VC.Corp.vn
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Brahma Chellaney, được đăng trên báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hong Kong).
"Cơn sốt" đập nước của Trung Quốc
Trung Quốc hiện đang ra sức xây dựng đê đập trên hệ thống sông ngòi
thuộc các vùng lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát, ví dụ như những con
sông tại Tây Tạng. Rất nhiều dòng sông trên Cao nguyên Tây Tạng là
thượng nguồn của những chi lưu khác tại các quốc gia lân cận.
Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn luôn giữ vững kỉ lục về số lượng đê
đập. Đây được coi là niềm tự hào đối với Trung quốc, bởi số đê đập tại
nước này còn nhiều hơn tất cả các quốc gia khác trên thế giới cộng lạị.
"Cơn khát" nguồn nước ngọt của Trung Quốc bắt nguồn từ kế hoạch mở
rộng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này. Gần đây, sự thiếu
hụt nguồn tài nguyên nước ngày càng gia tăng đang đe dọa nền kinh tế
Châu Á trong tương lai.
Các đê đập là một phần trong chiến lược này, dù chúng được cho là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.
Hiện nay, số lượng đập ngăn nước tại Trung Quốc đã lên đến 86.000.
Như vậy, nếu tính từ năm 1949 đến nay, trung bình mỗi ngày Trung Quốc
xây được một con đập. Gần 1/3 trong số đó là đập lớn, tức các đập có
chiều cao ít nhất 15 mét và có sức chứa hơn 3 triệu mét khối nước.
Tuy nước Mỹ đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng đập ngăn nước, nhưng chỉ
sở hữu khoảng 5.500 đập lớn, một con số thực sự khiêm tốn nếu đem so với
Trung Quốc.
Là nền kinh tế đòi hỏi nhiều tài nguyên nhất thế giới, những nguồn tài nguyên vốn có tại Trung Quốc đã quá tải.
Đối với nước ngọt - nguồn tài nguyên thiết yếu nhất - Trung Quốc đang
tìm cách kiểm soát thượng nguồn bằng cách thay đổi các dòng chảy thông
qua các đê đập ngăn nước và những công trình khác.
Trung Quốc đã tiến hành xây dựng đập ngăn nước trên tất cả hệ thống
sông ngòi trong nước và liên quốc gia, như sông Mekong, sông Salween,
Brahmaputra, Irtysh, Illy và Amur.
Ô nhiễm nguồn nước
Nếu các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư sở hữu trữ lượng dầu khí khổng lồ, thì Trung Quốc lại được sở hữu nguồn nước ngọt dồi dào.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã liên tục áp dụng những "đòn bẩy" chính trị nhằm vào nguồn nước của các quốc gia hạ nguồn.
Ví dụ, Trung Quốc đã làm gia tăng xung đột liên quan đến nguồn nước với Ấn Độ, quốc gia có nhiều con sông bắt nguồn từ Tây Tạng.
Năm 2017, Trung Quốc đã từ chối cung cấp dữ liệu thủy văn cho Ấn Độ.
Trung Quốc nhắm đến trừng phạt Ấn Độ vì đã phản đối sáng kiến "Vành đai
và Con đường" của nước này, và bởi hai nước đã đụng độ trên cao nguyên
Doklam thuộc dãy Himalaya hồi mùa hè năm ngoái.
Năm ngoái, lũ lớn bất thường trên sông Brahmaputra đã khiến người dân
Ấn Độ, đặc biệt người dân bang Assam, chịu nhiều thiệt hại nặng nề về
người và của. Những thiệt hại này đã có thể được phòng tránh nếu Trung
Quốc cung cấp dữ liệu thủy văn để Ấn Độ dự báo lũ sớm.
Khi Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức về việc tiếp tục
cung cấp dữ liệu thủy văn cho Ấn Độ, thì phía New Delhi lại thấy điều
bất thường khác: nước sông Siang, nhánh chính của hệ thống sông
Brahmaputra, đột nhiên trở nên đục ngầu và đổi màu xám đen.
Việc nước sông đổi màu đã khiến quan chức và người dân Ấn Độ lo ngại
rằng những hoạt động của Trung Quốc tại vùng thượng nguồn có thể đe dọa
ảnh hưởng hệ sinh thái của các con sông liên quốc gia, giống như tình
trạng ô nhiễm của sông Hoàng Hà, cái nôi của nền văn minh Trung Quốc.
Sau nhiều tuần im lặng trước tình trạng ô nhiễm của sông Siang, ngày
27/12, Bắc Kinh đã phát biểu rằng nguyên nhân khiến nước sông Siang đổi
màu "có thể" là do một trận động đất tại khu vực Đông Nam Tây Tạng hồi
giữa tháng 11/2017.
Tuy nhiên, theo phía Ấn Độ, dòng chảy sông Siang, một trong những
dòng sông nguyên sơ nhất thế giới, đã chuyển màu xám đen trước khi trận
động đất diễn ra.
Thay đổi dòng chảy
Trung Quốc dường như vẫn có ý định thay đổi dòng chảy sông
Brahmaputra, trong khi âm thầm tiến hành xây dựng các dự án thủy điện
tại Tây Tạng. Các dự án này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng
dòng chảy hạ lưu ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Một mặt, Trung Quốc luôn tỏ ra hào hứng với các thoả thuận chia sẻ dữ
liệu thủy văn nhưng mặt khác phía sau các thỏa thuận này, Trung Quốc
vẫn tiếp tục xây dựng đê đập và từ chối tham gia hiệp ước chia sẻ nguồn
nước với các quốc gia láng giềng.
Hành động của Trung Quốc trong năm 2017 cho thấy nước này hoàn toàn
có thể đơn phương phá vỡ thỏa thuận nếu muốn. Việc từ chối chia sẻ dữ
liệu thủy văn với Ấn Độ là một ví dụ điển hình. Có thể thấy Trung Quốc
đang sử dụng những nguồn nước liên quốc gia làm công cụ" ngoại giao
cưỡng chế".
Một ví dụ khác là Trung Quốc đã chia cắt dòng chảy của một chi lưu
sông Brahmaputra để hoàn thành một dự án đê đập lớn hồi năm 2016, và
hiện nay đang tiếp tục tiến hành chia cắt một chi lưu khác, sông Lhasa,
để xây dựng một loạt các hồ nhân tạo.
Với những động thái âm thầm, Trung Quốc thực chất đang áp dụng binh pháp Tôn Tử: "Mọi cuộc chiến đều dựa trên những điều lừa bịp".
Do đó, cần gia tăng áp lực quốc tế đối với Bắc Kinh để kiềm chế cơn
thèm khát tài nguyên của Trung Quốc, và đảm bảo nước này tôn trọng môi
trường và quyền lợi của các quốc gia ở khu vực hạ lưu.
*Brahma Chellaney là một nhà địa chính trị và là tác giả của 9 cuốn sách, trong đó có Water: Asia’s New Battleground (Tạm dịch: Nguồn nước: Chiến trường mới ở Châu Á), đã giành giải thưởng Bernard Schwartz Book Award.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu
Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Bài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa