Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Nơi dòng sông lẻ bạn 2 của Thuyên Huy và cảm xúc của NC

i Dòng Sông L Bn 2

       Sau tết, gia năm đ tht, vì công vic làm ăn mới ba mẹ tôi dọn về Tây Ninh ở. Buổi sáng ngày cuối trước khi theo chuyến xe hàng mướn của anh năm Đen xóm trên chỡ đống đồ đạc còn li, m tôi dt tôi đi t giã my người quen hàng xóm rồi ra cầu đò ch đón chuyến đò gia trưa của bà tư đưa qua bên kia sông, phía cù lao nhà Hân ngày trước để bà thăm lại mộ bác Diệu lần cuối. Trời bây giờ đã lưng chừng mùa xuân rồi mà cũng còn vài cơn gió đông nhè nhẹ lạnh. Gốc mai già đơn độc trước cổng trụ sở xã vn còn lưa thưa dăm cánh hoa cuối mùa tiếc nuối.

    Từ ngày Hân đi, chưa lần nào tôi ra lại cầu đò, thiếu Hân tôi thy nó đáng ghét và chẳng cần nhìn thêm chi na. Không còn Hân, tôi không còn thương tiếng mưa êm đềm trên mái tranh già mà muốn mưa như bùng như bão nhưng lại sợ ở nơi đang ở Hân sẽ lạnh cả lòng. Cái trng trường treo lũng lẵng ở hành lang ngay lớp nhất là cái để thương để nhớ mỗi khi vào lớp ra về thay vì không thích nó như xưa vì tng âm thanh vang lên bây gi tưởng chừng như còn Hân đng ch mình đâu đó. Tôi cũng không buồn đi ngang qua quán nước ọp ẹp bán bánh tai heo trên đường tới trường, tôi chẳng thèm ăn dù nó có bốc mùi thơm ngào ngạt. Cái hơi nóng bập bùng của nhóm lửa lá bàng khô ở góc sân trường mà cô thầy cho phép đt trong nhng sáng đu thu đã không còn đủ ấm để sưỡi trọn nổi nhớ Hân trong lòng tôi t đó. Tôi cất giữ cuốn tập viết cũ, có ép đôi ba cánh bướm và những cánh hoa khô mà Hân đã tng hôm chia tay ti cu đò mt cách cn thn trong cái cp đi hc mi ngày để được thấy hai đứa vẫn còn đi bên nhau trên đường đến trường ngày hai buổi.

    Lên bờ, mẹ nắm tay tôi đi lần theo con đường đất mòn sau xóm nhà cù lao. Phía bên kia căn nhà tranh nhỏ của Hân và mấy bụi chuối già không còn đó na. Băng qua cái đm sen rộng ở phần đầu của con rạch chảy theo chiều ra sông, tôi bỏ tay mẹ ra, ngắt vội cái hoa sen lớn đỏ thắm và hai bông súng trắng nhỏ nhoi rồi chạy vội theo chân bà về hướng nghĩa trang cũ. Xác xơ hàng cây dừa già nua đứng lặng câm trong cái nắng giữa trưa gay gắt đổ. Tới mộ bác Diệu, mẹ đi quanh chầm chậm nói thì thm gì đó rồi bà nhìn tôi vđôi mắt rưng rưng. Tôi cắm vội cái hoa sen và hai bông súng trắng trước tấm bia bằng xi măng đã úa màu lam xm. Tôi ch cho m xem hoa sen là bác Diu, bông súng là tôi và Hân, hai cái bông súng nh nhoi ti nghip s còn mãi tươi vì đã có cái hoa sen vĩ đại vương mình che sc nng nung người của trời đất. Mẹ vò đầu tôi, nói thêm gì đó trước mộ sau khi đốt mấy cây nhang thơm mùi bông cúc. Nghe lời mẹ tôi đứng cúi đu xá nhiu xá, nghe môi mình chơtï mặn mới biết rằng mình đã khóc t hi nào.

    Tr li ch, m con tôi nhìn căn nhà lần cuối vì ngày mai nó s thuc vào người chủ mới, ông bà cai tổng Huân ở chợ Gò Du H. Chiếc xe ch hàng chy chm chm ra ngã ba, rẽ trái rồi thẳng hướng lên Tây Ninh, mẹ ôm tôi vào lòng nhìn li xa xa phía sau. Cái truông na dài nđàng sau những đám ruộng trơ gốc rạ sau mùa gặt cuối năm hai bên đường dần dần mất hút. Lẽ loi  đâu đó vài cụm mây chiều hững hờ xuống thấp. Tôi mang theo cái ký c bun thiu theo m b Hip Thnh đi t bui chiu tri quên mưa hôm đó.

