tươi thì cả 9 đều có Acid Oxalic (295 - 3.080mg/kg); 25/26 mẫu măng muối (96,15%) có Acid Oxalic. Ngoài ra, 35/54 mẫu há cảo, nấm mèo, bánh bông lan, bánh cuốn, cà rốt, trà có nồng độ Acid Oxalic từ 73,5- 293mg/kg...

Acid Oxalic: Thủ phạm gây sạn thận
 Vấn đề được người dân quan tâm, Acid Oxalic khi có trong thực phẩm sẽ gây hại gì cho sức khoẻ người xử dụng? Trên thực tế, loại Acid này hiện diện rất nhiều trong thực phẩm tự nhiên như đậu phụng rang (131mg/100g), lá rau dền (530mg/100g); măng (333mg/100g), hạt điều rang (263mg/100g)...; thế nhưng cần phải phân biệt rõ, Acid Oxalic có trong tự nhiên, hay cơ sở sản xuất tự thêm vào là chuyện không dễ.
Nhiều cơ sở chế biến khẳng định không xử dụng Acid Oxalic trong quá trình sản xuất, nhưng tại sao khi xét nghiệm cơ quan chức năng lại phát hiện hoá chất này? Nếu lạm dụng Acid Oxalic dùng để tẩy trắng thì các loại mì tôm, mì sợi khô cần có màu vàng để bắt mắt, không cần phải tẩy       trắng nhưng vẫn phát hiện loại Acid trên.
Nhiều loại bún được phát hiện nhiễm Acid Oxalic khiến cho người tiêu dùng quan tâm.
GS Sơn, cho rằng, do nguyên liệu sản xuất đầu vào là bột đã có Acid Oxalic để làm trắng bột. Cụ thể, qua phân tích 353 mẫu bột thì đã có 120 mẫu có Acid Oxalic với nồng độ khoảng 32,4- 374mg/kg. Trong khi đó, các loại bột lại là nguyên liệu chính dùng để sản xuất các loại bánh, bún, miến, mì...
Mì căn của cơ sở sản xuất Đinh Thanh Lẹ mới đây đã phát hiện có chứa Acid Oxalic. Khi làm việc với cơ quan chức năng, chủ cơ sở này liên tục kêu oan, mì căn được sản xuất từ bột mì và muối có màu vàng thì không cần phải tẩy trắng.

Theo GS Sơn, nếu phân loại theo hệ thống quốc tế GHS thì Acid Oxalic được cảnh báo nguy hiểm được dùng để tẩy rửa trong công nghiệp. Đến thời điểm này, tại VNAcid Oxalic không có trong danh sách phụ gia thực phẩm cho phép nên không được cho vào thực phẩm vì bất cứ lý do gì. Acid Oxalic rất có hại cho sức khỏe của con người. Vào cơ thể, chúng có xu hướng kết tủa khi gặp dinh dưỡng có chứa Canxi. Nếu xử dụng lâu dài thực phẩm có chứa Acid Oxalic, sự kết tủa này sẽ có hại cho thận, gây sỏi thận hoặc đọng lại các khớp xương.

TS.BS Dư Thị Ngọc Thu - khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Chợ Rẫy - cảnh báo: Nếu Acid Oxalic hay dưới dạng Oxalat có trong hoa quả thiên nhiên thì không độc hại, nhưng đối với các loại thực phẩm được xử dụng chất tẩy trắng, trong đó có thuốc tẩy bằng hoá chất Acid Oxalic thì sẽ rất gây hại.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...