Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

Radio FM 974 – Melbourne : Kenya: Kibera – Nơi Cảnh Sát Giết Dân Không Cần Án Lệnh


Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 12/08/2019
 Buổi họp giữa cảnh sát và người dân sống tại Kibera, khu nhà ổ chuột lớn nhất ở Kenya, nơi có con số tội phạm nhiều hơn hết nhưng phần lớn không được báo cáo, diễn ra gần nữa ngày mà chưa có kết quả gì khả quan. Mục đích của buổi họp lần này là cảnh sát kêu gọi cư dân ở đây giúp họ trong việc giải quyết vấn nạn tội phạm hình sự mà mức độ xem ra ngày càng tăng quá nhiều.

Một người trẻ hậm hực, lập đi lập lại hỏi tại sao cảnh sát nhận hối lộ và tống tiền dân sống ở khu này, người khác la lớn, tại sao cảnh sát cho bọn băng đảng mướn súng, vì vậy mới có bạo động giết người, những người như vậy không đủ tư cách làm cảnh sát viên, sĩ quan thanh tra Sulwe của sở cảnh sát Kibera gật đầu cho biết, chính quyền đang làm những gì tốt nhất để loại bỏ những chuyện này. Nhưng người dân ở đây muốn thấy nhiều hơn là những gì cảnh sát đã làm, họ nói về con số người bị cảnh sát bắn chết hay là những vụ xử tử ngoài vòng pháp luật như dân địa phương gọi, thanh tra Sulwe giải thích, điều mà người dân nhắm vào mà không tự hỏi lấy mình, nếu họ báo cáo với cảnh sát là có ai đó ăn trộm, hiếp dâm hay cướp giựt, yêu cầu cảnh sát bắt nhưng không có bằng chứng gì hết, quan tòa sẽ hỏi bằng chứng, nếu không có thì thả ra rồi tên bị tố cáo sẽ phạm tội nữa, cứ như vậy.

Người dân đơn cử trường hợp của Carilton Maina, 23 tuổi bị cảnh sát bắn chết vài tháng trước đây, yêu cầu viên thanh tra giải thích, tại sao không bắt giam mà lại bắn anh ta chết. Maina là một người ham chuộng đá banh, học ở trường đại học Leeds, trên đường về sau khu xem trận đấu chiều đó với bạn bè ở Kibera, không biết có trục trặc gì với cảnh sát, họ đã bắn anh vào ngực và đầu, chính quyền nói Miana là thành viên của nhóm băng đảng ở khu nhà ổ chuột, nhưng dân chúng tại đây, những người biết rành Maina đã bác bỏ điều này. Thanh tra Sulwe xác nhận, khi cảnh sát xét nhà Maina, cảnh sát không sai chút nào, hiện trạng tội phạm rõ ràng ở đó, có vài thứ của băng đảng hình sự, thường thường khi cảnh sát đến bắt họ sẽ nổ súng, chẳng lẽ cảnh sát bỏ chạy trốn à, không phải vậy, cảnh sát không bỏ chạy mà bắn trả lại, ông kêu người dân hảy tin vào họ, nếu cảnh sát không giết bọn này thì bọn này sẽ giết họ.