    Ngày đầu tựu trường năm đệ thất, vai mang cái cặp đi học trong đó có cuốn tập ép hình hoa và bướm của Hân tặng, tôi đứng thấp thõm ngay ngã ba xế li vào cho con gái, cái thp thõm như những sáng chờ Hân theo con đò bà Tư qua sông ngay cầu đò, dõi mt tìm Hân trong đám đông hc trò chưa quen cho tới khi cánh cổng sắt vô tình h khép li. Nhng ngày sau đó tôi cũng đến trường thật sớm, đứng chỗ cũ tìm Hân cho đến khi vào hc và không biết là mình đã đứng như vậy trong bao nhiêu ngày.Trời đã chp chng có đôi ba cơn mưa đầu mùa, tôi thôi không còn đng tìm Hân na t nhng ngày đầu mùa thi đệ nhị lục cá nguyệt.

    Tôi chơi thân với Bảo không lâu sau khi Bảo vào học trễ được sắp ngồi kế bên mình.  Nhà Bo là căn biệt thự khá đẹp trên đường Võ Tánh, không xa ngã ba ch cũ bao nhiêu. Ba ca Bo là mt công chc cao cp trong tòa hành chánh tnh. Hai bác rt hin và thương người mặc dù không theo đạo nào cả. Sáng sớm từ nhà mình, mt căn nhà gạch không nhỏ lắm ở khúc đường Pasteur, gần nhà thờ tỉnh, tôi đi bộ ngang nhà Bảo rồi hai đứa cùng đi chung tới trường. Mỗi lần cùng đứng chờ tôi nhìn đám con gái vào cổng trước cửa trường, vào lớp học Bảo cười toe toét cho rằng chắc tôi thích ai đó. Không giống như tôi, Bảo không học giỏi lắm nhưng mới đệ thất mà xem ra ngang tàng nhưng sẳn sàng giúp bạn nếu bị người khác ăn hiếp. Hai đứa chiều nào cũng đạp xe đi khắp hang cùng ngõ hp, t cui ph Gia Long đến ngã ba Giếng Mch. Không có tiền nhiều nhưng bánh mì, nước đá nhận chế si-rô đỏ cũng đủ chia làm hai phần không dư không thiếu trong suốt mấy năm học. Hai đứa tập tành làm thơ đầu năm đệ tứ, cũng học tới học lui mấy chữ bằng bằng trắc trắc, cũng viết để tặng người này người nọ nhưng tất cả chỉ là thơ con cóc.

    Thứ bảy chủ nhật không thấy mặt tôi ở nhà là ba mẹ biết ngay tôi đang ở đâu và ngược lại ba mẹ Bảo cũng vậy. Hai đứa lớn dần với mớ kỷ niệm thân yêu không dễ tìm  đâu được. Chiến tranh dần dần lan rộng và căng thẳng hơn những năm qua. Tiếng đại bác có thể nghe văng vẳng từ xa ở miệt biên giới. Có những đêm tối trời ánh sáng hỏa châu bập bùng như ánh sáng vàng vỏ của một nửa vầng trăng lên muộn giữa khuya. Không may cái đồn điền cao su của gia đình t cu Trà Phí chy lên tới bên này chân núi Bà Đen bị thiệt hại nặng vì my trđánh của đôi bên, cho nên ba mẹ tôi quyết định tạm gởi tôi cho một ông cậu ở Sài Gòn hc tiếp năm đệ tam. Tôi và Bảo chia tay trong lúc cái bắt đầu biết buồn của lưng chừng tuổi mình mi ln sau mùa hè năm đệ tứ. Năm đó, tôi có về lại Tây Ninh ăn tết và hai đứa đi chơi với nhau đôi ngày ít ỏi.

    Tôi về lại Tây Ninh học lên đệ nhị vì m tôi không mun tôi xa nhà vã li ba tôi cũng đã chùng chân mõi gđời lưu lạc nên ông không phản đối. Ngày đầu năm học mới trong lúc đứng chờ Bảo vào phòng thy giám hc hi han gì đó ngoài hành lang, tôi giựt thót người khi nghe có tiếng gọi tên Hân trong nhóm ba cô nói cười luôn miệng đi ngang qua. Tôi chạy vụt theo chân mặc cho Bảo réo một réo hai. Hân quay lại, c hai đa nhìn nhau khóc rm rt. Ngày hai đứa khóc trước mộ mẹ Hân, tôi không biết tại sao nhưng tôi hiểu lần này tại sao tôi lại khóc. Hân ôm mặt rưng rưng tôi cúi đầu nghẹn tiếng. Đám bạn Hân phía bên kia ngơ ngác, Bảo bên này cũng trố mắt lặng thinh. Tri đã có mt chút nng sm, chuông vào hc kéo dài ri ngưng bặt, Hân vẫy tay cùng mấy cô bạn trở lên lớp, tôi vui mừng kéo Bảo băng qua cái sân trường loang lỡ cỏ của những ngày cuối hè. Cuốn sách vật lý c đ m trang đu trên bàn lớp học mặc dù thầy đã ging tht lâu, tôi nhìn Bo cười. Đã t lâu lm ri tôi mi có mt cái cười trọn vẹn.

    Hân theo bà dì h v Bến C chng không hơn nửa năm thì bà dì lp gia đình ri theo chng xung Trãng Bàng, nhà  ngay ngã ba đường vào Tha La xóm đạo. Dì cũng dắt díu Hân theo và cho vào học tại trường trung học quận. Lên Tây Ninh, Hân cùng cô bạn khác cũng quê Trãng Bàng  tr ti mt căn ph ca dãy nhà ngói cũ không xa trường. Cùng với Bảo, ba người xem nhau như là bạn thân. Tôi kể cho Bảo nghe chuyện quê nghèo Hiệp Thạnh có cái bến đò cũ k, có cái bánh tai heo, có cái vườn chuối thơm hương cau của Hân và con đò ch Hân b xóm theo v phương xa khác. Chiều tan trường, đi bên nhau ai cũng muốn con đường về nhà trọ Hân hun hút dài thêm nữa.

    Tôi đưa Hân về thăm ba mẹ. Gặp lại Hân ông bà mừng vui khôn xiết nhất là mẹ tôi, bà thì thm tiếng thương tiếng mến gì đó luôn miệng. Mỗi lần tôi đưa Hân về, bà đều đi theo sau dúi vào tay Hân xấp giấy nho nhỏ. Mãi đến sau này ba mới nói cho tôi biết là bà cho Hân chút ít tiền xài. Mới đó mà trời sắp vào những ngày cuối đông, đường phố đã biết lnh, phía bên kia sông chiu v sương đêm thường xuống sớm. Tiếng súng của chiến trận vẫn nghe rõ tng đêm qua từng đêm, hỏa châu cũng le lói nhạt nhòa n hi mt góc tri xa xa đâu đó. Trong cái lạnh của nửa lễ giáng sinh, tôi và Hân đứng chấp tay bên nhau trước tượng Chúa ngoài sân nhà thờ, hai đứa nói với nhau tiếng yêu lần đầu và xin Chúa ban phước lành cho chúng tôi đến ngày cuối đời. Ở trên gác chuông cao, tiếng chuông một lần nữa ngân vang và kéo dài theo những hạt mưa như bụi bất chợt về chênh chếch nửa khuya.

    Lên đại học, Hân vào Đại học Sư Phạm để tròn ước mơ làm cô giáo còn tôi thì không khá lm nên đành lang thang trên giãng đường trường Luật. Mớ kỷ niệm xưa ở quê nhà chưa kịp nói cho nhau trọn vẹn thì đã ôm p thêm nhng bun vui mi nào là thương hàng phượng bên đường mỗi chiều đón Hân về chung bước, nào là nhớ bóng mát che ngang đầu hai đứa, nấn níu không chịu về để mặc con đường Duy Tân hun hút dài. Cũng dìu nhau trn mưa bên vĩa hè Nguyền Huệ hay đan tay nhau để Hân thả tóc dài theo lá me bay nửa ngõ Gia Long.

    Cui mùa thi, Bo rt tú tài 2, đành vào lính rồi biền biệt đất trời, tin gởi đi nhanh nhưng tin tìm hn v thường quá muộn. Giữa năm thứ hai sư phạm, Hân đi Trãng Bàng  chơi với bà dì mt ngày ri sáng hôm sau đón xe lên Hiệp Thạnh, về lại xóm nghèo bên cù lao cũ thăm mộ mẹ dưới cơn mưa rã rít. Tri bt cht ni giông gió ln, chiếc đò ngang đưa Hân trở lại bên này xóm chợ bị giòng nước xoáy ngược ở khúc rẽ vào làm chiếc đò quay vòng ri chìm sâu dưới sông. Dân làng ùa nhau người ghe, người lội bừa ra sức tiếp cứu trong cơn mưa như trút nước. Giữa trưa, người ta tìm thy xác Hân nm bp bnh bên cnh cu đò, tóc Hân xõa dài lên xung theo con nước vừa lớn mù mờ trong màn mưa chập chùng. Vẫn chưa có chút nắng lên dù đã xế trưa.

    Tôi gục đầu ngồi chết lịm trên ghế giãng đường khi nghe tin Hân chết từ cô bạn cùng lớp, cùng nhà trọ với Hân. Tôi lên Trãng Bàng kp gi đưa Hân ra mộ sáng hôm sau. Bước theo cái xe lam ba bánh làm xe tang  đưa Hân vào nghĩa trang của Tha La xóm đạo tôi thẩn thờ như cái xác chết biết đi trong màn bụi nắng đỏ đầu ngày. Để mặc cho mình khóc rm rt tôi đau đn b cuốn tập có ép bướm và hoa xuống huyệt sâu cùng với nắm đất lạnh chưa kịp khô hơi nắng. Người đưa đám tang lưa thưa bỏ đi, tôi vẫn còn chết lng trước tấm mộ bia khắc tên Hân làm vội bằng một miếng gỗ nâu đen cũ kỹ. Tôi cúi xuống thấp, đặt tay lên nấm đất mới đấp vừa đủ cao. Trời bắt đầu có nắng. Chút nước mắt mặn nhỏ từng giọt nhỏ cố len vào đất khô như cố mang theo hơi ấm xuống nơi có một phần đời đã b quên dưới mộ.

    Bỏ Tây Ninh từ đó tôi tha phương và cũng từ ngày đó tôi sợ những dòng sông dù biết rng con sông nào ri cũng chy theo chiu ra bin
Thuyên Huy