Người chuyên thu thập dữ kiện, có thể có được thống kê tương đối về cảnh sát, tin tức và cũng như tường thuật nhưng khó mà có được con số tin tức chính xác về các vụ bạo động, giết chóc tại 10 khu nhà ổ chuột ở Kenya. Phần lớn những vụ giết người đều không có tố cáo hay người chết được thân nhân chôn cất một cách âm thầm, họ không dám nói gì hết vì sợ bị trả thù. Không phải chỉ có dân tại khu Kibera sống trong hoàn cảnh này, tại Pangani, một khu ổ chuột khác ở đông bắc thủ đô Nairobi, phần lớn là người sắc tộc Somali, họ cũng lên tiếng than phiền không ít, ở đây có một đơn vị cảnh sát đặc biệt như “Pangani 6” do hạ sĩ Ahmed Rachid chỉ huy, bị tố cáo có can dự trong nhiều vụ giết người ngoài vòng pháp luật. Rachid đã công khai nhìn nhận rằng, sứ mạng của anh ta là trừ dẹp các nhóm băng đảng trên đường phố và tội phạm hình sự, anh ta cho biết, những tên nào có tên trong sổ bìa đen tội phạm thì đơn vị cảnh sát Pangani 6 phải bắt cho được, bắt sống hay giết chết, Rachid nói điều này với toán quay phim truyền hình sau khi họ quay phim được hình anh ta bắn một người tình nghi không có vũ khí, đó là chuyện của năm 2017 nhưng cho tới năm 2019 mọi chuyện về cảnh sát Kenyan không có gì thay đổi. Cũng có nhiều cáo buộc từ người dân, nhiểu sĩ quan cảnh sát có dinh líu tới các vụ cướp bóc, họ cũng lợi dụng quyền thế giải thoát các sĩ quan phạm tội ra khỏi trại tạm giam và trong một trường họp đáng nói là, một nghi can hình sự bị bắt cóc tại bệnh viện và xác chết của người này được tìm thấy vài ngày sau đó.
Độ chừng có khoảng 2 triệu rưỡi người sống tại các khu nhà ổ chuột ở Nairobi, chiếm hai phần ba dân số thủ đô. Khu lớn và đông nhất là khu Kibera, nghèo khó và mức độ phạm pháp hiện trên đà càng ngày tăng lên, ban ngày bảo vệ người dân khỏi tay băng đảng nhưng sau lưng,cảnh sát lại cho phép nhiều sĩ quan tống tiền chủ nhân hàng quán, vốn đã quá chật vật sống còn, về đêm thì, băng đảng lộng hành ra tay cướp bóc, hảm hiếp và tống tiền, cảnh sát làm ngơ tránh đụng độ, ở ngoài khu dân cư chỉ đến khi nào thật sự cần thiết với số quân vừa đủ cho nhóm băng đảng né mặt vậy thôi. Bên cạnh đó, thêm vào các vụ bạo dộng đó, khu dân cư Kibera còn phải chịu đựng chuyện khác, cái gọi là bạo động chính trị, cứ mỗi bốn năm có bầu cử, nhóm ứng cử viên bị tố cáo là dùng các nhóm băng đảng để hốt phiếu, phe này tấn công phe kia tạo nên tình trạng hổn loạn sợ hãi, làm cho Kibera trở thành một cái thùng chất nổ ngầm trên đất Kenya. Trong mùa bầu cử, nhóm ứng cử viên tới các khu ổ chuột nhu khu Kibera, họ tạo cho nhóm dân Kikuyu chống nhóm Luyha, nhóm Nubians chống Luo, gây ra hổn loạn tới tấp, không màng tới chuyện giết chóc chết người, đám chinh trị gia này, theo lời ông Kennedy Odede, người sáng lập tổ chức từ thiện Shofco ở Kibera, họ tới đây làm cho anh em cầm mã tấu giết nhau trong khi đó họ ngồi uống rượu tại khách sạn Serena cười thỏa chí. Ông đau lòng nói thêm, khi Kibera khóc thỉ cả nước Kenya khóc, người ta quá quen chuyện giết nhau rồi.
Tại Kibera, có rất ít vụ pham tội hình sự được báo cáo hay lưu giữ hồ sơ thay vì vậy, cảnh sát nhìn nhận, họ có một “cuốn sổ đen”, có tên những người phạm tội, và cảnh sát cho biết, một khi tên của ai đó tìm thấy trong cuốn sổ này, thì rấ khó mà gạch bỏ nó đi. Nếu cảnh sát thấy được ai đó bị buộc tội trôm cướp thì họ sẽ tới gặp cha mẹ người đó để cảnh cáo trước, nếu cha mẹ không có hành động gì, cảnh sát sẽ bắt người phạm tội và tức khắc ra tay hành động nhưng không nói rõ “hai chữ hành động” có nghĩa gì. Cũng vậy, nếu có tên trong “cuốn sổ đen” là kể như người đó sẽ bị cảnh sát giết trừ khi người đó có đủ tiền nộp để loại tên ra, nếu không, cảnh sát sẽ săn lùng, bắn chết rồi bỏ một khẩu súng lục trên xác, tuyên bố với công chúng, người chết này đang có hành động khủng bố hay đã bị buộc tội hình sự nguy hiểm. Con số chính xác vụ giết người và mất tích trên khắp Kenya là bao nhiêu không ai biết, theo giới quan sát độc lập, họ ước đoán giữa năm 2013 và 2017, có ít nhất 765 người đã bị cảnh sát bắn chết, trong số này 572 người chết theo kiểu xử tử giống như trường hợp cái chết của anh Maina.

Theo tổ chức Democracy in Afirca, nạn nhân thường là những người từ 18 tới 24 tuổi, bị bắn chết, theo cảnh sát thì, họ “trên đường tiến tới phạm tội”. Hầu hết các trường hợp xảy ra được báo cáo bởi mẹ hay vợ của nạn nhân chứ không phải do cảnh sát. Thanh tra Sulwe và các sĩ quan dưới quyền cố gắng trao đổi sự việc với cư dân khu Kibera, một cựu giáo viên có mặt trong buổi họp, sau khi nghe hai bên bàn luận, chủ quan tin rằng cảnh sát và cư dân ở đây có thể cùng hợp tác với nhau hóa giải các tranh chấp địa phương và giảm thiểu tội phạm hình sự, ông này cũng nhận thấy, những người cảnh sát bị giết xem ra không vì lý do chính đáng nào khác hơn là vì họ thi hành bổn phận, vì thế cộng đồng cư dân cần phải tin tưởng việc làm của cảnh sát và ngược lại cảnh sát các cấp phải chấp hành đúng theo luât pháp đề ra. Tổ chức Democracy in Africa cũng nói thêm, tất cả người dân Kenyan, không phải chỉ có những người giàu, có quyền được an toàn trước các vụ bắn giết vô luật pháp, tra tấn và đối xử tồi tệ.

Trong một bản văn trả lời việc này, phát ngôn nhân của lực lượng cảnh sát Kenya nói rằng, chính phủ không có chính sách, lệnh lạc hay hướng dẫn nào ủng hộ việc giết người vô luật pháp. Quốc hội Kenya có một ủy ban kiểm soát theo dỏi hoạt động của ngành cảnh sát từ trước tới giờ, và hiện cũng là quốc gia đứng đầu trong việc theo phương thức hành xử của quốc tế trong việc chấp hành bảo vệ luật pháp trên khắp lục địa châu Phi.

Tuy nhiên về sự việc xảy ra ở khu nhà ổ chuột Kibera, bản văn này, cảnh sát không trực tiếp nói về nó nhưng cho rằng, những cáo buộc, tường trình vô căn cứ, thiếu bằng chứng về việc làm của cảnh sát không chỉ làm mất đi hình ảnh tốt đẹp của lực lượng này mà còn làm cho người ngoại quốc lo ngại, không còn muốn đầu tư hay đi du lịch đến đất nước Kenya.


Thuyên Huy
Mon 12.08.19 
Xem CCTG  5/8/2019 Trung Cộng: Đường Tới Xinjiang – Công An Giả Dạng Thường Dân Chận Người Đi Tìm Sự Thật

1 nhận xét:

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...