Cảm nhận và nhận xét về bài tuỳ bút "Nơi dòng sông lẻ bạn"của Thuyên Huy.
    Tôi có đọc những bài thơ cũng như truyện ngắn trên trang blogs của bạn bè , nhưng chưa một lần biết  bạn Thuyên Huy, mà theo lời giới thiệu của Hoà thì TH cũng là cựu giáo sinh SPSG K.8. Thì ra cũng cùng chung trường SPSG. Điều tôi thắc mắc là bạn làm thơ cũng như viết truyện ngắn đọc nghe hay mà sao  không thấy bạn viết một bài nào trên trang blog của thân hữu? Và cũng như một số bạn khác có cùng thắc mắc là không biết bây giờ bạn ở đâu?
 Đọc hai bài thơ đầu tiên của bạn tôi thấy  cảm hứng dâng tràn nên viết ngay vài câu nhận xét. Nay lại nhận tiếp truyện ngắn, mà tôi xếp vào tuỳ bút, vì nghĩ rằng truyên nầy có thể là chuyện thật của đời bạn. Vì cùng xứ sở Tây Ninh nên có vài địa danh rất quen thuộc với tôi, nhưng cái làm cho tôi cảm xúc nhất chính là cảnh nghèo của Hân, bạn gái TH lúc ấu thơ, vì cảnh nghèo nầy cũng chính là cảnh nghèo của gia đình tôi thuở tôi còn ở làng quê. Cái nghèo nó chận ngang con đường học vấn của tôi ở cái tuổi chưa biết lo. Ngày nay vật chất càng đầy đủ , tôi càng thương cha nhớ mẹ, và nhớ quay quắt cái thuở nghèo đói của đời mình mỗi khi có ai nhắc tới.
   Những chi tiết"khói cơm chiều nhà Hân toả trắng như sương sớm trên mấy ngọn cây cau vàng lá" làm tôi nhớ lại mái nhà tranh xưa kia tại quê nhà. Hình ảnh nầy rất quen thuộc với tôi cách nay mấy mươi năm, tưởng như chìm vào quên lãng , vậy mà nay bạn nhắc lại khiến tôi lặng người chảy nước mắt, nhớ cảnh xưa quá đi thôi. Làm sao tôi có thể trở về làng cũ, ngắm trăng thanh , nhìn khói lam chiều toả lên khỏi mái tranh nghèo chuẩn bị cho buổi cơm chiều? Hình ảnh nầy, nói  chung, sao nó thơ mộng và êm đềm nhưng tôi không còn cơ hội gặp lại. Ngay từ những dòng đầutiên bạn đã giới thiệu cho độc giả biết nhà hai học sinh ở hai bên con sông nhỏ có bến đò đưa khách. Hình ảnh nầy sao nó bình dị mà êm đềm.  Bạn còn nhắc lại cảnh sinh hoạt của lớp học giờ ngoại khoá, thầy đốt lữa sưỡi ấm vừa giảng bài cho học sinh nghe, khiến lòng tôi bâng khuâng nhớ hồi nhỏ đi học mình cũng quây quần bên thấy cô trong giờ thể dục hoặc giờ hoạt động thanh niên.Những buổi học nầy nầy thật thoải mái và vui nhộn.
Hình ảnh con đò, dòng sông , hai đứa trẻ  chơi đùa trên bến cũng  được nhà thơ Nguyễn Bính phát hoạ bằng những nét đơn giản mà thật nên thơ trong bài "Bên sông":
        Có hai em bé học trò
        Xem con kiến gió đi đò lá tre 
        Nửa xuôi từng một thôi bè
        Nắng sang bãi cát bên kia có chiều
        Thoáng như một lớp phù kiều
        Chim đàn nối cánh bay vèo ngang sông
       Thuyền buông đã mất ngày ròng
        Nằm suông, lái chữa ăn xong mối hàng.
Dòng sông bến đò là nơi TH và cô bạn nhỏ học trò đã ghi lại bao nhiêu kỹ niệm tuổi ấu thơ, hai trẻ nhìn dòng sông nước chảy xiết, hay ngắm cảnh trời chiều khi tắt nắng,nhìn khói cơm chiều nhà Hân đang chìm dần trên  ngọn cau,rồi mất  hút vào không gian mờ nhạt,thật lãng mạng! Một chi tiết khác cũng làm cho ta cảm động khi mẹ Hân mất.Tác giả cùng Hân " đưa tiễn linh cữu mẹ Hân về nơi nghĩa trang nhỏ lưa thưa cuối chân cái đồi mà hai đứa thường ra đó ngồi ngắm mặt trời lặn." Cũng đồi sim tím nầy nhưng nay lại là nơi chôn linh cữu mẹ Hân, thật trớ trêu cho con tạo đành hanh! Trong nỗi đau ngút ngàn nầy hai đứa chỉ biết ôm nhau mà khóc. Tuổi thơ dại sao mà hồn nhiên quá, chúng chỉ biểu lộ sự đau đớn tột cùng một cách tự nhiên mà không biết mắc cở, thẹn thùng, khi ôm nhau khóc.  
  Truyện ngắn" Nơi dòng sông lẻ bạn" chứa đựng những suy ngẫm trãi nghiệm sâu sắc về con người và cuộc sống. Chúng hợp thành một chuỗi khép kín mà trong đó tình yêu tuổi thơ và cuộc sống lúc nào cũng tác động qua lại và cứ nối tiếp triền miên trong không gian bất tận và thời gian hữu hạn lấy trăm năm làm tiêu chuẩn. Bối cảnh dòng sông con đò được các nhà văn nhà thơ làm đề tài sáng tác. Đã có nhiều tàc phẩm tiểu thuyết hoặc thơ nổi tiếng nói về đề tài nầy.  Hễ có dòng sông là có ngăn cách, có chia ly. Cảnh chia ly bên dòng sông sao nó buồn biết chừng nào, hãy tưởng tượng hai người buông tay ra , nàng bước xuống thuyền về nơi bến khác , còn chàng đứng nhín theo buồn đứt ruột hết muốn sống! Từ đây mất em vĩnh viễn. Tôi xin trích một đoạn văn của nhà văn kiêm nhà giáo Doãn quốc Sỹ tả lại tâm trạng nhớ người yêu trong tiểu thuyết nổi tiếng một thời :"Dòng sông định mệnh"  khi tác giả trở về bến xưa bên dòng sông chia cách:
  " Yến! Em chẳng còn là người yêu, em chính là tình yêu, ai mà giận được tình yêu? Dù nay hay mai dù gần hay xa bao giờ và ở đâu anh vẫn yêu Yến như thuở nào mười sáu tuổi..." ( Doãn quốc Sỹ, dòng sông định mệnh, chương 9: đêm trăng thuyền về bến cũ ). Trong thập niên trước, khi phong trào xem phim Hồng Kông nở rộ, bạn nào mê phim Hồng Kông chắc không quên được bộ phim nổi tiếng "Bên cầu ly biệt", tác giả bà Quỳnh Dao, đã lấy biết bao nước mắt người xem. Phim tả cảnh biệt ly bên dòng sông  có cây cầu nhỏ cong cong bằng xi măng cổ kính ,của đôi trai gái yêu nhau trong ngang trái tuyệt vọng, chia tay mà lòng tan nát, ngậm ngùi , ứa lệ...
     Trong thơ văn tiền chiến ta cũng có tác phẩm khá nổi tiếng một thời đó là quyển" Dòng sông thanh thuỷ "  của Nhầt Linh. Trong lịch sử VN ta cũng có dòng sông định mệnh không những chia cắt hai người trai gái yêu nhau mà chia cách cả một dân tộc ,đó là dòng sông Bến Hải , chia cắt  lâu dài 1954-19750. Trong giai đoạn nầy tại miền Nam nền văn học , kịch nghệ, điện ảnh phát triển mạnh mẻ. Riêng âm nhạc xuất hiện nhiều nhạc sỹ tài danh trong đó phải kể đến Lam Phương, ông sanh đẻ tại miền Nam nhưng viết một bản nhạc rất nổi tiếng,"Chuyến đò vĩ tuyến" làm người ta tưởng ông là người miền Bắc đang trên đường di cư vô Nam.Bản nhạc  gây nhiều ấn tượng cảm xúc tuyệt vời, diễn tả cảnh chia ly giữa hai miền Nam Bắc, nay nhắc lại như một kỷ niệm buồn đánh dấu một giai đoạn lịch sử bi thương của  dân tộc. Xin các bạn hãy để lòng trầm lắng để nghe lại giọng hát ngọt ngào của ca sỹ Hoàng Oanh : " Đêm nay trăng sáng quá anh ơi/Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu/Lênh đênh trên sóng nước mênh mông /Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng/Vượt trùng vượt núi đến đầu làng/Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyền/Phương nam ta sống trong thanh bình/Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngạt ngào dâng..."
       Trước đó cũng chính nơi đây, sông Gianh,   ranh giới của sự chia cắt kéo dài gần 200 năm, (1600-1777), đó là giai đoạn Nam Bắc phân tranh thời Trịnh Nguyễn.
  Nhân tiện tôi xin nêu ra vài nhận xét về hình thức cùng nghệ thuật viết truyện ngắn mà TH đã áp dụng trong bài. Giọng điệu văn chương thật bình dị gần gũi mà lại thâm sâu vững chắc. Nó không hờn hợt rời rạc trái lại lý luận chặt chẽ, nối kết được ý chính ý phụ một cách  hợp lý. Tác giả còn kết hợp được tả cảnh vào tả tình một  cách tự nhiên. Tình,cảnh, đi đôi . Cảnh bổ sung cho tình để bài văn thêm sinh động hấp dẫn. trong suốt bài viết TH lúc nào cũng áp dụng  nguyên tắc nầy (trong mỗi đoạn mỗi phần), nên người đọc có cảm giác như thấy cảnh đang hiện ra trước mắt mà nhân vật trong truyện cũng chính là mình,mình đã hoá thân vào trong nhân vật của cốt truyện.cho nên càng đọc càng thấy hấp dẫn và lôi cuốn. Ở đây ta không có cái cảm giác nhàm chàn hay bỏ cuộc mà cứ muốn đọc để xem kết cuộc ra sao. Điều nầy chính là thành công của tác giả. Thử đưa ra vài ví dụ: Tả buổi sáng đi học,tác giả chờ đợi cô bạn nhỏ ở  bến đò,mà phải đi thật sớm kẻo bạn mình qua đò trước thì đành ngẩn ngơ.Tác giả không quên mua cho bạn mình mấy cái bánh tai heo (tình cảm) liền theo đó là tả cảnh bến đò có cái cầu cũ kỹ. Còn những lúc đứng bên nầy sông mà thấy mưa bên kia sông thì lòng tác giả buồn man mác. Tả cảnh nghèo của Hân, TH phác hoạ vài dòng như những nét chấm phá của bức tranh tuy đơn giản mà tuyệt đẹp, TH chỉ cân nói ":Ba Hân mất lúc H. còn nhỏ xíu. Mẹ H. bác Diệu, đã vất vả chắt chiu nuôi con trong cái nghèo quanh quẩn." là đủ. ( ý chính). Để bổ túc cho bức tranh thêm phần khởi sắc TH thêm vào đoạn tả cảnh "Khói cơm chiều nhà H. tan dần rồi mất hút đâu đó" (ý phụ). Nhìn cảnh khói cơm chiều tự dưng mình nghĩ ngay đó là cảnh nhà nghèo ở vùng quê. Ở một đoạn khác TH tả cảnh mùa thu cây bàng rụng đầy lá úa ( tả cảnh) kết hợp với tả tình "Cô giáo Chiêu thường dắt học trò chúng tôi  đi nhặt lá bàng, gom lại ở cuối sân, gần lớp học cuồi sân đốt lên để sưởi âm" ( tả tình,hoạt động), Ta  còn có nhiều dẫn chứng khác rãi rác trong bài.
   Nói riêng những đoạn tả cảnh cũng thật sinh động, nghe êm tai, đầy truyền cảm, đi thẳng vào lòng người : "Từ bên nầy cầu đò, tôi có thể nhìn thấy rõ mồn một khói cơm chiều nhà Hân toả trắng như sương sớm trên mấy ngọn cây cau vàng lá". Và đây TH tả cảnh mưa rơi "Cũng như Hân tôi thương làm saotiếng mưa rơi lẻ loi êm đềm trên mái tranh già nua hơn tiếng mưa rơi ào trên mái ngói của khu nhà ngói phố chợ". Tả cảnh mùa hè sao nghe man mác, buồn xa vắng:"Hè về, tiếng ve sầu kêu não nuôt trên những hàng phượng già cuối sân, làm cái vắng lặng của sân trường càng thêm lặng vắng" v.v. 
  Một đặc điểm thứ hai là TH khéo xử dụng phép so sánh ( tương quan , tương phản) để gây chú ý người đọc và cũng gây thích thú ngạc nhiên. Kiểu viêt nầy không phải là mới mẻ gì nhưng đôi khi ta quên hoặc vô tình bỏ rơi. Cảnh nhà của Hân thì nghèo ở bên kia sông đồi lập với cảnh khá giả của TH, bên phố chợ. Tả cảnh mưa rơi thì thích nghe tiếng mưa rơi  êm đềm trên mái tranh và ghét tiếng mưa ào trên mái ngói.Tả ngôi trường :tuy nhỏ nghèo nhưng đậm tình thương giữa thấy và trò v.v. 
  Đặc điểm thứ ba: để xây dựng đề tài , TH đã khai thác triệt để tâm lý nhân vật. Ở đây ta thấy có hai nhân vật chánh là tác giả và cô bạn nhỏ, còn thầy cô giáo và bạn bè khác là những nhân vật phụ. Đề tài xoay quanh hai nhân vật chính nầy . Nhờ khai thác triệt để tâm lý mà ta hiểu được những suy nghĩ ,ước muốn, tâm tư nguyện vọng cùa từng người . Những tâm lý đó tuỳ hoàn cảnh mà thể hiện một cách hợp lý, khiến người đọc thông cảm cho  từng trường hợp xảy ra, từ đó mà chấp nhận hay tỏ thái độ phản kháng. Vì có cảm tình với Hân nên TH đi học sớm một chút để mua cho bạn nghèo của mình mấy cái bánh tai heo để bạn ăn sáng vì TH biết rõ bạn mình nhà nghèo nên chưa chắc có tiền ăn sáng. Mà nếu như bạn không tiền mua bánh thì chắc bạn mình sẽ đói bụng lắm. Tác giả dầu nhỏ tuổi nhưng khá rành tâm lý và cũng do có cảm tình với cô bạn nhỏ dễ thương nên TH không ngần ngại mua bánh tặng bạn, tác giả ghi lại sự kiện nầy bằng một câu văn ngắn : " Tôi thường dậy thật sớm,ra cầu đò chờ Hân từ bên kia sông , theo chuyến đò ngang của bà Tư, rồi cùng nhau đi bộ đến trường, ngang qua cái quán nước ọp ep đầu chợ, không quên mua cho được mấy cái bánh tai heo giòn thơm mùi mở" khiến người đọc cảm thấy vui vui và hài lòng cho việc làm mang tánh ga lăng của tuổi nhỏ . Sao dễ thương quá!
  Ở một chỗ khác, nhờ may mắn được sanh ra trong gia đình khá giả nên TH được hưởng  đầy đủ tiện nghi vật chất, nhưng thói thường tuổi nhỏ lại thích cái nhà chòi bằng lá dừa để ngồi ôn bài với bạn mới vui. Ăn cơm thì khôing thích thịt heo kho nước dừa, thịt gà xé phai mà lại thích ăn cá lòng tong khe quẹt. Tác giả khá rành tâm lý. làm cho người đọc thấy vui vui và thích thú. Rồi mùa hè đến, ai đã từng cấp sách đến trường thì không sao quên được cái cảm nhận buồn buồn lúc chia tay với bạn và thầy cô. Trong lòng nghe nao nao làm sao, TH cũng khéo diễn tả cái tâm trạng nầy bằng cách mượn tiếng ve sầu thay khúc nhạc biệt ly :"Hè về, tiếng ve sầu kêu não nuột trên hàng phượng già cuối sân, làm cái vắng lặng của sân trường càng thêm lặng vắng".
  Cuối năm lớp nhứt, hai trẻ mong sẽ thi đậu vào trường trung học, tâm lý mà , ai mà  không mơ ước tương lai? Nếu cuộc đời bình lặng mãi thì làm gì có tuỳ bút dòng sông chia lẻ nầy?Đột biến  xảy ra, mẹ Hân mất, không những Hân mang nỗi đau chất ngất mà mất luôn cả tương lai. Chim đại bàng đã gãy cánh!!Ước mơ tan vỡ.! TH đã khéo léo liên tưởng để nối kết sự bất hạnh của bạn mình bằng cách so sánh trong phép ẩn dụ thật đúng lúc : ví người mẹ Hân như đoá sen lớn che nắng mưa cho cấi bông súng nhỏ nhoi  (là Hân) đã tàn úa cũ rách. Nhóm từ ngữ "tàn úa cũ ràch" ám chỉ cuộc đời của Hân sẽ tả tơi tan tác từ đây. Trước đây, cuộc sống của Hân đã mong manh nghèo đói trong lúc mẹ còn sống, nay càng thêm tơi tả vì mẹ đã mất! Mẹ mất ! còn ai che chỡ bão bọc tấm thân nhỏ nhoi nầy trước cơn  bão táp của cuộc đời? Đoạn văn nầy là đoạn văn hay nhất diễn tả đầy đủ tâm trạng của hai nhân vật, theo suy nghĩ của tôi. Cái chết của mẹ Hân báo hiệu dấu chấm hết của mối tình học trò đầy thi vị nhưng cũng đầy nước mắt. Đọc xong câu chuyện nhưng trong tôi vẫn còn nghe ray rứt, xót xa. ..
   Đoạn kết thật hay diễn tả đầy đủ cảnh biệt ly.Phép ẩn dụ được lồng vào kết hợp vời phân tích tâm lý nhân vật và sử dụng ngòi bút tả cảnh điêu luyện làm nổi bật cảnh chia ly đầy nước mắt.Hai trẻ chia tay nhau trên bến đò cũ thân thương để đi về hai hướng rẽ của cuộc đời. Tôi như nghe tiếng khóc,tiếng gọi tên nhau hoà lẫn với tiếng gào thét của hai trái tim nhỏ bé trong buổi sớm mai mờ sương khói, phủ kín dòng sông Vàm Cỏ Đông, trong lúc nước sông vẫn vô tình cuồn cuộn chảy xiết về  phương trời vô định...
   Nguyen Cang.


Người post bài :  
Xin nói thêm một chút Thuyên Huy hiện đang sinh sống tại Úc và đang day tiếng Việt tại 1 trường TH   ở Úc và từng làm báo tiếng Việt...
Chuyện là  mình muốn giới thiệu với các bạn những vần thơ,câu chuyện đã   làm  sống lại những xao xuyến trong  tâm hồn ngày trẻ chúng ta.
.Mỗi người chúng mình từng giữ những kỷ niệm ngot ngào có,cay đắng có về một thời thơ dại ...và nó ở mọi nơi trong thơ và chuyện Thuyên Huy..
Các bạn đọc thơ và truyện để thấy phầ nào của chính mình trong đó....còn những thông tin khác về tác giã thì vì tôn trọng sự riêng tư nên không bàn đến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thơ MP.Trường Giang Thủy : TÓC DÀI TÓC NGẮN , HOA LÒNG

  TÓC DÀI TÓC NGẮN Tóc dài xưa nợ bàn tay, Gỡ từng sợi rối thẹn ngày gió thu... Nắng hồng dính vệt sương mù Soi trên tóc ngắn bạc từ hôm qua...